Phân tích dữ liệu kinh doanh


Ngành đào tạo: Phân tích dữ liệu kinh doanh (mã ngành: 7340125)Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 nămVăn bằng: Bằng cử nhân hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

Chương trình đào tạo ngành Cử nhân ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh được ban hành theo Quyết định số 941/QĐ-ĐHQGHN ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Giám đốc ĐHQGHN, là chương trình đào tạo chất lượng cao theo đặc thù đơn vị, bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khoá đầu tiên từ năm học 2019-2020.

Chương trình cử nhân Phân tích dữ liệu kinh doanh -Business Data Analytics (BDA) được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh và được thiết kế dựa trên chương trình tương tự của Trường Đại học Pennsylvania  và được công nhận tín chỉ bởi Trường Đại học Deakin (Úc). Đây là ngành học có tính liên ngành giữa toán ứng dụng, khoa học máy tính và kinh doanh. Sinh viên theo học ngành này được trang bị các phương pháp và công cụ nhằm khai thác thông tin, chuyển hóa những dữ liệu thu thập được trong quá trình kinh doanh thành thông tin có ích giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh các nội dung kiến thức phù hợp với xu thế trong thời đại chuyển đổi số như khoa học tính toán, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu trong lĩnh vực kinh doanh. Chương trình cử nhân phân tích dữ liệu kinh doanh còn chú trọng đào tạo kĩ năng  thực hành và thực tế tại doanh nghiệp cho sinh viên cũng như tăng cường sử dụng tiếng Anh cho sinh viên.

Phương pháp giảng dạy, quy trình kiểm tra đánh giá của chương trình đào tạo ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh theo chuẩn giáo dục quốc tế, Tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy chiếm 20-25% khối thức ngành và chuyên ngành. Trường Quốc tế đảm bảo 100% giáo trình, tài liệu tham khảo cho khối kiến thức ngành và chuyên ngành là các học liệu đang được sử dụng ở các trường đại học nước ngoài.

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.Chuẩn đầu ra về kiến thức

1.1.     Kiến thức chung

–       Hiểu rõ các nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối chính trị quân sự quốc phòng an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh; có kiến thức giáo dục thể chất để đảmbảo được một sức khỏe tốt.

1.2.     Kiến thức theo lĩnh vực

–       Hiểu biết kiến thứccơ bảntrong các lĩnh vực toán học lập trình cơ bản, xã hội học, tâm lí học, làm nền tảng cho việc nghiên cứu các học phần chuyên ngành và các vấn đề phân tích dữ liệu và kinh doanh trong thực tế làm việc.

1.3.     Kiến thức của khối ngành

–       Tận dụng đượccác học thuyết và qui luật kinh tế, cách thức vận hành của thị trường, vai trò tác động của chính phủ đối với nền kinh tế để phân tích, ra quyết định kinh doanh, đầu tư;

–       Tổng hợp những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lí kinh doanh, phân tích dữ liệu doanh nghiệp.

1.4.     Kiến thức của nhóm ngành

–       Triển khai lập kế hoạch, tổ chức giám sát các quá trình quản trị hoạt động, các hệ thống thông tin trong tổ chức, các phương pháp định lượng trong quản lí, cơ sở dữ liệu trong phân tích kinh doanh, giám sát an toàn thông tin;

–       Vận dụng các khái niệm đạo đức trong kinh doanh, các qui định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, quản trị dự án…

1.5.     Kiến thức ngành

–       Phân tích dữ liệu và mô hình hoá các bài toán dựa trên công cụ toán học thống kê và tối ưu hoá;

–       Đánh giá dữ liệu trợ giúp quyết định bằng việc sử dụng được các công cụ tin học nói chung và khoa học máy tính nói riêng;

–       Nhận dạng các vấn đề cốt lõi trong kinh doanh, kinh tế;

–       Xây dựng các nội dung bổ trợ cho phân tích dữ liệu kinh doanh như các phương pháp luận nghiên cứu, xây dựng đội ngũ…

