Chương trình thạc sĩ Quản trị tài chính –Master of Financial Management (MFM) được đào tạo song ngữ và là chương trình học toàn phần tại Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viên hoàn thành khoá học sẽ được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng thạc sĩ Quản trị Tài chính. Học viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về phân tích, tư vấn để giải quyết những vấn đề tài chính, đầu tư, kinh doanh trong doanh nghiệp, đồng thời được rèn luyện kỹ năng, phẩm chất để có đủ điều kiện làm việc ở những vị trí quản lý trong ngân hàng, tổ chức tài chính, và các loại hình doanh nghiệp khác
Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới về thạc sỹ Quản trị tài chính, vừa đảm bảo tính hiện đại và đồng thời có khả năng ứng dụng cao ở Việt Nam. Bên cạnh các nội dung kiến thức phù hợp với xu thế thời đại, chương trình thạc sỹ Quản trị tài chính còn chú trọng đào tạo kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; kĩ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo. Học viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
THÔNG TIN CHUNG
Ngành đào tạo: | Quản trị Tài chính |
Thời gian đào tạo: Ngôn ngữ đào tạo: | 24 tháng, gồm 18 tháng học trên lớp (Học ngoài giờ hành chính) và 6 tháng làm luận văn tốt nghiệp Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh |
Mô hình đào tạo: | Học toàn phần tại Trường Quốc tế |
Văn bằng: | Thạc sĩ Quản trị tài chính do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp (tiếng Anh: Master of Financial Management) |
Chỉ tiêu tuyển sinh: | 20 sinh viên/khoá |
Văn bản pháp lý : | Quyết định số 218/QĐ-ĐHQGHN ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Giám đốc ĐHQGHN về việc phê duyệt Đề án mở chương trình đào tạo chất lượng cao theo đặc thù đơn vị đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính |
– Lịch học bố trí linh hoạt vào buổi tối/cuối tuần và được bố trí phù hợp nhất đảm bảo các điều kiện học tập tốt nhất cho học viên, hoàn toàn phù hợp nhóm đối tượng học viên đang đi làm;
– Khối lượng kiến thức và kỹ năng cô đọng, cập nhật. Lộ trình học tập, thời gian rõ ràng, giúp học viên chủ động được công việc;
– Chương trình được đào tạo song ngữ Việt – Anh, phù hợp với những đối tượng ứng viên có trình độ tiếng Anh cơ bản, giúp học viên nâng cao trình độ tiếng Anh khi tham gia học tập;
– Chương trình được xây dựng dựa trên thực tiễn, giúp học viên nắm vững kiến thức và xây dựng networking phong phú ngay trong quá trình học với các chuyên gia,nhà quản lý từ nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề;
– Điều kiện đầu vào chương trình khá mở;
– Học phí đóng trọn gói, chắc chắn không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác trong quá trình học tập;
– Đào tạo theo phương thức tín chỉ;
– Giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh bởi các giáo sư, tiến sĩ của VNU-IS và trường đối tác, đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, có phương pháp giảng dạy, truyền đạt dễ hiểu, lý thú.
* Về kiến thức
– Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị tài chính
– Có kỹ năng thực hành quản trị chuyên nghiệp và hiệu quả để có thể trở thành các doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp với tầm nhìn và tri thức về quản trị kinh doanh trong môi trường toàn cầu, có năng lực điều hành và tổ chức thực thi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
– Khả năng nhận được học bổng toàn phần và học bổng từ Trường Quốc tế.
– Khả năng theo học tiến sĩ hoặc làm việc trên khắp thế giới sau khi tốt nghiệp
* Về nghề nghiệp
– Sau khi hoàn thành chương trình, học viên có thể đảm nhiệm các vị trí cán bộ chuyên trách hoặc nhà quản lí trong lĩnh vực tài chính và đầu tư theo định hướng ứng dụng hoặc định lượng cả ở khu vực tư nhân và nhà nước. Ngoài ra, học viên cũng có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu ở mức độ sâu hơn và trình độ cao hơn.
– Cơ hội mở rộng các mối quan hệ phục vụ đắc lực trong công việc và học tập đến từ Hệ thống mạng lưới cộng đồng học viên, cựu học viên, các mối quan hệ tốt, chất lượng để phát triển nghề nghiệp, đẩy mạnh các hợp tác.
Về kiến thức và năng lực chuyên môn
- Khối kiến thức chung trong toàn ĐHQGHN
– Hiểu và vận dụng kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo của ĐHQGHN.
