Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội và Hiệp hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam (AVSE Global) là đơn vị đồng tổ chức Hội thảo quốc tế thường niên EFIS. Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tạo diễn đàn cho các nhà khoa học trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận các vấn đề, những thách thức trong đổi mới, kinh doanh và tài chính. Đây cũng là dịp lý tưởng để các học giả Việt Nam trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dự án nghiên cứu với các đồng nghiệp quốc tế.
Các chủ đề chính của Hội thảo:
- Corporate Digital Transformation
- Innovation Growth Strategies
- Innovation Management
- Business Model and Innovation
- Entrepreneurship/ Intrapreneurship and Innovation
- Digital Innovation and Knowledge Management
- Digital Human Resources, Financing of Digital Innovation
- Electronic Markets and Trading Platform
- FinTech and Alternative Finance
- Crowdfunding
- P2P Lending
- Governance and Financing of High-Tech Firms
- Crypto Assets
- Digital Finance and Banking
- Sustainability in Digital World
Thông tin chi tiết tại: https://efis.sciencesconf.org/
Tin bài:
HỘI THẢO QUỐC TẾ Computing4Human 2022
Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đăng cai tổ chức “Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm (Computing4Human)” tại Hà Nội, Việt Nam.
Mục tiêu của Hội thảo là tạo diễn đàn cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý kỹ thuật AI thảo luận các phương pháp luận trí tuệ nhân tạo cho các ứng dụng thân thiện với người dùng (lấy con người làm trung tâm) và các vấn đề mới do sự ra đời của các kỹ thuật AI.
Các chủ đề chính của Hội thảo:
- Điện toán trong khoa học xã hội và nhân văn (Computational Humanities and Social Sciences)
- Cơ sở hạ tầng thông minh (Smart Infrastructure)
- Y tế thông minh (Smart Healthcare)
- Viễn thông xanh và bảo mật trong Internet vạn vật (Secure and Green IoT Communications)
- Hệ thống khuyến nghị và truy vấn (Explainable Recommendation and Retrieval)
- Trí tuệ kinh doanh (Business Intelligence)
- Logistics điện tử (E-Logistics)
- Chuyển đổi số trong kinh doanh (Digital Transformation in Business
HỘI THẢO QUỐC TẾ Computing4Human 2021
Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm (Computing4Human) do Đại học Chung Ang, Hàn Quốc và Trường Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức năm 2021.
Mục tiêu của Hội thảo là tạo diễn đàn cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý kỹ thuật AI thảo luận các phương pháp luận trí tuệ nhân tạo cho các ứng dụng thân thiện với người dùng (lấy con người làm trung tâm) và các vấn đề mới do sự ra đời của các kỹ thuật AI.
Các chủ đề chính của Hội thảo:
- Smart Infrastructure Track
- Smart Healthcare Track
- Secure and Green IoT Communications Track
- Explainable Recommendation and Retrieval Track
Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì 01 phiên quan trọng với chủ đề “Business Intelligence Track”.
Các bài nghiên cứu gửi về Hội thảo được chấp nhận sẽ đăng trên Kỷ yếu của Hội thảo được chỉ mục tại Scopus.
HỘI THẢO QUỐC TẾ ICECH 2022
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội – Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân – Khoa Kinh doanh và Quản lý, Đại học Đà Nẵng – Đại học Kinh tế, Trường Quốc tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Hertfordshire (Anh), AVSE Global (Pháp) và Trường Quản lý PPM (Indonesia) tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 10 về các thách thức mới nổi: Thích ứng chiến lược trong thế giới bất định (SAWU) tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (các phiên họp trực tuyến dành cho những người tham gia quốc tế) năm 2022.
ICECH2022 cung cấp một diễn đàn cho các học giả và chuyên gia chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và kiến thức để thích ứng và chiến lược kinh doanh trong thời kỳ hậu Covid cũng như những bất ổn và phức tạp khác nhau trên thế giới ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tác giả của các bài được chấp nhận sẽ được mời trình bày tác phẩm của mình tại Hội thảo. Ngoài ra, tác giả của các báo cáo xuất sắc cũng sẽ được mời gửi bài báo của họ cho một số đặc biệt hoặc một số thường kỳ để xem xét công bố trên các tạp chí uy tín được lựa chọn. Các bài báo này cũng sẽ trải qua một quy trình thẩm định chính thức của tạp chí.