2.Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1.     Kĩ năng chuyên môn

2.1.1.   Các kĩ năng nghề nghiệp

–       Sinh viên được cung cấp kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết để có đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực Phân tíchdữliệuvà kinh doanh, bao gồm: Kiến thức chuyên ngành phân tích dữ liệu kinh doanh để nghiên cứu, thiết kế và thực hiện các dự án phân tích dữ liệu lớn trong doanh nghiệp; Kĩ năng phân tích dữ liệu kinh doanh, dự báo và đánh giá các tình huống kinh doanh phức tạp để đưa ra các giải pháp tối ưu; Kĩ năng sử dụng công nghệ phân tích kinh doanh độc lập hoăc theo nhóm để thu thập thông tin, phân tích dữ liệu kinh doanh quy mô lớn và báo cáo kết quả; Kĩ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức và các giải pháp cho các tình huống kinh doanh có yêu cầu phức tạp; Khả năng làm việc độc lập, khả năng thích ứng và làm việc có trách nhiệm của một chuyên gia phân tích dữ liệu chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế; Khả năng hợp tác làm việc theo nhóm để xây dựng và chia sẻ các giải pháp phân tích kinh doanh tích hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp; và đặc biệt là kĩ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo phục vụ công việc trong môi trường công nghệ cao và hội nhập kinh tế.

2.1.2.   Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

–       Sinh viên tốt nghiệp có năng lực phân tích và nhận diện vấn đề; tìm kiếm và phân tích thông tin một cách khoa học để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp giải quyết vấn đề; có năng lực tư duy và lập luận logic, khoa học trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.

2.1.3.   Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

–       Sinh viên có khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu và khám phá kiến thức mới; có cách nhìn phản biện, phê phán với các kiến thức hiện tại; chủ động trong việc ứng dụng kiến thức mới, công nghệ mới vào công việc; khả năng thích ứng cao với môi trường hoạt động.

2.1.4.   Khả năng tư duy theo hệ thống

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích vấn đề một cách logic, có so sánh, đối chiếu với các vấn đề khác, các yếu tố khác của hệ thống; có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống, có khả năng tư duy giải quyết vấn đề một cách hệ thống: hình thành ý tưởng, thiết kế, vận hành và triển khai.

2.1.5.   Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nhận diện các yếu tố tác động từ bên ngoài để hiểu bối cảnh hoạt động; đánh giá các tác động của các yếu tố đó đến cơ sở hoạt động và ngành nghề; từ đó thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh và chủ động trước những biến động của bối cảnh xã hội. Sinh viên cũng hiểu được ảnh hưởng của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội về ngành nghề, hiểu được các ràng buộc đến từ văn hóa dân tộc, bối cảnh lịch sử, các giá trị thời đại và bối cảnh toàn cầu đối với nghề nghiệp của mình.

2.1.6.   Bối cảnh tổ chức

–       Sinh viên tốt nghiệp nắm được các kĩ năng phân tích, đánh giá tổ chức nơi mình làm việc trên các phương diện như văn hoá tổ chức, chiến lược phát triển của tổ chức, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, mối quan hệ giữa cấu trúc của tổ chức và cấu trúc của hệ thống thông tin quản lí, quan hệ giữa đơn vị với công việc đảm nhận để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và làm việc thành công trong đơn vị.

2.1.7.   Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kĩ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, khả năng phát hiện và xây dựng các giải pháp công nghệ và quản lí giải quyết hợp lí các vấn đề trong nghề nghiệp.

2.1.8.   Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu, cải tiến, đổi mới, sáng chế, phát minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, có khả năng quản trị và dẫn dắt thay đổi – đổi mới, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công cụ lao động mới.

2.2.     Kĩ năng bổ trợ

2.2.1.   Các kĩ năng cá nhân

–       Sinh viên tốt nghiệp có kĩ năng hiệu quả về học và tự học; quản lí thời gian và tự chủ trong học tập và trong công việc; chủ động nhận diện, phân tích và thích ứng với sự phức tạp của thực tế; kĩ năng quan sát và học hỏi từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của những cá nhân khác để học tập suốt đời.