– Học viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
- Khối kiến thức cơ sở
– Học viên hiểu và vận dụng kiến thức nền tảng và nâng cao về phân tích kinh tế vi mô và vĩ mô; về tài chính doanh nghiệp; về kế toán quản trị; về phương pháp phân tích định lượng ứng dụng vào phân tích các vấn đề phân tích kinh tế và tài chính.
– Học viên nắm và vận dụng các kiến thức chuyên sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp; kiến thức về chiến lược kinh doanh và quản lí doanh nghiệp.
- Khối kiến thức chuyên ngành
– Học viên tốt nghiệp hiểu các kiến thức nền tảng và nâng cao về các vấn đề liên quan trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
– Học viên hiểu và vận dụng kiến thức bao gồm phân tích và quản trị danh mục đầu tư, các thị trường và thể chế tài chính, quản trị rủi ro.
– Học viên biết được các kiến thức bổ trợ quan trọng liên quan trực tiếp tới hoạt động quản trị tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm thuế công ty, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, các công cụ đầu tư tài chính, quản trị các tổ chức/định chế tài chính, quản trị tài chính quốc tế, kiểm soát/quản trị công ty đại chúng (corporate governance).
- Khối kiến thức tốt nghiệp (luận văn)
– Học viên hiểu kiến thức chuyên sâu về vấn đề mình nghiên cứu trên cơ sở lựa chọn một chủ đề nghiên cứu gắn với chuyên ngành quản trị tài chính;
– Học viên nhận diện vấn đề.
– Học viên có kỹ năng thu thập và xử lí số liệu.
– Học viên ứng dụng kiến thức chuyên sâu để giải quyết vấn đề.
Về kĩ năng
Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kĩ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo.
- Kĩ năng nghề nghiệp
– Kĩ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề: Kết thúc chương trình, học viên lập kế hoạch công việc nói chung, kế hoạch chiến lược, quản lí kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp; tổ chức/ sắp xếp công việc, xây dựng đội ngũ vững mạnh, tạo động lực/ quản lí người lao động; nhận thức và bắt kịp với sự thay đổi của môi trường, lập và quản lí ngân sách, quản lí các dự án tài chính và đầu tư tài chính.
– Khả năng lập luận tư duy trong giải quyết vấn đề: Học viên ứng dụng tư duy logic trong nhận diện các vấn đề quản lí và quản lí tài chính, đầu tư;
– Phân tích và đánh giá các vấn đề quản lí tài chính trên nền tảng các kiến thức đã có;
– Nghiên cứu đưa ra phương án giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp, kiến nghị.
– Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: Kết thúc chương trình, học viên có khả năng nghiên cứu, cập nhật kiến thức từ nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp/ sơ cấp, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức.
– Kĩ năng tư duy một cách hệ thống: Học viên có khả năng phân tích vấn đề theo logic, có so sánh phân tích với các vấn đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ.
– Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến cơ sở làm việc, ngành nghề: Học viên có khả năng nhận biết và hiểu tác động của hoạt động tài chính đến xã hội và các yêu cầu của xã hội về nghề tài chính; của bối cảnh lịch sử, văn hóa dân tộc, các vấn đề và giá trị thời đại, bối cảnh toàn cầu…tác động lên hoạt động tài chính và ngược lại.
– Kĩ năng nhận biết, phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc (cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức): Học viên có thể nhận biết và phân tích các yếu tố bên trong (như yếu tố văn hóa tổ chức, chiến lược phát triển đơn vị, mục tiêu, kế hoạch của đơn vị), các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp/tổ chức (tình hình kinh tế vĩ mô, yếu tố văn hóa quốc gia, pháp luật, công nghệ, cạnh tranh, ngành nghề v.v) ảnh hưởng tới hoạt động chung của tổ chức và hoạt động quản trị tài chính.
– Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Học viên có khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức, công cụ, kĩ năng quản trị tổ chức và tài chính vào thực tiễn hoạt động trong doanh nghiệp;
– Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp: Học viên có khả năng nghiên cứu cải tiến hoặc phát minh sáng tạo trong hoạt động quản trị tài chính; Cập nhật, dự đoán xu thế phát triển của nghề tài chính trong và ngoài nước, làm chủ các công cụ và phần mềm phân tích tài chính.
