Nghiên cứu về tài sản thương hiệu xanh và nghệ thuật


Ngày 08/08/2024 vừa qua, Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tổ chức thành công seminar với chủ đề “Một số kết quả nghiên cứu về tài sản thương hiệu xanh và nghệ thuật”. Chương trình đã thu hút sự tham gia của các sinh viên Trường Quốc tế và các cán bộ, giảng viên quan tâm. Diễn giả của chương trình là  PGS.TS. Vũ Xuân Đoàn, TS. Trương Thị Huệ, và ThS. Nguyễn Thị Minh Huyền. 

Bài nghiên cứu của TS. Trương Thị Huệ khám phá về tài sản thương hiệu (brand equity) sử dụng phương pháp trắc lượng thư mục.
Seminar đề cập đến chủ đề “thương hiệu xanh” từ góc nhìn tổng quan đến các quan sát và ứng dụng trong thực tế. Theo đó, tại phần đầu tiên, buổi tọa đàm đi vào phần giới thiệu tổng quan về thương hiệu xanh và cách nhánh nghiên cứu liên quan hiện nay. 
TS. Trương Thị Huệ với chủ đề “Phân tích trắc lượng thư mục các nghiên cứu về tài sản thương hiệu xanh” khám phá về tài sản thương hiệu (brand equity) sử dụng phương pháp trắc lượng thư mục. Trước hết, tác giả làm rõ định nghĩa và các minh chứng về tính mới của trong các nhánh nghiên cứu về chủ đề “thương hiệu xanh.” Với các bài viết về chủ đề này nổi bật từ khoảng năm 2010, tác giả giới thiệu phương pháp phù hợp bên cạnh tính mới của chúng. Phân tích trắc lượng thư mục được giới thiệu chi tiết cùng với một số lưu ý liên quan nhằm hướng đến chất lượng nghiên cứu ở mức độ cao, ví dụ: tính đồng nhất của dữ liệu và cách lựa chọn tài liệu hiệu quả. 
Tác giả tiếp tục nói đến cách thức phân tích dữ liệu thông qua EXCEL và VOS viewer, kèm theo một số các lưu ý liên quan đến việc phân tích và trình bày kết quả. Tác giả kết luận bằng việc nhấn mạnh vào sự cần thiết của xây dựng “thương hiệu xanh” ở cả góc độ doanh nghiệp và cá nhân. 
ThS. Nguyễn Thị Minh Huyền chia sẻ góc nhìn và quan sát của bản thân, kết hợp với thực tế rằng Starbucks có tốc độ phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. 
Tiếp nối về chủ đề thương hiệu xanh về mặt lý thuyết, bài nghiên cứu tiếp theo làm rõ chủ đề thông qua xem xét một trường hợp của doanh nghiệp phát triển “thương hiệu xanh” trong thực tế (Starbucks). Bài nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Minh Huyền với chủ đề “Xây dựng tài sản thương hiệu xanh thông qua marketing xanh: Trường hợp Starbucks” tập trung chia sẻ góc nhìn và quan sát của bản thân, kết hợp với thực tế rằng Starbucks có tốc độ phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. 
Tác giả đề cập đến lý thuyết đằng sau về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vì sao có thể phù hợp với hình ảnh “thương hiệu xanh”, bao gồm: sản phẩm xanh, giá xanh, phân phối xanh, và khuyến mại xanh. Các quan sát thực tế và ví dụ đã được gắn với các ý được thông tin một cách thuyết phục. Tác giả cũng đưa ra các tài liệu tham khảo liên quan đến cơ chế giúp lý giải vì sao xu hướng này lại có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở hiện tại và tương lai. 
Theo tác giả, yếu tố chính quyết định tính “thương hiệu xanh” của Starbucks là tính nhất quán trong đưa ra thông điệp và phát triển sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường và gắn kết cộng đồng địa phương trên phạm vi toàn cầu. Một số lý do khác cũng được thảo luận và liệt kê như: (i) sử dụng nguyên liệu đầu vào bằng thợ thủ công, (ii) sử dụng năng lượng tái chế, (iii) xử lý chất thải và khác thân thiện với môi trường, và (iv) thiết kế các vật dụng khác liên tục và thân thiện với môi trường. 
Vậy làm sao để mỗi chúng ta cũng có thể xây dựng một “thương hiệu xanh” cho riêng mình, bài nghiên cứu của PGS.TS. Vũ Xuân Đoàn với chủ đề “Nghệ thuật Gothic”chia sẻ một góc nhìn về nghệ thuật Gothic. Mở đầu, tác giả dẫn nhập vào câu chuyện vì sao Obama lại được đón nhận tại Việt Nam, đó là, hiểu biết văn hóa bản địa. 
PSG. TS. Vũ Xuân Đoàn chia sẻ về “nghệ thuật Gothic”.
Bài nghiên cứu tập trung vào nghệ thuật Gothic, nền tảng từ Thiên Chúa Giáo, như nguồn gốc và sự khác biệt so với các văn hóa trước đó (ví dụ: kiến trúc La Mã). Về những đặc điểm của kiến trúc Gothic, tác giả nhấn mạnh một số các đặc điểm chính, ấn tượng và tạo điểm nhấn, thay vì bao quát toàn bộ các đặc điểm của các tòa nhà. Các quan sát thực tế được sử dụng để minh chứng các điểm về mặt lý thuyết ở phần trước, và được kết luận như sau“Gothic được coi là kiến trúc tài nghệ đỉnh cao của những tư duy kỹ thuật rất táo bạo” (Sainte-Chapel 1248 Paris). Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị làm sao để trong xây dựng “thương hiệu xanh” cho bản thân, thông qua việc hiểu biết và kết nối với các mối quan hệ xung quanh. 
Người tham dự seminar chụp ảnh lưu niệm.
Sau phần chia sẻ của ba diễn giả, người tham dự đã đặt ra nhiều câu hỏi thú vị cho ba vị diễn giả, gắn liền vào những câu chuyện cá nhân, niềm tin, và ý nghĩa của việc phát triển mối quan hệ bản thân, tính mới và tính thực tiễn của chủ đề trong thực tế.
Tin bài và ảnh
Lê Văn Đạo
Khoa Kinh tế và Quản lý