2.2.2.   Làm việc theo nhóm

–       Sinh viên làm chủ được kĩ năng tổ chức làm việc nhóm như hình thành nhóm, hoạch định hoạt động nhóm, lãnh đạo và tạo động lực cho nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và các kĩ năng làm việc trong nội bộ nhóm và với các nhóm khác.

2.2.3.   Quản lí và lãnh đạo

–       Sinh viên tốt nghiệp thu nhận được các kĩ năng phù hợp về quản lí và lãnh đạo như lập mục tiêu hoạt động, phân công nhiệm vụ trong đơn vị, hướng dẫn hoạt động, tạo động lực cho từng cá nhân, kiểm soát và đánh giá hoạt động của đơn vị; khả năng đàm phán, thuyết phục và ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp.

 

2.2.4.   Kĩ năng giao tiếp

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giao tiếp truyền đạt các vấn đề các giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; biết cách phổ biến các kiến thức chuyên môn hay cho đồng nghiệp bằng hình thức thuyết trình hoặc trình bày văn bản.

2.2.5.   Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

–       Sinh viên tốt nghiệp sử dụng thành thạo tiếng Anh cho công việc với trình độ tương đương ít nhất bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

2.2.6.   Các kĩ năng bổ trợ khác

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nhất định trong việc dẫn dắt làm chủ tạo ra việclàm cho bản thân và cho những người xung quanh;

–       Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phê và tự phê, biết tư duy phản biện, có thể xây dựng các giải pháp khác nhau cho những vấn đề phát sinh trong điều kiện môi trường làm việc thay đổi;

–       Sau mỗi nhiệm vụ, sinh viên tốt nghiệp có khả năng đánh giá được chất lượng công việc của mình hoặc của nhóm đã làm, biết cách phân tích kết quả thực hiện từ đó rút kinh nghiệm hoặc phát huy cho các nhiệm vụ tiếp theo;

–       Sinh viên tốt nghiệp sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng một vài phần mềm phân tích dữ liệu thông dụng và một ngôn ngữ lập trình cơ bản.

3.Về mức tự chủ và trách nhiệm

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng sau đây:

–       Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

–       Hướng dẫn giám sát người khác trong việc phân tích dữ liệu và kinh doanh;

–       Tự phê, tự định hướng, tự rút kinh nghiệm và có thể bảo vệ được quan điểm ý kiến cá nhân;

–       Lập kế hoạch, điều phối quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;

–       Nghiên cứu cải tiến các hoạt động mình tham gia.

4.Về phẩm chất đạo đức

4.1.     Phẩm chất đạo đức cá nhân

–       Sinh viên tốt nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, các phẩm chất cá nhân phù hợp như sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, mong muốn cải tiến và đổi mới, sáng tạo, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.

4.2.     Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

–       Sinh viên tốt nghiệp có đạo đức nghề nghiệp tốt, có hành vi, ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động, có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, về bảo mật và an toàn thông tin, có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình với công việc, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp.

4.3.     Phẩm chất đạo đức xã hội

–       Sinh viên có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm xã hội, ủng hộ và bảo vệ cái đúng và sự phát triển đổi mới, có lập trường chính trị vững vàng và có ý thức phục vụ nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước.

