Tin học và Kĩ thuật máy tính


  • Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Tin học và Kĩ thuật máy tính

+ Tiếng Anh: Informatics and Computer Engineering

  • Mã số ngành đào tạo: Thí điểm
  • Danh hiệu tốt nghiệp: Tiến sĩ
  • Thời gian đào tạo: 3 năm
  • Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Tiến sĩ chuyên ngành Tin học và Kĩ thuật máy tính

+ Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Informatics and Computer Engineering

  • Đặc điểm của chương trình đào tạo:

+ Chương trình đào tạo do Đại học Quốc gia cấp bằng;

  • Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Quốc tế – ĐHQGHN.

Đối tượng tuyển sinh cho chương trình đào tạo Tiến sĩ Tin học và Kĩ thuật máy tính cần đáp ứng các điều kiện như sau:

– Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển (Phụ lục 1) hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của CTĐT định hướng nghiên cứu và các công trình công bố. Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.

(Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo Quy định hiện hành)

Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn Thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố hoặc có thời gian công tác từ 2 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.

Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ hướng tới chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt, cụ thể như sau:

– Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng Anh;

– Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ Anh hoặc ngành sư phạm ngôn ngữ Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

– Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho người Việt Nam do các cơ sở đào tạo trong nước cấp và được công nhận ở Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc nộp hồ sơ bảo vệ cấp cơ sở (hoặc seminar đánh giá tổng thể luận án);

– Các thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau đây được bổ sung văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo trong thời gian 24 tháng kể từ ngày công nhận nghiên cứu sinh:

+ Là tác giả hoặc đồng tác giả của ít nhất 01 công bố quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển

+ Tốt nghiệp các chương trình đào tạo Thạc sĩ hoặc cử nhân mà chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong vòng 2 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển

– Dự kiến 05-07 chỉ tiêu/năm.

– Thực hiện tuyển sinh nhiều lần trong năm theo hướng dẫn tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN ban hành hàng năm, có thể kết hợp thi tuyển và xét tuyển, có thể tuyển sinh trực tuyến.

– Hội đồng chuyên môn chịu trách nhiệm xét công nhận tương đương các học phần được bảo lưu hoặc phải học bổ sung thêm căn cứ thực tế nội dung đề cương mà học viên đã được đào tạo.

  • Giảng viên đại học, giáo viên tại các cơ sở giáo dục trong lĩnh vực Tin học và Kĩ thuật máy tính;
  • Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu, các bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty;
  • Chuyên gia nghiên cứu, phát triển các hệ thống công nghệ, điện gia dụng, nhà thông minh, mạch điều khiển trong công nghiệp, vi mạch, chip,…
  • Chuyên gia cao cấp trong các tập đoàn lớn về Tin học và Kỹ thuật máy tính trong nước và khu vực.
  • Chủ trì, tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu tầm quốc gia và quốc tế.
  • Làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (PostDoc) tại các trường đại học ở trong nước và nước ngoài;
  • Tự nghiên cứu và phát triển trong môi trường học thuật, xây dựng các hướng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề trong khoa học và thực tiễn.
  • Thời gian đào tạo Tiến sĩ cho người có bằng Thạc sĩ là 3 năm và cho người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm.
  • Các học phần bổ sung kiến thức, bồi dưỡng kiến thức của chương trình Tiến sĩ được giảng dạy trong năm đầu của thời gian đào tạo Tiến sĩ dạng 3 năm và năm thứ 2 cho dạng 4 năm.
  • Kế hoạch đào tạo:
Thời gianĐối tượng là Thạc sĩĐối tượng là cử nhân, kỹ sư
Năm thứ 1Hoàn thiện đề cương nghiên cứuHọc các học phần bổ túc kiến thức trong chương trình Thạc sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính
Học các học phần bổ sung (nếu có)
Biên soạn tài liệu tổng quan
Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu luận ánBiên soạn tài liệu tổng quan (một phần)
Thu thập và xử lý dữ liệu của đề tàiHoàn thiện đề cương nghiên cứu
Học các học phần bắt buộc, tự chọn
Thực hiện và báo cáo 3 chuyên đề Tiến sĩ
Viết bài báo để tham dự hội nghị, hội thảo khoa học
Năm thứ 2Viết bài báo để tham dự hội nghị, hội thảo khoa họcBiên soạn hoàn thiện tài liệu tổng quan
Tổng quan về luận ánNghiên cứu lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu luận án
Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chíThu thập và xử lý dữ liệu của đề tài
Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí trong nước và quốc tếHọc các học phần bồi dưỡng kiến thức
Thực hiện và báo cáo 3 chuyên đề Tiến sĩ
Năm thứ 3Viết và tổng hợp luận ánViết bài báo để tham dự hội nghị, hội thảo khoa học
Bảo vệ luận án ở cấp cơ sởBiên soạn luận án
Bảo vệ luận án cấp nhà nướcCông bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí
Năm thứ 4Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí
Viết và tổng hợp luận án
Bảo vệ luận án ở cấp cơ sở và cấp Nhà nước

Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngành đúngNgành phù hợp
Kĩ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Tin học và Kĩ thuật máy tính; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Kĩ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ kĩ thuật máy tính; Công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Tin học công nghiệp; Điện tử-viễn thông; Hệ thống thông tin quản lý;Toán tin; Toán ứng dụng; Toán cơ; Sư phạm Toán học; Toán-điều khiển máy tính; Thiết kế đồ họa; Công nghệ kỹ thuật điện, Điện tử; Điều khiển tự động; Truyền thông; Thương mại điện tử; Vật lý-tin học; Tin học môi trường; Tin học kinh tế; Tự động hoá; Xử lý thông tin; Kỹ thuật thông tin; Kỹ thuật viễn thông; Quản lí công nghệ thông tin; Phân tích dữ liệu kinh doanh; Toán kinh tế; Thống kê kinh tế; Tin học và tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật cơ điện tử; Kỹ thuật điện tử – viễn thông; Kỹ thuật y sinh; Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

 

 

Các trường hợp đặc biệt khác: Do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường Quốc tế thành lập tiểu ban chuyên môn xem xét, quyết định.

Yêu cầu về chất lượng luận án

  • Luận án được yêu cầu viết bằng tiếng Anh, khuyến khích có phản biện là các giáo sư hiện đang giảng dạy tại nước ngoài.
  • Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
  • Luận án tiến sĩ phải do nghiên cứu sinh thực hiện cùng với tập thể giáo viên hướng dẫn, phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo, hoặc giải quyết một vấn đề thực tiễn cấp bách đang đặt ra một cách sáng tạo. Trong đó chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, luận án có đóng góp về mặt lý luận, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu.

Cụ thể, có những yêu cầu về kết quả về nội dung như:

  • Chỉ ra được những đóng góp mới về mặt học thuật;
  • Vận dụng những phương pháp, công cụ toán học cơ bản để phân tích các quan điểm, cũng như kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án;

Từ kết quả phân tích ở trên, chỉ ra được hướng mới; xây dựng các thuật toán hoặc phương pháp mới, hoặc đề xuất các giải pháp mới có ý nghĩa khoa học để giải quyết các mục tiêu mà luận án đặt ra; đồng thời phải chứng minh chúng bằng lý luận toán học hoặc kết hợp với thực nghiệm máy tính.

Về hình thức, luận án tiến sĩ có khối lượng khoảng 150 trang A4 không kể phụ lục; trong đó trên 50% là trình bày các kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh. Bao gồm các phần với nội dung như:

  • Phần mở đầu: giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài;
  • Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án đã được công bố ở trong và ngoài nước, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu;
  • Nội dung, kết quả nghiên cứu (một hoặc vài chương): trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận và giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và bàn luận;
  • Kết luận và kiến nghị: trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo hoặc những nghiên cứu còn bỏ ngỏ cần đến sự tham gia của cộng đồng;
  • Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án;
  • Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án;
  • Phụ lục (nếu có).

Luận án tiến sĩ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.

  • Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể khác không phải là tập thể dưới sự lãnh đạo của người hướng dẫn (chính hoặc phụ) thì phải xuất trình với Nhà trường văn bản mà các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho phép nghiên cứu sinh sử dụng công trình này trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ.
  • Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Việc vi phạm quyền tác giả sẽ được xử lý theo quy định của Pháp luật. Để bảo đảm, luận án phải có lời cam đoan của tác giả về công trình khoa học của mình trình bày trong quyển luận án.

