PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú
- Chức vụ: Trưởng Ban Khoa học Công nghệ, ĐHQGHN
- Học hàm, học vị: PGS.TS
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh
- Email: tuttt@vnu.edu.vn
Điện thoại: (84) 904.385858
Địa chỉ CQ: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Bằng cấp
- Năm 1998: Cử nhân Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Năm 2006: Thạc sỹ Kế toán Quốc tế, Đại học Tổng hợp Swinburne, Úc.
- Năm 2007: Tiến sỹ Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Năm 2018-2019: Sau Tiến sỹ, Học giả Fulbright, Chương trình US- ASEAN, tại ĐH Massachusetts Lowell, Hoa Kỳ.
Lĩnh vực nghiên cứu
Hướng nghiên cứu 1: Cơ cấu vốn và định giá doanh nghiệp
– Đặt vấn đề và lý do xác định hướng nghiên cứu: Đây là hướng nghiên cứu chính của tôi trong suốt thời gian nghiên cứu LATS, và phát triển nghiên cứu sau tiến sỹ, đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng, chuyên môn giảng dạy của tôi ở Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, trường ĐHKTQD.
– Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng kết hợp, tìy từng nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích định lượng, phân tích so sánh đối chứng, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu điển hình.
– Các đề tài khoa học đã, đang triển khai: chủ trì 01 ĐT trọng điểm cấp Bộ, số TT [1] trong mục 6 mẫu 1, tham gia 01 ĐT cấp Nhà nước KX01.16-20, tham gia 01 ĐT cấp Bộ, 01 ĐT Nafosted, hướng dẫn 01 NCS gắn với hướng nghiên cứu này.
– Kết quả nghiên cứu đã công bố/công nhận: đã hình thành và phát triển hướng nghiên cứu mới về Cơ cấu vốn của Doanh nghiệp lúc bấy giờ, phát triển các nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn, tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp. Sau đó, nhiều NCS ở Việt nam đã tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu chuyên sâu này. PGS Tú đã công bố 21/77 bài báo khoa học trên các Tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước và quốc tế.
Hướng nghiên cứu 2: Quản trị công ty trong ngân hàng và tái cấu trúc ngân hàng
– Đặt vấn đề và lý do xác định hướng nghiên cứu: Từ năm 2011, khi chuyển sang công tác tại trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN, cũng là giai đoạn Ngân hàng Nhà nước triển khai Đề án 254 tháng 11 năm 2011 về Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD), với mong muốn đóng góp về luận cứ khoa học cho một trong 3 vấn đề quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế lúc bấy giờ, tôi và nhóm nghiên cứu đã lựa chọn hướng nghiên cứu về Quản trị công ty trong ngân hàng và tái cấu trúc ngân hàng. Các chủ đề nghiên cứu chính bao gồm: các nguyên tắc và thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị công ty trong ngân hàng, tái cấu trúc ngân hàng, khẩu vị rủi ro, đặc điểm của hội đồng quản trị ngân hàng Việt nam, mối quan hệ giữa đặc điểm của quản trị công ty với hiệu quả hoạt động ngân hàng, minh bạch và công bố thông tin trong ngân hàng, thay đổi của quản trị công ty trong ngân hàng trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, tái cấu trúc chủ động và tái cấu trúc bị động, quản trị rủi ro trong NHTM. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu tạo nền tảng cho việc xây dựng CT Thạc sỹ Quản trị tổ chức tài chính của Trường ĐHKT, ĐHQGHN (năm 2016).
– Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp phân tích kinh tế lượng mới được nhóm chú trọng và áp dụng trong các nghiên cứu: phương pháp hồi quy ước lượng biến nội sinh GMM (Generalized Method of Moments), phương pháp hồi quy dữ liệu mảng FEM (Fix Effect Models), REM (Random Effect Models). Phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu chuyên gia được thực hiện, nhằm bổ khuyết những luận điểm khoa học, những kết quả ước lượng được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng. Từ đó, làm rõ thêm các bằng chứng thực tiễn của vấn đề nghiên cứu và giúp đề xuất các khuyến nghị chính sách.
– Các đề tài khoa học đã, đang triển khai: Chủ trì thực hiện đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN, STT [03] Mục 6 Mẫu 01, và tham gia 02 đề tài cấp ĐHQGHN, 01 ĐT KX01.16-20, hướng dẫn 06 NCS theo hướng nghiên cứu này.
– Kết quả nghiên cứu đã công bố/công nhận: đã hệ thống hoá lí luận về quản trị công ty trong ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế về QTCT trong NH, bổ sung khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố tác động đến QTCT trong NH, tác động của QTCT trong NH đến hiệu quả hoạt động của NH, cụ thể ở 36 bài báo, trong đó có 6 bài trên tạp chí quốc tế uy tín.