5.Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận các vị trí làm việc sau: Chuyên gia phân tích dữ liệu kinh doanh, chuyên gia công nghệ phân tích dữ liệu, chuyên gia thiết kế và quản lí cấu trúc dữ liệu, chuyên gia lập trình phân tích dữ liệu, chuyên gia tư vấn phân tích kinh doanh, cán bộ quản lí phân tích dữ liệu, cán bộ quản lí kinh doanh, chuyên gia chiến lược kinh doanh, chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường. Cụ thể:

–       Lĩnh vực Ngân hàng tài chính: Chuyên gia phân tích khách hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính; phòng chống gian lận và quản lí hồ sơ năng lực công ty;

–       Lĩnh vực tiêu dùng: Chuyên gia phân tích thị trường, phân tích tiêu dùng bán lẻ, và nghiên cứu thị trường;

–       Lĩnh vực quản lí cung ứng và logistics: Chuyên gia quản lí doanh thu, quản lí sản phẩm trong chuỗi cung ứng, và tối ưu hóa hệ thống cung ứng;

–       Lĩnh vực Viễn thông, công nghệ và Internet: Chuyên gia phân tích, lập trình, cấu trúc dữ liệu và dự báo nhu cầu để xây dựng kế hoạch phát triển;

–       Lĩnh vực quản lí tài nguyên và mỏ: Chuyên gia dự báo giá cả; xử lí tức thời các vấn đề liên quan đến dây chuyền sản xuất; khám phá và khôi phục tài nguyên;

–       Lĩnh vực tư vấn: Chuyên gia tư vấn, phân tích theo lĩnh vực có ứng dụng kĩ thuật phân tích bậc cao;

–       Lĩnh vực an ninh, chính phủ: Chuyên gia phân tích khám phá gian lận, phát hiện tội phạm công chức và phòng chống tội phạm bạo lực;

–       Lĩnh vực Dịch vụ công: Chuyên gia cải tiến chất lượng y tế, chính sách công và giảm thiểu số lượng tù nhân;

–       Lĩnh vực Phi lợi nhuận: Chuyên gia gây quỹ, chuyên gia hỗ trợ công tác xã hội thực chứng và tối ưu hóa dự án.

6.Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực Phân tích dữ liệu kinh doanh; Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động và hệ thống kinh doanh độc lập của riêng mình và tự nâng cao trình độ.

Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận các vị trí làm việc sau: Chuyên gia phân tích dữ liệu kinh doanh, chuyên gia công nghệ phân tích dữ liệu, chuyên gia thiết kế và quản lí cấu trúc dữ liệu, chuyên gia lập trình phân tích dữ liệu, chuyên gia tư vấn phân tích kinh doanh, cán bộ quản lí phân tích dữ liệu, cán bộ quản lí kinh doanh, chuyên gia chiến lược kinh doanh, chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường. Cụ thể:

–       Lĩnh vực Ngân hàng tài chính: Chuyên gia phân tích khách hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính; phòng chống gian lận và quản lí hồ sơ năng lực công ty;

–       Lĩnh vực tiêu dùng: Chuyên gia phân tích thị trường, phân tích tiêu dùng bán lẻ, và nghiên cứu thị trường;

–       Lĩnh vực quản lí cung ứng và logistics: Chuyên gia quản lí doanh thu, quản lí sản phẩm trong chuỗi cung ứng, và tối ưu hóa hệ thống cung ứng;

–       Lĩnh vực Viễn thông, công nghệ và Internet: Chuyên gia phân tích, lập trình, cấu trúc dữ liệu và dự báo nhu cầu để xây dựng kế hoạch phát triển;

–       Lĩnh vực quản lí tài nguyên và mỏ: Chuyên gia dự báo giá cả; xử lí tức thời các vấn đề liên quan đến dây chuyền sản xuất; khám phá và khôi phục tài nguyên;

–       Lĩnh vực tư vấn: Chuyên gia tư vấn, phân tích theo lĩnh vực có ứng dụng kĩ thuật phân tích bậc cao;

–       Lĩnh vực an ninh, chính phủ: Chuyên gia phân tích khám phá gian lận, phát hiện tội phạm công chức và phòng chống tội phạm bạo lực;

–       Lĩnh vực Dịch vụ công: Chuyên gia cải tiến chất lượng y tế, chính sách công và giảm thiểu số lượng tù nhân;

–       Lĩnh vực Phi lợi nhuận: Chuyên gia gây quỹ, chuyên gia hỗ trợ công tác xã hội thực chứng và tối ưu hóa dự án.