 

Yêu cầu về kiến thức chuyên môn

CĐR 1. Tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực tế tiên tiến, chuyên sâu, hiện đại thuộc lĩnh vực khoa học tính toán, phần cứng, phần mềm và ứng dụng;

CĐR 2. Đánh giá được các vấn đề khoa học ở cấp độ quốc tế và ứng dụng liên ngành rộng rãi;

CĐR 3. Vận dụng được kiến thức về điều hành, quản lý các công việc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới;

CĐR 4. Sử dụng các kiến thức về tổ chức triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ thuộc lĩnh vực Tin học và Kỹ thuật máy tính trong thực tiễn;

Yêu cầu về kĩ năng

CĐR 5. Thành thạo kỹ năng phát hiện, phân tích, tổng hợp các vấn đề phức tạp và đưa ra các giải pháp sáng tạo giải quyết vấn đề;

CĐR 6. Vận dụng kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới;

CĐR 7. Thành thạo kỹ năng trình bày, phổ biến tri thức một cách khoa học;

CĐR 8. Thành thạo kỹ năng suy luận và đưa ra các kết luận, hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo;

CĐR 9. Thành thạo tiếng Anh để đọc hiểu tài liệu, viết báo cáo khoa học, trao đổi, trình bày vấn đề lưu loát, trôi chảy trong môi trường quốc tế.

Yêu cầu về phẩm chất

CĐR 10. Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy.

CĐR 11. Áp dụng ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp;

CĐR 12. Đổi mới sáng tạo, khai phá và tìm hiểu các tri thức mới;

Mức tự chủ và chịu trách nhiệm

CĐR 13. Vận dụng các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau;

CĐR 14. Phân tích các quyết định mang tính chuyên gia.

Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

Thí sinh có bằng cử nhân từ loại giỏi trở lên có bằng thuộc ngành/chuyên ngành đúng được phép ứng tuyển. Sau khi trúng tuyển NCS phải học bổ sung kiến thức chương trình thạc sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính.

Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, chưa tích lũy đủ 150 tín chỉ

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:           141 tín chỉ, trong đó:

  • Phần 1: Các học phần bổ sung: 45 tín chỉ
    • Khối kiến thức chung:      3 tín chỉ
    • Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 42 tín chỉ
      • Bắt buộc:                          29 tín chỉ
      • Tự chọn:                          13/42 tín chỉ
    • Phần 2: Các học phần, chuyên đề trình độ tiến sĩ và tiểu luận tổng quan (16 tín chỉ);
    • Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
    • Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
    • Phần 5: Luận án tiến sĩ:             80 tín chỉ

Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, đã tích lũy đủ 150 tín chỉ

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:           129 tín chỉ, trong đó:

  • Phần 1: Các học phần bổ sung: 33 tín chỉ
    • Khối kiến thức chung:      3 tín chỉ
    • Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 30 tín chỉ
      • Bắt buộc:                          15 tín chỉ
      • Tự chọn:                          15/31 tín chỉ
    • Phần 2: Các học phần, chuyên đề trình độ tiến sĩ và tiểu luận tổng quan (16 tín chỉ);
    • Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
    • Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
    • Phần 5: Luận án tiến sĩ:             80 tín chỉ

Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng/phù hợp

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:     96 tín chỉ, trong đó:

  • Phần 2: Các học phần, chuyên đề trình độ tiến sĩ và tiểu luận tổng quan (16 tín chỉ);
  • Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
  • Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
  • Phần 5: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ

 

 

2. Khung chương trình

2.1. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ, chưa tích lũy đủ 150 tín chỉ

TTMã học phầnTên học phầnSố tín chỉSố giờ tín chỉHọc phần tiên quyếtNgôn ngữ giảng dạy
TổngLý thuyếtThực hànhTự học
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG
I. Khối kiến thức chung3
1PHI5001Triết học

Philosophy

3453015TV
2INS5001Tiếng Anh4603030TA
Ghi chú:Học viên được miễn học phần tiếng Anh nếu có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4 theo khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung không tính vào điểm trung bình chung học kì và điểm trung bình chung tích lũy.
II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
II.1. Khối học phần bắt buộc29
3INS6018Toán kỹ thuật