Hướng nghiên cứu 3: Tài chính ngân hàng xanh và kinh tế tuần hoàn
Đặt vấn đề và lý do xác định hướng nghiên cứu: Đây là hướng nghiên cứu hiện đại trên thế giới từ những năm đầu thế kỷ 21, khi nền kinh tế thế giới hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Ở Việt nam, để thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2045, vai trò của hệ thống TCNH trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng, khi đến 70% nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, qua hệ thống ngân hàng theo các Báo cáo quốc gia của Wordbank. Chính vì vậy, tôi đã chọn hướng nghiên cứu tài chính ngân hàng xanh, kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh phát triển xanh, bền vững nền kinh tế, và đây cũng là một trong hai chuyên ngành đào tạo của Khoa TCNH: Ngân hàng thương mại.
Đây là hướng nghiên cứu vừa chuyên sâu vừa liên ngành, với các chủ đề: kinh nghiệm quốc tế về phát triển các mô hình ngân hàng xanh, quỹ đầu tư xanh; chính sách tín dụng xanh, đầu tư xanh, các bộ chỉ số đo lường mức độ “xanh hóa” của doanh nghiệp; vai trò của Chính phủ trong việc thiết lập hệ thống tài chính xanh theo cách tiếp cận “từ trên xuống” hay “từ dưới lên”; các loại hình đầu tư xanh, các điều kiện về pháp lí, chuẩn mực kế toán bền vững, vai trò của các trung gian tài chính xanh các mô hình và cấp độ ngân hàng xanh, các mức độ phát triển của nền kinh tế tuần hoàn, sự khác biệt giữa nền kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn, các mô hình KDTH, các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn mô hình KDTH, các quyết định tài chính của DN trong mô hình KDTH trong nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng: Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình bảng cân đối liên ngành (I/O Table) nhằm lượng hóa tác động của tài chính xanh đến các ngành kinh tế. Với mô hình nghiên cứu định lượng, dữ liệu thu thập được từ khảo sát được mã hoá và lượng hoá để phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) nhằm xác định một cấu trúc trong tập các biến quan sát. Phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu chuyên gia cũng được thực hiện, nhằm bổ khuyết những luận điểm khoa học, những kết quả ước lượng được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng, làm rõ thêm các bằng chứng thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
– Các đề tài khoa học đã, đang triển khai: chủ nhiệm 01 đề tài cấp Nhà nước, 01 đề tài Nafosted, 01 ĐT trọng điểm cấp ĐHQGHN, hướng dẫn 02 NCS theo hướng nghiên cứu này.
Kết quả nghiên cứu đã công bố/công nhận: các công trình nghiên cứu đã phát triển và hoàn thiện hệ thống lý thuyết về tài chính, ngân hàng xanh, vai trò của hệ thống tài chính xanh trong phát triển kinh tế xanh ở Việt nam, xây dựng các mô hình KDTH ở Việt nam, đóng góp vào lý thuyết về kinh tế xanh ở Việt nam, cụ thể qua 18 công trình, trong đó có 05 công trình trên tạp chí quốc tế uy tín.
Các công bố
- “The Influencing of financial and nonfinancial factors on the intention of adopting circular business model – evidence from Vietnam”, accepted letter, Corporate Social Responsibility for Environmental Management, printing 6/2024, ISI top 2%
- “Exploring the Mechanisms Underlying Firms’ Intent to Adopt Circular Business Models”. Contemporary Economics, 17(4), 2023, ISI
- “Advancing the Circular Business Models in Developing Countries: Lessons from China”. Green and Low-Carbon Economy. Vol. (01) 1–9, 2023
- “Insiders, outsiders’ ownership and performance of Vietnamese firms”, Gadjah Mada International Journal of Business, 24(3), 324-341, 2022, Scopus
- “Restructuring measurements impact on bank risk after the global financial crisis – Empirical evidence from Vietnam”, Review of Pacific Basin Financial Markets and Policies, Vol. 24, No. 3, 2021, Scopus
- “Dealing with non-performing loans during the bank restructuring process in Vietnam: Assessment using the AHP and TOPSIS methods”, Gadjah Mada International Journal of Business, 22(3), 323-347, 2020, Scopus
- “Impact of Board Characteristic on Bank Risk: The case of Vietnam”, Journal of Asian Finance, Economics and Business, Vol. 7, 2020, Scopus
- “The factors affecting green investment for sustainable development”, Decision Science Letters, Vol. 9, Issue 1, 2020, Scopus
- “Impact of bank credit on export to ASEAN countries: Empirical study of Vietnam”, Asia & The Pacific Policy Studies, 9.2019, Scopus
- “The Determinants of liquidity risk of commercial banks in Vietnam”, Trần Thị Thanh Banks and Bank Systems, Volume 14, Issue 1, 2.2019, Scopus
- “Cross-Border Banking Services and Determinants of Bank Selection from Corporate Customer’s Perspective: Evidence from Vietnam”, Accounting and Finance Research, 1.2019
- “Exploring Factors Influencing the Success of Crowd funding Campaigns of Startups in Vietnam”, Accounting and Finance Research Journal, Vol7. No. 2, 2018
- “Empirical Test on Impact of Monetary Policy and Fiscal Policy on Vietnam Stock Market”, International Journal of Finance Research, Vol.8, No.2, 2017.