- Kĩ năng mềm
– Kĩ năng tự chủ: Học viên hình thành kĩ năng tự chủ trong công việc, nghiên cứu đào sâu kiến thức và học tập suốt đời;
– Kĩ năng làm việc theo nhóm: Học viên có các kĩ năng làm việc nhóm báo gồm hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kĩ năng làm việc với các nhóm khác nhau;
– Kĩ năng quản lí và lãnh đạo: Học viên sẽ có các kĩ năng quản lí và lãnh đạo như điều khiển, phân công, đánh giá hoạt động nhóm và tập thể; tạo động lực, thu hút, thuyết phục nhân viên; ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp;
– Kĩ năng giao tiếp: Học viên sẽ có được các kĩ năng thuyết trình, lập luận sắp xếp ý tưởng và giao tiếp bằng văn bản;
– Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: Học viên sẽ có khả năng áp dụng hiệu quả tiếng Anh trong công việc.
Về phẩm chất đạo đức
- Phẩm chất đạo đức cá nhân
– Học viên mang phẩm chất đạo đức tích cực, phù hợp với ngành tài chính như thận trọng, biết phân tích và lường trước các rủi ro; chấp nhận rủi ro trong điều kiện cho phép; có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói chung như: linh hoạt, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo v.v.
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
– Học viên thể hiện đạo đức nghề nghiệp tích cực như trung thực, thận trọng, tôn trọng và tuân thủ các quy định nghề nghiệp, vì lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội; có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động.
- Phẩm chất đạo đức xã hội
– Học viên sẽ có đạo đức xã hội tích cực như có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng.
STT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | Số giờ tín chỉ | Học phần tiên quyết | ||
Lí thuyết (1) | Thực hành (2) | Tự học (3) | |||||
I. | Khối kiến thức chung (9 tín chỉ) | ||||||
1 | PHI5002 | Triết học Philosophy | 4 | 45 | 30 | 125 | |
2 | INS5001 | Tiếng Anh B2 English B2 | 5 | 45 | 60 | 145 | |
II. | Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (33 tín chỉ) | ||||||
II.1. | Khối kiến thức cơ sở (15 tín chỉ) | ||||||
Các học phần bắt buộc (9 tín chỉ) | |||||||
3 | INS6049 | Phân tích kinh tế Economic Analysis | 3 | 30 | 30 | 90 | |
4 | INS6057 | Tài chính doanh nghiệp nâng cao Advanced Corporate Finance | 3 | 30 | 30 | 90 | |
5 | INS6058 | Phân tích tài chính Financial Analysis | 3 | 30 | 30 | 90 | |
Các học phần lựa chọn (6/15 tín chỉ) | |||||||
6 | INS6059 | Các phương pháp định lượng trong Quản trị và Tài chính Quantitative Methods in Management and Finance | 3 | 30 | 30 | 90 | |
7 | INS6060 | Kế toán quản trị Management Accounting | 3 | 30 | 30 | 90 | |
8 | INS6061 | Hành vi tổ chức Organizational Behavior | 3 | 30 | 30 | 90 | |
9 | INS6062 | Lãnh đạo Leadership | 3 | 30 | 30 | 90 | |
10 | INS7093 | Marketing số Digital Marketing | 3 | 30 | 30 | 90 | |
II.2. | Khối kiến thức chuyên ngành (18 tín chỉ) | ||||||
Các học phần bắt buộc (9 tín chỉ) | |||||||
11 | INS7094 | Phân tích đầu tư và quản trị danh mục đầu tư Investment Analysis & Portfolio Management | 3 | 30 | 30 | 90 | |
12 | INS7095 | Hoạch định và quản trị chiến lược Strategic Planning and Management | 3 | 30 | 30 | 90 | |
13 | INS7096 | Quản trị rủi ro tài chính Financial Risk Management | 3 | 30 | 30 | 90 | |
Các học phần lựa chọn (9/21 tín chỉ) | |||||||
14 | INS7015 | Thị trường và các tổ chức trung gian tài chính quốc tế International Financial Markets and Institutions | 3 | 30 | 30 | 90 | |
15 | INS7090 | Thuế Taxation | 3 | 30 | 30 | 90 | |
16 | INS7098 | Tài chính phái sinh Financial Derivatives | 3 | 30 | 30 | 90 | |
17 | INS7099 | Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Mergers & Acquisitions | 3 | 30 | 30 | 90 | |
18 | INS7102 | Kiểm soát quản trị Corporate Governance | 3 | 30 | 30 | 90 | |
19 | INS7039 | Quản trị tài chính quốc tế International Financial Management | 3 | 30 | 30 | 90 | |
20 | INS7021 | Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao Advanced International Human Resource Management | 3 | 30 | 30 | 90 | |
III. | Khối kiến thức tốt nghiệp (18 tín chỉ) | ||||||
21 | INS7091 | Thực tập thực tế 1 Internship 1 | 4 | 15 | 0 | 185 | |
22 | INS7092 | Thực tập thực tế 2 Internship 2 | 5 | 0 | 0 | 250 | |
23 | INS7209 | Đề án tốt nghiệp Thesis | 9 | 0 | 0 | 450 | |
Tổng | 60 |
Ghi chú:
*Học phần tiếng Anh B2 gồm 5 tín chỉ. Kết quả đánh giá học phần này không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.
*Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
(1): Lý thuyết
(2): Thực hành, Thí nghiệm, Thảo luận
(3): Thực tập, Nghiên cứu, Tự học có kiểm tra đánh giá
Chương trình áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến được xây dựng phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo văn bản hướng dẫn số 2640/SĐH ngày 28/12/2006 của ĐHQGHN đối với bậc đào tạo sau đại học, quyết định số 1777/QĐ- ĐHQGHN về quản lí và tổ chức đào tạo liên kết quốc tế. Đặc biệt, chương trình thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin của học viên, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.
Chương trình có định hướng ứng dụng vì vậy, học viên sẽ được khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.
Ngoài ra, trong quá trình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, đội ngũ giảng viên tham gia chương trình còn giúp học viên sử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến nhằm truyền thụ và tạo lập cho học viên niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học, trau dồi tư duy khoa học và năng lực sáng tạo.
Phương thức kiểm tra, đánh giá
Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo đúng quy định của ĐHQGHN
– Kiểm tra kiến thức được tiến hành dưới dạng bài thi trắc nghiệm, bài thi tự luận (bài tập tính toán và nêu các lập luận) hoặc dạng câu hỏi ngắn, tiểu luận, báo cáo.
– Đề thi, kết quả chấm thi do các giảng viên trực tiếp giảng dạy đảm nhiệm, được Trường Quốc tế phê chuẩn.
– Thời lượng thi: 90 phút – 180 phút.
– Các kỳ thi được tổ chức sau khi hoàn thành xong ba hoặc bốn học phần . Mỗi kỳ thi sẽ được tổ chức vào hai ngày cuối tuần và cho những học phần đã hoàn thành ngay trước đó.
Sau khi hoàn thành hết các học phần , học viên phải viết luận văn tốt nghiệp . Học viên phải nộp 03 bản luận văn và nộp kèm bản tóm tắt luận văn. Hội đồng đánh giá kết quả của luận văn
Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình là những nhà giáo có tên tuổi trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, trình độ từ tiến sỹ trở lên, được đào tạo ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada… Các giảng viên đều đạt chuẩn về ngoại ngữ để giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh, đồng thời có kiến thức chuyên môn sâu cũng như kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy. Ngoài ra, Trường còn có sự trao đổi giảng viên với một sô trường đại học danh tiếng nước ngoài để đưa giảng viên nước ngoài cũng phụ trách giảng dạy một số môn học trong chương trình. Tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia chương trình chiếm khoảng 30%. Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước đã tạo nên một cộng đồng và môi trường giáo dục quốc tế tại Trường.
Chương trình Thu hút học giả của Đại học Quốc gia Hà Nội đặt tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN (gọi tắt là Chương trình) ra đời với mục đích phát huy kinh nghiệm, năng lực, trí tuệ của các học giả đang làm việc tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới để đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chương trình đồng thời giúp tăng cường chỉ số hội nhập quốc tế của ĐHQGHN nói chung và Trường Quốc tế nói riêng, tạo động lực, môi trường đào tạo và nghiên cứu quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Trường, tiếp nhận chuyển giao công nghệ giảng dạy, nghiên cứu tiên tiến, quản trị đại học của nước ngoài, tăng cường tỷ lệ giảng viên đến từ các trường đại học uy tín nước ngoài giảng dạy tại Trường.
Các học giả của Chương trình tham gia giảng dạy toàn bộ thời lượng một học phần hoặc phối hợp giảng dạy cùng giảng viên Trường Quốc tế trong các chương đào tạo triển khai tại Trường. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện với phương châm khuyến khích giảng viên của Trường Quốc tế tham gia cùng soạn bài giảng và giảng dạy, hướng dẫn học viên. Trong quá trình này, học viên và giảng viên Trường Quốc tế sẽ trải nghiệm những phương pháp làm việc, cách tiếp cận mới hiện đang được áp dụng tại các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.