Maths for Engineering

4603030TA
4INS6025Cơ sở dữ liệu nâng cao3453015 

 

 

TA
Advanced Database Systems
5INS6026Thiết kế hệ thống nhúng3453015TA
Design Embedded Systems
6INS6027Học máy hiện đại và ứng dụng3453015TA
Modern Machine Learning and Applications
7INS6028Xử lý tín hiệu số nâng cao3453015TA
Advanced Digital Signal Processing
8INS7025Phân tích dữ liệu lớn3453015TA
Big Data Analytics
9INS6029Mạng máy tính nâng cao3453015TA
Advanced Computer Networks
10INS6030Các vấn đề ICT hiện đại230300TA
Advanced Topics in ICT
11INS6031Thiết kế mạch điện tử số2302010TA
Electronic Circuits Design
12INS7030Cơ sở an toàn thông tin

Fundamental Security

3453015TA
II. 2. Khối học phần  tự chọn13/42
13INS6019Điều khiển thiết bị ngoại vi từ máy tính

Control peripheral devices from computer

3453015TA
14INS6020Phát triển ứng dụng điều khiển bằng máy tính

Develop Applications from Computer

3453015TA
15INS6021Phát triển phần mềm

Software Development

3453015TA
16INS6022Lập trình cho phân tích dữ liệu

Programming for Data Analytics

3453015INS6027TA
17INS6023Khai phá dữ liệu

Data Mining

3453015INS6022TA
18INS6024Trí tuệ nhân tạo

Artificial Intelligence Fundamentals

3453015INS6022TA
19INS7026Hệ thống điện tử y sinh2302010INS6028TA
Biomedical Engineering Systems
20INS6032Lập trình gpu và tính toán song song2302010TA
Gpu Programming and Parallel Computing
21INS7027Blockchain và ứng dụng2301812TA
Block Chain and Application
22INS7028Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Natural Language Processing

2301515INS6023TA
23INS7029Xử lý ảnh số

Digital Image Processing

2302010INS6028TA
24INS7031Phát triển hệ thống erp cho doanh nghiệp2302010TA
Developing Erp Systems for Enterprises
25INS7032Thiết kế và phát triển hệ thống IoT2302010TA
IoT Systems Design and Development
26INS7033Lập trình di động

Mobile Programming

2302010TA
27INS7034Phương pháp nghiên cứu

Research Methodology

2302010TA
28INS7035Mô hình và thuật toán tối ưu

Optimization Models and Algorithms

2302010TA
29INS7036Thông tin lượng tử

Quantum Information

2302010TA
30INS7037Seminar

Seminar

2302010TA
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN (16 tín chỉ)
I.               Các học phần
I.1. Bắt buộc5
31INS8034Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao

Advanced research methodology

34530015TA/TV
32INS8037Seminar 223001020TA/TV
I.2. Tự chọn3/15
33INS8024Chủ đề về trí tuệ nhân tạo

Topics on Artificial Intelligence

34530015TA/TV
34INS8023Chủ đề về khai phá dữ liệu và phân tích dự đoán

Topics on Data mining and Predictive Analysis

34530015TA/TV
35INS8032Chủ đề về IoT

Topics on IoT

34530015TA/TV
36INS8031Chủ đề về Kỹ thuật điện tử

Topics on Electrical engineering

34530015TA/TV
37INS8035Chủ đề về tính toán thông minh

Topics on Computational Intelligence

34530015TA/TV
II.            Chuyên đề NCS (bổ trợ cho hướng nghiên cứu)6
38INS8030Chuyên đề 123001020TA/TV
39INS8033Chuyên đề 223001020TA/TV
40INS8036Chuyên đề 323001020TA/TV
III.          Tiểu luận tổng quan2
41INS8038Tiểu luận tổng quan

Research perspective report

23001020TA/TV
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội nghị khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.

 

PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng học kỳ.

NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.

Tham gia công tác trợ giảng, giảng dạy thực hành và các hoạt động hỗ trợ đào tạo dưới sự phân công của đơn vị chuyên môn.