Các chủ đề chính của Hội thảo:
Lĩnh vực quản lý
– Hệ thống thông tin quản lý và kinh doanh điện tử
– Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
– Định hình hiệu quả phân phối khách sạn
Lĩnh vực Quản lý chuỗi cung ứng và vận hành
– Quản lý chuỗi cung ứng bền vững
– Quản lý chuỗi cung ứng số hóa
– Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng
– Khả năng phục hồi SCM trong bối cảnh mới của Đại dịch COVID
– Công nghiệp tinh gọn 4.0
Lĩnh vực Tài chính và ngân hàng
– Tài chính Doanh nghiệp, Quản trị Doanh nghiệp và Bảo hiểm
– Tiền kỹ thuật số & Tiền điện tử
– Dòng đầu tư quốc tế & Thị trường tài chính
– Tỷ giá hối đoái, chính sách tài khóa và tiền tệ
– Các tập đoàn tài chính và ngân hàng xanh
– Ngân hàng Đa dạng hóa và Ngân hàng Phổ thông
– Phân tích và quản lý rủi ro của các tổ chức ngân hàng
Lĩnh vực Đổi mới và Công nghệ
– Đổi mới xã hội
– Quản lý chiến lược
– Cộng đồng khởi nghiệp
– Đổi mới sáng tạo và Công nghệ mới nổi trong thế giới kinh doanh mới
Lĩnh vực Kế toán và kiểm toá
– Kế toán bền vững
– Kế toán và Kiểm toán kỹ thuật số
– Kế toán sáng tạo
– Kế toán khu vực công trong bối cảnh bình thường mới
Cơ hội công bố:
– Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics (SSCI, IF = 3.979)
– VNU Journal of Science: Economics and Business
– Journal of Economic Studies (The University of Danang – University of Economics)
– Journal of Asian Business and Economic Studies (JABES) (Scopus; ESCI-WoS)
– Journal of Management and Business Review (JMBR
– Journal of Vietnam’s Socio-Economic Development
– Journal of International Economics and Management (JIEM)
– Journal of Risk Finance (ESCI, Scopus Q3)
– Pacific Asia Journal of the Association for Information System (ESCI)
Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với IEEE CAS Vietnam Chapter và Viện Công nghệ thông tin ĐHQGHN tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về Mạch tích hợp, thiết kế và kiểm chứng (ICDV 2024) tại Hà Nội, Việt Nam. Hội nghị ICDV là sự kiện học thuật thú vị và là diễn đàn khoa học quốc tế để các học giả, nhà khoa học trong và ngoài nước cùng trao đổi các kết quả, kinh nghiệm và thành tựu mới nhất trong hoạt động nghiên cứu, phát triển liên quan đến thiết kế vi mạch, thiết kế thiết bị điện tử và các vấn đề liên quan đến công nghệ ứng dụng chip bán dẫn.
Các mốc thời gian quan trọng:
– Thời gian diễn ra Hội thảo: ngày 6 – 7 tháng 6 năm 2024
– Nộp báo cáo toàn văn: ngày 15 tháng 3 năm 2024
– Thông báo chấp nhận: ngày 15 tháng 4 năm 2024
– Thời gian sẵn sàng xuất bản: ngày 20 tháng 4 năm 2024
– Đăng ký trước: ngày 20 tháng 4 năm 2024
Ban chỉ đạo:
– PGS.TS. Trần Xuân Tú – Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN
– PGS. TS. Lê Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Quốc tế, ĐHQGHN
– TS. Kunio Uchiyama, Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến Quốc gia Nhật Bản
Diễn giả chính:
– TS. Noriaki Sakamoto, Công ty điện tử và công nghệ bán dẫn Renesas Electronics
– TS. Orazio Aiello, Đại học Genova, Italy
Cơ hội xuất bản:
– Tất cả các bài viết được chấp nhận và trình bày tại ICDV sẽ được đưa vào kỷ yếu hội thảo với số ISBN và sẽ được gửi để đưa vào 𝐈𝐄𝐄𝐄 𝐗𝐩𝐥𝐨𝐫𝐞® (bản quyền sẽ được giao cho IEEE). Kỷ yếu của các hội thảo ICDV thường xuyên được lập chỉ mục bởi Scopus và được liệt kê trong chỉ số trích dẫn kỷ yếu hội nghị (CPCI) của Clarivate.
Đặc biệt, Trường Quốc tế chủ trì 02 phiên thảo luận chính:
– Signal Processing in Manufacturing Applications, chủ tọa 𝐏𝐆𝐒. 𝐓𝐒. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂̃𝐧 𝐍𝐡𝐮̛ 𝐓𝐮̀𝐧𝐠, Trường Quốc tế.