Để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này, các học giả của Chương trình sẽ được ưu tiên sắp xếp giảng dạy những môn học mới hoặc đòi hỏi cập nhật phương pháp làm việc, kiến thức mới một cách thường xuyên hoặc những học phần mà hiện nay ở Việt Nam còn thiếu nguồn giảng viên có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu của học phần và của Chương trình.
Đội ngũ cán bộ cơ hữu Trường Quốc tế – ĐHQGHN tham gia đào tạo
STT | Họ và tên | Năm sinh | Học hàm, năm phong | Học vị, nước, năm tốt nghiệp | Chuyên ngành |
1. | Nguyễn Văn Định | 1966 | PGS, 2006 | TS, Việt Nam, 2001 | Quản trị tài chính |
2. | Nguyễn Phú Hưng | 1975 | TS, Mỹ, 2008 | Quản trị kinh doanh và Tài chính. | |
3. | Phạm Thị Liên | 1974 | TS, Úc, 2008 | Quản trị Kinh doanh | |
4. | Mai Anh | 1977 | TS, Pháp, 2011 | Quản trị kinh doanh | |
5. | Nguyễn Hải Thanh | 1956 | PGS, 2003 | TS, Ấn Độ, 1996 | Toán ứng dụng |
6. | Nguyễn Thị Nhân Hòa | 1963 | TS, Úc, 2008 | Ngôn ngữ Anh | |
7. | Lê Đức Thịnh | 1979 | TS, Mỹ, 2013 | Toán | |
8. | Phạm Thị Thủy | 1965 | TS, Việt Nam, 2015 | Ngôn ngữ Anh |
Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm thuộc ĐHQGHN tham gia đào tạo
STT | Họ và tên | Năm sinh | Học hàm, năm phong | Học vị, nước, năm tốt nghiệp | Chuyên ngành |
1. | Đào Thị Bích Thủy | 1974 | TS, Úc, 2000 | Kinh tế | |
2. | Trần Huy Phương | 1981 | TS, Nhật Bản, 2013 | Quản trị kinh doanh, | |
3. | Phạm Xuân Hoan | 1968 | TS, Úc, 2007 | Kinh tế | |
4. | Ngô Vi Dũng | 1981 | TS, Bỉ, 2012 | Kinh tế và Quản lí | |
5. | Vũ Đức Nghĩa | 1979 | TS, Việt Nam, 2012 | Kinh tế | |
6. | Đào Tùng | 1977 | TS, Pháp, 2005 | Quản trị kinh doanh/ Marketing |
Giảng viên ngoài ĐHQGHN tham gia đào tạo
STT | Họ và tên | Năm sinh | Học hàm, năm phong | Học vị, nước, năm tốt nghiệp | Chuyên ngành |
1. | Nguyễn Thị Nguyệt | 1978 | PGS, 2015 | TS, Áo, 2011 | Kinh tế học |
2. | Đào Thị Thanh Bình | 1973 | TS, Pháp, 2009 | Tài chính | |
3. | Hoàng Gia Thư | 1977 | TS, Mỹ, 2012 | Tâm lí học ứng dụng | |
4. | Nguyễn Việt Dũng | 1974 | PGS, 2012 | TS, Pháp, 2005 | Tài chính |
5. | Trần Thăng Long | 1976 | TS, Úc, 2014 | Kinh tế | |
6. | Lý Phương Duyên | 1974 | PGS, 2015 | TS, Việt Nam, 2010 | Tài chính – Tín dụng |
Giảng viên nước ngoài tham gia đào tạo
STT | Họ và tên | Năm sinh | Học hàm, năm phong | Học vị, nước, năm tốt nghiệp | Chuyên ngành |
1. | Nguyễn Đức Khương | 1978 | GS, 2010 | TS, Pháp, 2005 | Tài chính |
2. | Sabri Boubaker | 1972 | GS, 2010 | TS, Pháp, 2006 | Tài chính |
3. | Stephane Goutte | 1982 | PGS, 2014 | TS, Pháp, 2010 | Toán và toán ứng dụng |
4. | Yves Peraudeau | 1956 | PGS, 2000 | TS, Pháp, 1986 | Kinh tế |
5. | Nguyễn Huy Sinh | 1950 | TS, Mỹ, 2008 Việt kiều Mỹ. Chuyên gia kí hợp đồng giảng dạy lâu dài tại Trường Quốc tế | Luật |
Chương trình tuyển chọn các ứng viên đã tốt nghiệp đại học, đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội quy định, theo phương thức xét tuyển qua hai vòng: xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn.