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ
42INS9001Luận án Tiến sĩ80Tiếng Anh
CỘNG141

 

2.2. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng Thạc sĩ, đã tích luỹ đủ 150 tín chỉ

TTMã học phầnTên học phầnSố tín chỉSố giờ tín chỉHọc phần

tiên quyết

Ngôn ngữ giảng dạy
TổngLý thuyếtThực hànhTự học
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG
I. Khối kiến thức chung 3
1PHI5001Triết học

Philosophy

3453015TV
2INS5001Tiếng Anh4603030TA
Ghi chú:Học viên được miễn học phần tiếng Anh nếu có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4 theo khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung không tính vào điểm trung bình chung học kì và điểm trung bình chung tích lũy.
II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
II. 1. Khối học phần bắt buộc định hướng ứng dụng

 

15
3INS6018Toán kỹ thuật

Maths for Engineering

4603030TA
4INS6025Cơ sở dữ liệu nâng cao3453015 

 

 

TA
Advanced Database Systems
5INS6027Học máy hiện đại và ứng dụng3453015TA
Modern Machine Learning and Applications
6INS6028Xử lý tín hiệu số nâng cao

Advanced Digital Signal Processing

3453015TA
7INS7032Thiết kế và phát triển hệ thống IoT

IoT system design and development

2302010TA
II. 2. Khối học phần tự chọn (15/31 tín chỉ)15/31
8INS6026Thiết kế hệ thống nhúng

Design Embedded Systems

3453015TA
9INS7025Phân tích dữ liệu lớn

Big Data Analytics

3453015TA
10INS7030Cơ sở an toàn thông tin

Fundamental Security

3453015TA
11INS6021Phát triển phần mềm

Software Development

3453015TA
12INS6023Khai phá dữ liệu

Data Mining

3453015INS6022TA
13INS7026Hệ thống điện tử y sinh2302010TA
Biomedical Engineering Systems
14INS7028Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Natural Language Processing

2302010INS6023TA
15INS7029Xử lý ảnh số2302010INS6028TA
Digital Image Processing
16INS6031Thiết kế mạch điện tử số

Electronic Circuits Design

2302010TA
17INS7034Phương pháp nghiên cứu

Research Methodology

2302010TA
18INS7035Mô hình và thuật toán tối ưu

Optimization Models and Algorithms

2302010TA
19INS7036Thông tin lượng tử

Quantum Information

2302010TA
20INS7037Seminar2302010TA
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN (16 tín chỉ)
I.               Các học phần
I.1. Bắt buộc5
21INS8034Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao

Advanced research methodology

34530015TA/TV
22INS8037Seminar 223001020TA/TV
I.2. Tự chọn3/15
23INS8024Chủ đề về trí tuệ nhân tạo

Topics on Artificial Intelligence

34530015TA/TV
24INS8023Chủ đề về khai phá dữ liệu và phân tích dự đoán

Topics on Data mining and Predictive Analysis

34530015TA/TV
25INS8032Chủ đề về IoT

Topics on IoT

34530015TA/TV
26INS8031Chủ đề về Kỹ thuật điện tử

Topics on Electrical engineering

34530015TA/TV
27INS8035Chủ đề về tính toán thông minh

Topics on Computational Intelligence

34530015TA/TV
II.   Chuyên đề NCS (bổ trợ cho hướng nghiên cứu)6
28INS8030Chuyên đề 123001020TA/TV
29INS8033Chuyên đề 223001020TA/TV
30INS8036Chuyên đề 323001020TA/TV
III. Tiểu luận tổng quan2
31INS8038Tiểu luận tổng quan

Research perspective report

23001020TA/TV
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
32NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội nghị khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
33Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng học kỳ.

NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.

Tham gia công tác trợ giảng, giảng dạy thực hành và các hoạt động hỗ trợ đào tạo dưới sự phân công của đơn vị chuyên môn.