– Intelligent Control and Artificial Intelligence, chủ tọa 𝐓𝐒. 𝐋𝐞̂ 𝐗𝐮𝐚̂𝐧 𝐇𝐚̉𝐢, Trường Quốc tế.
Năng lực tiếng Anh đã trở thành một năng lực thiết yếu của người lao động trong thời đại toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày nay. Vì vậy, để chuẩn bị cho người học của mình đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động sau khi tốt nghiệp, hầu hết các chương trình đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay đều có các học phần tiếng Anh bắt buộc, và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thường bao gồm các yêu cầu về chuẩn đầu ra năng lực tiếng Anh. Tuy nhiên, việc thiết kế chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo các học phần tiếng Anh thế nào cho hiệu quả và đạt được các mục tiêu đầu ra, cũng như đáp ứng được nhu cầu và tạo động cơ học tập tích cực cho người học vẫn đang là một câu hỏi lớn cho nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các trường đa ngành và liên ngành. Nhằm tạo ra diễn đàn chuyên môn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, cũng như học hỏi từ các chuyên gia quốc tế và trong nước về các vấn đề này, Trường Quốc tế phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo quốc tế chuyên đề về “Xu thế mới trong đào tạo tiếng Anh tại các trường đại học đa ngành và liên ngành”.
Các chủ đề chính tại hội thảo:
- Phương pháp giảng dạy tiếng Anh
- Khung năng lực ngoại ngữ
- Khung chương trình và giáo trình tài liệu
- Các vấn đề chung của giảng dạy tiếng Anh
Năm 2021, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội vinh dự là đơn vị đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế MCO lần thứ 4. Hội thảo diễn ra vào các ngày 13 – 14 tháng 12 năm 2021. MCO 2004, MCO 2008 và MCO 2015 trước đó được tổ chức tại Trường Đại học Lorraine, CH. Pháp.
Hội thảo tổ chức nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên Trường Quốc tế và các nhà khoa học trên cả nước học hỏi, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học trên thế giới, đồng thời giúp nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu, lĩnh hội và tiếp thu khoa học công nghệ mới, tạo điều kiện để các nghiên cứu sinh, cán bộ, giảng viên công bố các công trình khoa học và kết quả nghiên cứu.
Chủ đề của MCO 2021 về mô hình hóa, tối ưu hóa tính toán trong khoa học quản lý và hệ thống thông tin, an toàn, bảo mật thông tin. Đây cũng sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước thảo luận về những nghiên cứu và phát triển gần đây trong lĩnh vực khoa học máy tính, công nghệ thông tin, an toàn, bảo mật thông tin, lập trình toán học và các nghiên cứu liên quan đến vấn đề tối ưu.
Hội thảo sẽ bao gồm 5 phiên:
- Security
- Optimization and Decision Making
- Data Mining Theory
- System and Application
- Computer Vision and Image Processing
- Computer Communications and Netsworks
Kỷ yếu của Hội thảo được đăng trên Advances in Intelligent Systems and Computing của Nhà xuất bản Springer – Verlag và được lập chỉ mục bởi kỷ yếu ISI, DBLP, Ulrich’s, EI – Compendex, SCOPUS, Zentralblatt Math, MetaPress, Springerlink.
Năm 2019, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Kansai (Nhật Bản) và Đại học Soochow (Đài Loan) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Sử dụng tiếng Anh như phương tiện trong giảng dạy và nghiên cứu: Cơ hội và thách thức tại các quốc gia châu Á” (Moving Forward in English as a Medium of Instruction: Challenges and Prospects in Asian Countries).
Tiếng Anh như một phương tiện trong giảng dạy và nghiên cứu (English as a medium of instruction – EMI) là một chiến lược được áp dụng tại nhiều trường đại học nơi tiếng Anh là ngoại ngữ. Quan điểm này bắt nguồn từ các nước Châu Âu như Thụy Điển, Phần Lan, New Zealand vào đầu những năm 2000, sau đó lan rộng ra các nước Châu Á như Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản. Hiện nay, hơn 20 trường đại học ở Việt Nam áp dụng EMI trong nhiều lĩnh vực, ngành học khác nhau. Trong quá trình này, các giảng viên, sinh viên Việt Nam đã gặp nhiều thách thức liên quan tới năng lực ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy, học liệu và trang thiết bị. Chính vì vậy, hội thảolà diễn đàn để các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng viên chia sẻ các quan điểm, chính sách, kinh nghiệm về EMI; qua đó xác định những thuận lợi và khó khăn khi cung cấp các bài giảng bằng tiếng Anh cũng như đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại Việt Nam.