- “Performance of People Credit Funds in Mekong Delta River in Vietnam”, International Journal of Emerging Research in Technology and Management, Vol.5, Issues 6, 2016
- “Finding economic structure and capital structure for a greener economy”, International Journal of Economic Research, Vol.13, No.7, 2016, Scopus
- “Socio-economic impact of rural credit in Northern Vietnam: Does it differ between clients belonging to the ethnic majority and the minorities?” Asian Social Science, Vol.10, No.4, 2015.
- “Relationship between Gender Diversity on Boards and Firm’s Performance – Case Study about ASEAN Banking Sector”, International Journal of Financial Research, International Journal of Financial Research, Vol. 6. No2. 2015
- “Determinant of Access to Rural Credit and Its Effect on Living Standard: Case study about Poor Households in Northwest, Vietnam”, Journal of Financial Research, Vol. 6. No2. 2015
- “Impact of ownership structure and bank performance – an empirical test in Vietnamese banks”, International Journal of Financial Research, Vol. 6. No4. 2015
- “Green banking – International experiences and Vietnamese perspective”, Asian Social Journal, Vol. 11, No.28, 2015
- “Bank restructuring – International perspectives and Vietnam practices”, Accounting & Finance Research Journal, Volume 3, No2, 2014.
- “Comparative study on corporate governance between state-owned bank and joint stock bank in Vietnam”, SIU Journal of Management, the Vol.4, No.1
- “Testing the relationship between corporate governance and bank performance – an empirical test in Vietnam”, Asian Social Science, Vol.10, No.11, 2014.
- “Developing Corporate Governance Index for Vietnamese Banking system”, International Journal of Financial Research, Vol. 5, No. 2, June, 2014.
Sách, giáo trình, sách chuyên khảo
- “Phát triển mô hình kinh doanh tuần hoàn tại Việt Nam”, Sách chuyên khảo, Đồng Chủ biên, NXB ĐHQGHN, tháng 04/2024
- “Hệ thống cảnh báo sớm tái cấu trúc chủ động các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam”, Sách chuyên khảo, Đồng Chủ biên, NXB ĐHQGHN, tháng 04/2024
- “Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam”, Sách chuyên khảo, Chủ biên, NXB Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật, tháng 6/2021
- “Phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt nam”, Sách chuyên khảo, Chủ biên, NXB Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật, tháng 9/2020
- “Phân tích tài chính”, Giáo trình, Tái bản có bổ sung chỉnh sửa, Chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 12/2020
- “Đánh giá tác động kinh tế xã hội của cụm khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên”, Chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật, 7/2018
- “Phân tích tài chính”, Giáo trình, Chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 4/2018
- “Hệ thống tài chính ngân hàng Việt nam – sau tái cấu trúc”, Đồng tác giả, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 12/2017
- “Tài chính Ngân hàng Kế toán Xanh – Kinh nghiệm quốc tế và Hàm ý cho Việt nam”, Đồng chủ biên, NXB Khoa học Kỹ thuật, tháng 12/2016
- “Phát triển bền vững hệ thống NH Việt nam trước xu thế tái cấu trúc”, Đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 12/2016
- “Phát triển sản phẩm tài chính bất động sản ở VN”, Đồng chủ biên, NXB Khoa học Kỹ thuật, tháng 12/2015
- “Quản trị công ty trong ngân hàng – thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt nam”, Chủ biên, 2/ 2015, NXB Đại học quốc gia Hà nội
- “Đổi mới chính sách công – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt nam”, Đồng tác giả, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 8/2015
- “Kinh tế Việt nam 2012 – đối diện thách thức tái cơ cấu”, NXB Đại học quốc gia Hà nội, Đồng tác giả, 5/2012
- “Giám sát khu vực tài chính Việt nam – sự cần thiết và điều kiện thực hiện“, NXB Lao động xã hội, Đồng tác giả, 6/2012
- “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt nam – 10 năm nhìn lại và định hướng tương lai“. Đồng tác giả, Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận Tải, 2011
- “Những vấn đề tài chính ở Việt nam sau khủng hoảng“. Đồng chủ biên, Nhà Xuất bản Giao Thông Vận Tải, 2010.