  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

145 tín chỉ
– Khối kiến thức chung:

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

21 tín chỉ
– Khối kiến thức theo lĩnh vực:23 tín chỉ
– Khối kiến thức theo khối ngành:14 tín chỉ
– Khối kiến thức theo nhóm ngành:24 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc:18 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn:6/18 tín chỉ
– Khối kiến thức ngành:63 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc:28 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn:6/15 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn kiến thức bổ trợ:4/10 tín chỉ
+ Các nhóm học phần chuyên sâu lựa chọn:15 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:10 tín chỉ

 

  1. Khung chương trình đào tạo
STT

 học phần

Học phần

(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Số tín chỉSố giờ tín chỉMã số học phần tiên quyết
Lí thuyếtThực hànhTự học
IKhối kiến thức chung

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

21
1PHI1006Triết học Mác – Lênin

Marxist-Leninist Philosophy

330150
2PEC1008Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Marx-Lenin Political Economy

220100PHI1006
3PHI1002Chủ nghĩa xã hội khoa học

Scientific Socialism

23000
4HIS1001Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Revolutionary Guidelines of Vietnam Communist Party

220100
5POL1001Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh’s Ideology

220100
6FLF1107Tiếng Anh B1 (*)

English B1

5203520
7FLF1108Tiếng Anh B2 (*)

English B2

5203520
8Giáo dục thể chất

Physical Education

4
9Giáo dục quốc phòng – an ninh

National Defence Education

8
IIKhối kiến thức theo lĩnh vực23    
10INS1014Tiếng Anh học thuật 1

English for Academic Purposes 1

430300
11INS1053Nhập môn cho BDA

Introduction to BDA

215150
12INT1004Tin học cơ sở 2

Introduction to Informatics 2

317280
13MAT1092Toán cao cấp

Advanced Mathematics

445150
14MAT1004Lí thuyết xác suất và thống kê toán

Theory of Probability and Mathematical Statistics

327180
15INS2065Các công nghệ dựa trên nền công nghệ thông tin

Computer Based Technologies

218120INT1004
16INS2020Lập trình 1

Programming 1

330150
17PSY1050Tâm lí học đại cương

Introduction to Psychology

22460
IIIKhối kiến thức theo khối ngành14    
18INS3009Khởi nghiệp

Entrepreneurship

33690
19THL1057Pháp luật đại cương

Introduction to Law

22460
20INE1050Kinh tế vi mô

Microeconomics

33690
21INE1051Kinh tế vĩ mô

Macroeconomics

33690
22INS2019Tổ chức và quản trị kinh doanh

Business Organization and Management

33690
IVKhối kiến thức theo nhóm ngành24
IV.1Các học phần bắt buộc18    
23INS3063Phân tích kinh doanh hỗ trợ ra quyết định

Enterprise Analytics for Decision Support

327180
24INS3062Các nguyên lí an toàn thông tin

Principles of Information Security

327180INS2025
25INS2023Quản trị hoạt động

Operations Management

33690INS2019
26INS2037Hệ thống thông tin và các quy trình kinh doanh

Business Information Systems and Processes

327180INT1004

 

27INS2051Các phương pháp định lượng trong quản lí

Quantitative Methods for Management

327180MAT1004
28INS2055Các hệ cơ sở dữ liệu

Database Systems

327180INT1004
IV.2Các học phần tự chọn06/18    
29INS2022Môi trường xã hội, đạo đức, pháp lí trong kinh doanh

Legal, Ethical, Social Environment of Business

327180THL1057
30INS2058Quyền sở hữu trí tuệ

Intellectual Property Rights

327180THL1057
31INS2053Tạo lập và quản lí Web

Web Authoring and Web Management

327180INT1004
32INS3066Các giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp

Enterprise Business Solutions

327180INS2023
33INS3059Quản trị dự án IT

IT Project Management

327180INS2023
34INS2060Đổi mới công nghệ thông tin và kinh doanh

IT and Business Innovation

327180INS2019
VKhối kiến thức ngành63    
V.1Các học phần bắt buộc28    
35INS2004Thống kê Kinh tế

Economic Statistics

327180MAT1004
36INS2061Khai phá dữ liệu và phân tích kinh doanh

Data Mining and Business Analytics

327180MAT1004 INS2055
37INS3073Kho Dữ liệu và Phân tích kinh doanh

Data Warehousing and Business Analytics

330150INS3063
38INS3047Lập trình Python

Python programming

327180INS2020
39INS3048Tối ưu hóa trong quản lí định lượng

Optimization in Quantitative Management

327180INS2051
40INS3049Kinh tế lượng

Econometrics

440200MAT1004
41INS3050Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Data Structures and Algorithms

327180INS2020
42INS3075Seminar327180
43INS3008Project327180
V.2Các học phần tự chọn06/15    
44INS3060Thương mại điện tử

E-Commerce

327180
45INS3076Phân tích dữ liệu lớn

Big Data Analytics

327180
46INS3046Học máy

Machine Learning

327180MAT1004
47INS3061Các hệ thống thông tin doanh nghiệp

Enterprise Information Systems

327180INS2019 INS2037
48INS3021Quản trị chuỗi cung ứng

Supply Chain Management

327180 INS2019
V.3Các học phần tự chọn kiến thức bổ trợ04/10
49INS1005Phương pháp luận nghiên cứu trong công nghệ thông tin

IT Research Methodology

218120INS1016
50INS2059Lãnh đạo và xây dựng đội ngũ

Leadership and Team Building

218120INS1016
51INS3077Dữ liệu lớn, trách nhiệm lớn: Luật và đạo đức trong phân tích kinh doanh

Big Data, Big Responsibilities: The Law and Ethics of Business Analytics

220100
52INS3078Khoa học Quản lí

Management Science

218120INS2051
53SOC1050Xã hội học đại cương

Introduction to Sociology

22460
V.4Các nhóm học phần chuyên sâu lựa chọn15
V.4.1Phát triển các mô hình phân tích15
54INS3079Các mô hình thống kê cho phân tích dữ liệu 1

Statistical Models for Data Analysis 1

327180
55INS3082Các mô hình thống kê cho phân tích dữ liệu 2

Statistical Models for Data Analysis 2

327180INS3079
56INS3083Phân tích và trực quan hóa dữ liệu

Data visualization and analytics

327180MAT1004

INS3047

57INS3069Các hệ hỗ trợ ra quyết định

Decision Support Systems

330150INS2061 INS3063
58INS3080Trí tuệ nhân tạo

Artificial Intelligence

330150INS3061 INS2023
V.4.2Phân tích dữ liệu tài chính15
59INS2015Tài chính căn bản

Fundamentals of Finance

330150INE1051
60INS3007Tài chính doanh nghiệp

Corporate Finance

330150INS2015
61INS3084Chuỗi thời gian tài chính

Financial Time Series

330150INS2051
62INS3085Tính toán tài chính trong quản trị bảo hiểm và rủi ro tài chính

Financial Computing for Actuaries

330150INS2051
63FIB3005Đầu tư và quản lí danh mục đầu tư

Investment and Portfolio Management

330150INS3007
V.4.3Phân tích dữ liệu Marketing15
64INS2003Nguyên lí marketing

Principles of Marketing

33690
65INS3086Dữ liệu và phân tích dữ liệu cho ra quyết định marketing

Data and Analysis for Marketing Decisions

33690INS2003

INS2061

66INS3087Các mô hình cho chiến lược marketing

Models for Marketing Strategy

33690
67INS3088Thử nghiệm ra quyết định kinh doanh

Experiments for Business Decision Making

33690
68INS3089Các mô hình định lượng trong nghiên cứu marketing

Quantitative Models in Marketing Research

33690INS2051
V.5Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp10    
69INS4001Thực tập thực tế

Internship

50750INS3059 INS3061
70INS4011Khóa luận tốt nghiệp

Graduation Thesis

50750
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp   
71INS4016Phân tích dữ liệu nâng cao

Advanced Data Analytics

220100INS3046
72INS4017Khai phá dữ liệu hiện đại

Modern Data Mining

327180INS2061
Tổng cộng145 


Ghi chú:

–       (*) Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trước khi học các học phần thuộc khối kiến thức theo nhóm ngành và ngành;

Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh, trừ các học phần thuộc Khối kiến thức chung được giảng dạy bằng tiếng Việt.