Điều kiện xét tuyển:
- Điều kiện tuyển thẳng
1.1. Điều kiện về văn bằng đại học
Tốt nghiệp đại học chính quy các ngành phù hợp của ĐHQGHN hạng Giỏi trở lên, bao gồm các ngành Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế (định hướng tài chính), Kế toán – Phân tích – Kiểm toán, trong thời hạn 12 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ).
1.2. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)
Có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ (quy định tại mục 2.2 của Thông báo này) tại thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.
1.3. Quy định về điểm thưởng
– Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:
+ Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.
+ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.
– Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm.
– Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.
- Điều kiện xét tuyển
2.1. Điều kiện về văn bằng đại học
– Nhóm 1: Có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành thuộc nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; nhóm ngành Kinh doanh, Kinh tế học có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính; ngành Kế toán – Phân tích – Kiểm toán đủ điều kiện xét tuyển và không phải học bổ sung kiến thức.
– Nhóm 2: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh doanh, Kinh tế học (không định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính), nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán, và các ngành: Quan hệ quốc tế, Quản trị nhân lực, Luật kinh tế, Khoa học quản lý, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống được xét tuyển sau khi hoàn thành bổ sung kiến thức 03 học phần (09 tín chỉ).
TT | Học phần | Số tín chỉ |
1 | Kinh tế tiền tệ – ngân hàng | 3 |
2 | Quản trị học | 3 |
3 | Tài chính doanh nghiệp | 3 |
Tổng cộng | 9 |
– Nhóm 3: Đối với các trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác, nếu được Hội đồng tuyển sinh sau đại học và Đại học Quốc gia Hà Nội đồng ý, đủ điều kiện xét tuyển sau khi hoàn thành bổ sung kiến thức 07 học phần (21 tín chỉ).
TT | Học phần | Số tín chỉ |
1 | Kinh tế tiền tệ – ngân hàng | 3 |
2 | Quản trị học | 3 |
3 | Tài chính doanh nghiệp | 3 |
4 | Toán xác suất và thống kê | 3 |
5 | Nguyên lí kế toán | 3 |
6 | Nguyên lí marketing | 3 |
7 | Kinh tế học | 3 |
Tổng cộng | 21 |
Lưu ý:
– Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
– Ứng viên thuộc diện phải học bổ sung kiến thức được xem xét miễn các học phần tương đương đã tích lũy ở bậc đại học, được thể hiện trong phụ lục cấp kèm theo bằng tốt nghiệp đại học.
2.2. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)
- Đối với người dự tuyển chương trình đào tạo được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt:
Yêu cầu năng lực tiếng Anh từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được minh chứng bằng một trong các loại văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Sư phạm tiếng Anh hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
– Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (tham khảo phụ lục 1 và phụ lục 2) và chứng chỉ được cấp theo đúng mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
– Chứng nhận VNU test bậc 3 trở lên (tiếng Anh và các ngoại ngữ khác) trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Đối với người dự tuyển chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh (trừ học phần thuộc khối kiến thức chung):
Yêu cầu năng lực tiếng Anh từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được minh chứng bằng một trong các loại văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành Ngôn ngữ Anh hoặc ngành Sư phạm tiếng Anh hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh (trừ khối kiến thức chung);
– Chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương khác được ĐHQGHN công nhận trong thời hạn 2 năm tính từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày nộp hồ sơ;
– Thí sinh là người nước ngoài mà tiếng Anh là bản ngữ hoặc một trong các ngôn ngữ chính.
* Ghi chú: Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.
Lưu ý: Xác minh văn bằng, chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ của thí sinh trúng tuyển, nhập học theo quy định hiện hành của ĐHQGHN.
Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2024 là 112.500.000 VNĐ (Một trăm mười hai triệu năm trăm nghìn đồng chẵn)
Mức học phí trên không bao gồm kinh phí học bổ sung, chuyển đổi kiến thức, phí thi lại, phí học lại, phí gia hạn thời gian, phí bảo vệ lại luận án,… (khi học viên không đảm bảo đúng tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo).
Website: https://www.is.vnu.edu.vn/tuyen-sinh/tuyen-sinh-sau-dai-hoc/chuyen-trang-tuyen-sinh-sau-dai-hoc/
Email: tuyensinhthacsi@vnuis.edu.vn
Văn phòng tuyển sinh, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: (024) 367 20 999
Hotline:
086 658 7468