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ
34INS9001Luận án Tiến sĩ80Tiếng Anh
CỘNG129

2.3. Khung chương trình dành cho NCS có bằng Thạc sĩ chuyên ngành đúng/phù hợp

 

 

TTMã học phầnTên học phầnSố tín chỉSố giờ tín chỉHọc phần tiên quyếtNgôn ngữ giảng dạy
TổngLý thuyếtThực hànhTự học
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
I.               Các học phần
I.1. Bắt buộc5
21INS8034Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao

Advanced research methodology

34530015TA/TV
22INS8037Seminar 223001020TA/TV
I.2. Tự chọn3/15
23INS8024Chủ đề về trí tuệ nhân tạo

Topics on Artificial Intelligence

34530015TA/TV
24INS8023Chủ đề về khai phá dữ liệu và phân tích dự đoán

Topics on Data mining and Predictive Analysis

34530015TA/TV
25INS8032Chủ đề về IoT

Topics on IoT

34530015TA/TV
26INS8031Chủ đề về Kỹ thuật điện tử

Topics on Electrical engineering

34530015TA/TV
27INS8035Chủ đề về tính toán thông minh

Topics on Computational Intelligence

34530015TA/TV
II.            Chuyên đề NCS (bổ trợ cho hướng nghiên cứu)6
28INS8030Chuyên đề 123001020TA/TV
29INS8033Chuyên đề 223001020TA/TV
30INS8036Chuyên đề 323001020TA/TV
III.          Tiểu luận tổng quan2
31INS8038Tiểu luận tổng quan

Research perspective report

23001020TA/TV
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
32NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội nghị khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.

 

PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
33Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng học kỳ.

NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.

Tham gia công tác trợ giảng, giảng dạy thực hành và các hoạt động hỗ trợ đào tạo dưới sự phân công của đơn vị chuyên môn.

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ
34INS9001Luận án tiến sĩ80Tiếng Anh
CỘNG96

 

Đội ngũ giảng dạy bao gồm các giảng viên cơ hữu người Việt Nam; giảng viên thỉnh giảng đến từ các đơn vị thành viên và trực thuộc của ĐHQGHN và giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường đại học uy tín của Việt Nam; giảng viên nước ngoài trong mạng lưới các trường đại học đối tác của Trường Quốc tế; các học giả quốc tế theo Chương trình thu hút học giả của Khoa; giảng viên nước ngoài tham gia đồng hướng dẫn

Các giảng viên đều có học vị Tiến sĩ trở lên, được đào tạo ở các trường đại học có uy tín trên thế giới; có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu đúng với học phần tham gia giảng dạy trong chương trình; và có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giảng dạy, trao đổi khoa học.

Các giảng viên đều có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu, đã và đang tham gia các dự án nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực chuyên môn của mình. Về thành tích, các giảng viên tham gia chương trình đều có bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế và đều đã từng tham gia các hội thảo quốc tế về lĩnh vực chuyên môn của mình.

Tất cả các học phần đều có 2 giảng viên phụ trách có trình độ chuyên môn cao. Tất cả các học phần giảng dạy bằng tiếng Anh đều có giảng viên giảng dạy có trình độ chuyên môn tốt và giảng dạy tốt bằng tiếng Anh, các giảng viên đều được đào tạo dài hạn tại nước ngoài hoặc các cơ sở đào tạo sử dụng tiếng Anh ở nước ngoài.

PGS. TS. Lê Trung Thành có kinh nghiệm giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực Tin học và Kỹ thuật máy tính chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội.

 

 

 

 

TT

Mã HPTên học phầnSố tín chỉCán bộ giảng dạy
Họ và tênChức danh KH, học vịChuyên ngành đào tạoĐơn vị công tácTrình độ tiếng Anh

 

PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG
1PHI 5001Triết học

Philosophy

3ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN
2INS6018Toán kỹ thuật

Maths for Engineering

4Nguyễn Hải ThanhPGSToán TinTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Toán Tin tại Ấn Độ
Lê Đức ThịnhTSToánTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Toán tại Mỹ
3INS6025Cơ sở dữ liệu nâng cao

Advanced database systems

3Trần Thị OanhTSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Nhật Bản
Nguyễn Hà NamPGS.TSCNTTViện nghiên cứu cao cấp về ToánTiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc
4INS6027Học máy hiện đại và ứng dụng

Modern Machine Learning and Applications

3Trần Đức QuỳnhTSToán TinTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Toán Tin tại Pháp
Hồ Tú BảoGS.TSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNGiáo sư CNTT tại Nhật Bản
5INS6028Xử lý tín hiệu số nâng cao

Advanced Digital Signal Processing

3Lê Trung ThànhPGS.TSĐTVTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ ĐTVT tại Australia
Phạm Thị Việt HươngTSĐTVTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ ĐTVT tại Mỹ
6INS7032Thiết kế và phát triển hệ thống IoT