- “Financing Vietnam’s growth: domestic and foreign sources of Development” tiếng Việt và tiếng Anh. Đồng chủ biên, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2009
- “Vượt qua bẫy thu nhập trung bình – Cơ hội và thách thức với Việt nam“. Đồng tác giả, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2009.
- “Tài chính doanh nghiệp – dùng cho ngoài ngành“. Đồng tác giả, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, 2009.
- “Rào cản cho tăng trưởng kinh tế Việt nam“. Đồng tác giả, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2004.
Đề tài, dự án
Đề tài, dự án, nhiệm vụ KHCN các cấp đã chủ trì hoặc tham gia trong 10 năm gần nhất
- “Thúc đẩy doanh nghiệp tuần hoàn trong nền kinh tế Việt Nam”, Đề tài cấp ĐHQGHN, Chủ nhiệm đề tài, 2021-2023.
- “Nâng cao năng lực nữ lãnh đạo trong giáo dục đại học hướng tới thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa”, Dự án hỗ trợ hợp tác của Vương quốc Anh -Việt Nam, Chủ nhiệm dự án, 2021- 2023.
- “Phát triển hệ thống tài chính xanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh ở Việt Nam”, Đề tài Nhà nước, Chủ nhiệm đề tài, 2018-2020
- “Luận cứ khoa học cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam”, Đề tài Nhà nước, Thành viên chính, 2017-2019
- “ Nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo trong quản trị công ty”, Dự án Small Grant, Đại sứ quản Úc tài trợ, Trưởng nhóm nghiên cứu, 2018-2019
- “Nghiên cứu mô hình giám sát tài chính trên cơ sở rủi ro đối với các NHTMVN”, ĐTNN, Thành viên, Nafosted, 2016-2018
- “ Năng lực của hệ thống NHTMVN trong bối cảnh hội nhập ASEAN”, Thư kí khoa học, Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia, 2017-2019
- “Vai trò của ngân hàng xanh trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt nam”, Chủ nhiệm đề tài, Đề tài cấp nhà nước, 2014-2016
- “Đánh giá tác động của cụm khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên”, Chủ nhiệm đề tài , Đề tài cấp tỉnh, 2015-2017
- “Rà soát, đánh giá các Chương trình mục tiêu quốc gia ở Tây Bắc”, Đề tài cấp Nhà nước, Chương trình KHCN trọng điểm phát triển bền vững KTXH các tỉnh vùng Tây BắcThư ký, 2013-2015
- “Nâng cao năng lực quản trị công ty của lãnh đạo các NHTM Việt nam”, Dự án quốc tế, Worldbank tài trợ, Trưởng nhóm dự án, 9/2014-9/2015
- “Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực quản trị điều hành của các NHTM Việt nam”, Chủ nhiệm Đề tài trọng điểm cấp Đại học quốc gia, 2012-2014
- Nâng cao năng lực giám sát tổ chức tài chính vi mô ở Việt nam”, Chuyên gia tư vấn quốc gia, Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thế giới, 2012
- “Đánh giá tác động kinh tế xã hội của Dự án Tài chính nông thôn 3”, Báo cáo đánh giá cuối kỳ, Trưởng nhóm tư vấn, Ngân hàng Thế giới, 2012-2013
- “Chất lượng công bố thông tin và hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt nam“, Đề tài cấp Bộ GD&ĐT, Thư ký, 2012-2013
- “Tác động của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các ông ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam“, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài, 2009-2010.
- “Nâng cao năng lực quản trị tài chính và năng lực tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Phước“, Đề tài khoa học cấp Tỉnh, Thành viên, 2010-2011.
- “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa ở Miền Trung“, Đề tài cấp Bộ GD&ĐT, Thư ký, 2011-2012.
- “Phát triển hệ thống bền vững hệ thống ngân hàng Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài trọng điểm cấp Đại học quốc gia, Thành viên, 2011-2013
- “Đánh giá tác động kinh tế xã hội của Dự án Tài chính nông thôn 3”, Báo cáo đánh giá giữa kỳ, Trưởng nhóm tư vấn, Ngân hàng Thế giới, 2011