Chương trình Phân tích dữ liệu kinh doanh được phê duyệt và thực hiện trên cơ sở tuân thủ cấu trúc và phương pháp đào tạo tín chỉ. Phương pháp này cho phép sinh viên tích lũy kiến thức, chủ động thiết kế kế hoạch học tập, lựa chọn tiến độ học tập phù hợp theo khả năng, sở trường và hoàn cảnh riêng của mình;

Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến đang được sử dụng tại các Đại học uy tín trên thế giới, có điều chỉnh cho phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo văn bản hướng dẫn phương pháp dạy học số 776/ĐT ngày 11/8/2006 của ĐHQGHN, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng trình bày, thảo luận, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng;

Thông qua các giờ giảng của giảng viên nước ngoài, chương trình dần dần tiếp thu phương pháp giảng dạy tiên tiến của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới (Mĩ, Australia và một số quốc gia khác);

Hướng dẫn sinh viên tự học theo kiểu nghiên cứu; chú trọng đào tạo, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp, khả năng thực hành và ứng dụng thực tế cho sinh viên;

Khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.

Áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ đối với các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, Lí luận chính trị theo chủ trương chung của ĐHQGHN;

Tổ chức thực tập, kiến tập cho sinh viên ở các cơ quan, doanh nghiệp liên quan kể cả ở nước ngoài theo yêu cầu của chương trình.

Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình cử nhân Phân tích dữ liệu kinh doanh là những nhà giáo có tên tuổi trong và ngoài ĐHQGHN, trình độ từ thạc sĩ trở lên, được đào tạo ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Canada… Các giảng viên đều đạt chuẩn về ngoại ngữ để giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh, đồng thời có kiến thức chuyên môn sâu cũng như kinh nghiệm thực tế phong phú về lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy. Ngoài ra, Trường còn có sự trao đổi giảng viên với một sô trường đại học danh tiếng nước ngoài để đưa giảng viên nước ngoài cùng đảm nhận giảng dạy một số học phần trong chương trình. Tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia chương trình chiếm khoảng 20%-25% các học phần chuyên ngành. Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước cùng phối hợp tạo nên một cộng đồng và môi trường giáo dục mang tính chất quốc tế tại Trường.

Trường Quốc tế đã hợp tác với Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) trong việc khai thác đội ngũ nhà nghiên cứu, giảng viên của Viện tham gia chương trình đào tạo Phân tích dữ liệu kinh doanh từ năm 2019.

Chương trình Thu hút học giả của ĐHQGHN đặt tại Trường Quốc tế (gọi tắt là Chương trình) ra đời với mục đích phát huy kinh nghiệm, năng lực, trí tuệ của các học giả đang làm việc tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới để đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chương trình đồng thời giúp tăng cường chỉ số hội nhập quốc tế của ĐHQGHN nói chung và Trường Quốc tế nói riêng, tạo động lực, môi trường đào tạo và nghiên cứu quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Trường, tiếp nhận chuyển giao công nghệ giảng dạy, nghiên cứu tiên tiến, quản trị đại học của nước ngoài, tăng cường tỷ lệ giảng viên đến từ các trường đại học uy tín nước ngoài giảng dạy tại Trường.