IoT system design and development

2Nguyễn Thị ThuỷPGS. TSCNTTHọc viện Nông nghiệp VNTiến sĩ tại Áo
Nguyễn Doãn ĐôngTSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Rumani
7INS6026Thiết kế hệ thống nhúng

Design embedded systems

3Trần Xuân TúPGS.TSCNTTViện CNTT – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Pháp
Nguyễn Thị ThuỷPGS.TSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTốt nghiệp Đại học tại Hà Lan
8INS7025Phân tích dữ liệu lớn

Big Data Analytics

3Nguyễn Hà NamPGS.TSCNTTViện nghiên cứu cao cấp về toánTiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc
Lemai NguyenPGS.TSCNTTTrường Đại học Deakin, AustraliaTiến sĩ CNTT tại Australia
9INS7030Cơ sở an toàn thông tin

Fundamental Security

3Nguyễn Đại ThọTSCNTTĐHCN-ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Pháp
Vũ Việt VũTSCNTTViện CNTT-ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Pháp
10INS6021Phát triển phần mềm

Software Development

3Trương Công ĐoànTSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc
Nguyễn Doãn ĐôngTSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Rumani
11INS6023Khai phá dữ liệu

Data Mining

3Ngô Xuân BáchPGS.TSCNTTHọc viện công nghệ Bưu chính viễn thôngTiến sĩ CNTT tại Nhật
Rachel ChungPGSCNTTĐại học Pittsburg – MỹTiến sĩ CNTT tại Mỹ
12INS6029Mạng máy tính nâng cao

Advanced Computer Networks

3Nguyễn Hoài SơnPGS.TSCNTTĐHCN, ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Nhật
Chử Đức HoàngTSĐTVTBộ Khoa học Công nghệ
13INS6030Các vấn đề ICT hiện đại

Advanced Topics in ICT

2Nguyễn Quang ThuậnTSTin họcTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Toán Tin tại Pháp
Vũ Việt VũTSCNTTViện CNTT-ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Pháp
14INS6019Điều khiển thiết bị ngoại vi từ máy tính

Control peripheral devices from computer

3Trần Đức TânPGS.TSĐTVTĐại học Phenikaa
Chử Đức HoàngTSĐTVTBộ Khoa học Công nghệ
15INS6020Phát triển ứng dụng điều khiển bằng máy tính

Develop Applications from Computer

3Phạm Thị Việt HươngTSĐTVTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ ĐTVT tại Mỹ
Chử Đức HoàngTSĐTVTBộ Khoa học Công nghệ
16INS6022Lập trình cho phân tích dữ liệu

Programming for Data Analytics

3Nguyễn Thị ThuỷPGS. TSCNTTHọc viện Nông nghiệp VNTiến sĩ tại Áo
Lê Quang MinhTSViện CNTT, ĐHQGHN
17INS6024Trí tuệ nhân tạo

Artificial Intelligence Fundamentals

3Ngô Xuân BáchPGS.TSCNTTHọc viện công nghệ Bưu chính viễn thôngTiến sĩ CNTT tại Nhật
Lê Quang MinhTSViện CNTT, ĐHQGHN
18INS6032Lập trình gpu và tính toán song song

Gpu Programming and Parallel Computing

2Trương Công ĐoànTSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc
Lê Đức HậuPGS. TSVingroup Big Data Institute
19INS7027Blockchain và ứng dụng

Block Chain and Application

2Nguyễn Thanh Tùng 

PGS. TS

 

 

CNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Australia
Lê Hoàng SơnTSCNTTViện CNTT, ĐHQGHN
20INS7031Phát triển hệ thống erp cho doanh nghiệp

Developing Erp Systems for Enterprises

2Trương Công ĐoànTSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc
Nguyễn Hà NamPGS. TS

 

 

CNTT

Viện CNTT, ĐHQGHN
21INS7033Lập trình di động

Mobile Programming

2Nguyễn Thanh Tùng 

PGS. TS

 

 

CNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Australia
Nguyễn Hoài SơnPGS. TS

 

CNTTĐHCN, ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Nhật
22INS7026Hệ thống điện tử y sinh

Biomedical Engineering Systems

2Trần Anh VũTSĐTVTĐại học Bách Khoa – HNTiến sĩ ĐTVT tại Mỹ
Trần Đức TânPGS.TSĐTVTĐại học Phenikaa
23INS7028Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Natural Language Processing

2Trần Thị OanhTSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Nhật Bản
Ngô Xuân BáchPGS.TSCNTTHọc viện công nghệ Bưu chính viễn thôngTiến sĩ CNTT tại Nhật
24INS7029Xử lý ảnh số

Digital Image Processing

2Trần Anh VũTSĐTVTĐại học Bách Khoa – HNTiến sĩ ĐTVT tại Mỹ
Trần Đức TânPGS.TSĐTVTĐại học Phenikaa
25INS6031Thiết kế mạch điện tử số

Electronic Circuits Design

2Lê Trung ThànhPGS.TSĐTVTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ ĐTVT tại Australia
Trần Xuân TúPGS.TSCNTTViện CNTT – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Pháp
26INS7034Phương pháp nghiên cứu

Research Methodology

2Nguyễn Hải ThanhPGSToán TinTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Toán Tin tại Ấn Độ
Lê Đức ThịnhTSToánTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Toán tại Mỹ
27INS7035Mô hình và thuật toán tối ưu

Optimization Models and Algorithms

2Trần Đức QuỳnhTSTin họcTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Tin học tại Pháp
Nguyễn Quang ThuậnTSTin họcTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Tin học tại Pháp
28INS7036Thông tin lượng tử

Quantum Information

2Lê Trung ThànhPGS.TSĐTVTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ ĐTVT tại Australia
Đỗ Ngọc DiệpGS.TSToánViện ToánGiáo sư Toán tại Mỹ
29INS7037Seminar2Hồ Tú BảoGSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNGiáo sư CNTT tại Nhật Bản
Rachel ChungPGSCNTTĐại học Pittsburg – MỹTiến sĩ CNTT tại Mỹ
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
30INS8034Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao

Advanced research methodology

3Hồ Tú BảoGSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNGiáo sư CNTT tại Nhật Bản
Lê Đức Thịnh 

 

TS

 

CNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Toán tại Mỹ
31INS8037Seminar 22Phạm Thị Việt HươngTSĐTVTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ ĐTVT tại Mỹ
Lê Trung ThànhPGS.TSĐTVTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ ĐTVT tại Australia
32INS8024Chủ đề về trí tuệ nhân tạo

Topics on Artificial Intelligent

3Trần Đức QuỳnhTSTin họcTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Tin học tại Pháp
Nguyễn Doãn ĐôngTSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Rumani
33INS8023Chủ đề về khai phá dữ liệu và phân tích dự đoán

Topics on Data mining and Predictive Analytics

3Ngô Xuân BáchPGS.TSCNTTHọc viện công nghệ Bưu chính viễn thôngTiến sĩ CNTT tại Nhật
Trần Thị OanhTSCNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Nhật Bản
34INS8032Chủ đề về IoT

Topics on IoT

3Nguyễn Thanh TùngPGS.TS

 

 

 

 

CNTTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ CNTT tại Australia
Nguyễn Đăng KhoaTSCNTTĐại học PhenikaaTiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc
35INS8031Chủ đề về Kỹ thuật  điện tử

Topics on Electrical engineering

3Lê Trung ThànhPGS.TSĐTVTTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ ĐTVT tại Australia
Trần Anh VũTSĐTVTĐại học Bách Khoa – HNTiến sĩ ĐTVT tại Mỹ
36INS8035Chủ đề về tính toán thông minh

Topics on Intelligent computing

3Nguyễn Hải ThanhPGS. TSToánTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Toán tại Ấn Độ
Nguyễn Quang ThuậnTSTin họcTrường Quốc tế – ĐHQGHNTiến sĩ Tin học tại Pháp

Phòng Sau đại học, Trường Quốc tế – ĐHQGHN

Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: (024) 367 20 999

Hotline: 096 425 0002

Website: https://www.is.vnu.edu.vn/tuyen-sinh-sau-dai-hoc/chuyen-trang-tuyen-sinh-tien-si/

Email: tuyensinhtiensi@vnuis.edu.vn