Các học giả của Chương trình tham gia giảng dạy toàn bộ thời lượng một học phần hoặc phối hợp giảng dạy cùng giảng viên Trường Quốc tế trong các chương đào tạo triển khai tại Trường. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện với phương châm khuyến khích giảng viên của Trường Quốc tế tham gia cùng soạn bài giảng và giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên. Trong quá trình này, sinh viên, học viên và giảng viên Trường Quốc tế sẽ trải nghiệm những phương pháp làm việc, cách tiếp cận mới hiện đang được áp dụng tại các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.

Để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này, các học giả của Chương trình sẽ được ưu tiên sắp xếp giảng dạy những môn học mới hoặc đòi hỏi cập nhật phương pháp làm việc, kiến thức mới một cách thường xuyên hoặc những học phần mà hiện nay ở Việt Nam còn thiếu nguồn giảng viên có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu của học phần và của Chương trình.

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY

STTHọ và tênHọc hàmHọc vịChuyên ngành đào tạo
Nguyễn Hải ThanhPGSTSToán tin
Nguyễn Thị NguyệtPGSTSKinh tế học
Rachel ChungTSPhân tích dữ liệu
Trần Đức QuỳnhTSToán tin
Nguyễn Quang ThuậnTSToán
Vũ Việt VũTSCông nghệ thông tin
Vũ Thanh TùngTSKhoa học máy tính
Đỗ Ngọc BíchThSMarketing
Đỗ Phương HuyềnThSKinh tế, Tài chính
Nguyễn Phú HưngTSQuản trị và tài chính
Francesco MecaThSQuản trị kinh doanh
Trần Thị OanhTSCông nghệ thông tin
Lê Duy TiếnThsCông nghệ thông tin
Hoàng Kim ThuThSKinh tế, Tài chính
Lê Đức ThịnhTSToán học
Lê Hoài ThuThSPhương pháp giảng dạy tiếng Anh
Tom DenisonGSTSCông nghệ thông tin
Lê Văn LiênTSTài chính – Kế toán
Nguyễn Hà NamPGSTSKhoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo
Mai AnhTSQuản trị kinh doanh
Lemai NguyễnTSPhân tích kinh doanh
Vũ Xuân ĐoànPGSTSLuật kinh doanh quốc tế
Nguyễn Thanh Tùng PGSTSCông nghệ thông tin
Nguyễn Thị Anh ThơThSKinh tế đối ngoại
Nguyễn Thị Kim AnhPGSTSQuản trị kinh doanh
Nguyễn Thị Lan AnhThSNgôn ngữ Anh
Nguyễn Thị Minh HuyềnThSKhoa học quản lí
Nguyễn Thị Minh ThưThSKinh tế
Mẫn Quang HuyPGSTSQuy hoạch và quản lý đất đai
Nguyễn Văn HạnhTSToán tin
Nguyễn Thùy AnhTiến sĩKinh tế
Nguyễn Trung HiểnTSQuản trị kinh doanh
Lê Thị Hoài AnGSTSToán
Nguyễn Hồng HanhTSKinh doanh điện tử và dịch vụ
Phạm Hương TrangThạc sĩQuản trị kinh doanh
Phạm Ngọc HùngTSCông nghệ thông tin
Phạm Thị HuệTS Hệ thống thông tin quản lý
Phạm Thị LiênPGSTSQuản trị kinh doanh
Phạm Thị ThuỷTSGiảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài
Richard PearlThSKhoa học quản lí
Chiachi TsanGSTiến sĩ, MỹQuản trị kinh doanh
Sabri BoubakerGSTiến sĩ, PhápTài chính

Mô hình đào tạo dự kiến cho phép sinh viên chuyển tiếp sang một số đối tác uy tín như Đại học Deakin (Úc), Đại học Chatham (Hoa Kỳ) và được công nhận tương đương tín chỉ.

Thông tin chi tiết xem tại www.chuyentiep.khoaquocte.vn

Chương trình đào tạo cử nhân Phân tích dữ liệu kinh doanh.
Các thông tin về tuyển sinh bạn có thể xem TẠI ĐÂY