1. Hoạt động đào tạo
a) Tổ chức đào tạo Chương trình Cử nhân Ngôn ngữ Anh; các chương trình bằng kép cử nhân Ngôn ngữ Anh, xây dựng chương trình, học liệu, giáo trình phục vụ cho Chương trình đào tạo (CTĐT) cử nhân Ngôn ngữ Anh.
b) Tổ chức đào tạo chương trình Đào tạo dự bị đại học (gồm tiếng Anh cơ sở), xây dựng chương trình, học liệu, giáo trình phục vụ cho chương trình.
c) Tổ chức đào tạo các môn tiếng Anh học thuật 1&2 cho SV đại học, tổ chức biên soạn đề cương chi tiết, xây dựng học liệu, giáo trình phục vụ cho môn học.
d) Tổ chức đào tạo các môn tiếng Anh chuyên ngành 1&2 cho SV đại học, tổ chức biên soạn đề cương chi tiết, xây dựng học liệu, giáo trình phục vụ cho môn học.
e) Tham mưu tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Trường;
f) Tổ chức nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã công bố;
g) Chịu trách nhiệm chuyên môn về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, phương pháp giảng dạy đối với các học phần được giao trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Trường.
h) Liên kết với các đơn vị đào tạo ngoại ngữ, doanh nghiệp sử dụng nhân lực ngoại ngữ trong và ngoài nước phát triển đào tạo, dịch vụ và chuyển giao công nghệ đào tạo, thực hành thực tập, tạo cơ hội việc làm cho người học.
2. Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN)
a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động KHCN và hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức KHCN, thực hiện các dịch vụ KHCN nhằm gắn nghiên cứu khoa học với thực tế giảng dạy và học tập; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của Khoa.
Hiện nay các cán bộ của Khoa đã và đang tham gia làm chủ nhiệm đề tài và thành viên của nhiều đề tài NCKH cấp cơ sở và cấp Đại học Quốc gia, tham gia nhiều hội thảo khoa học trong và ngoài nước, có bài gửi đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài. Hoạt động này vừa góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo tại Khoa, vừa giúp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong giảng dạy và nghiên cứu.
Một số hướng nghiên cứu trọng tâm của Khoa:
– Ngôn ngữ học ứng dụng: công nghệ ngôn ngữ, ngôn ngữ máy tính, ngôn ngữ các chuyên ngành chuyên sâu như kinh doanh – CNTT
– Phương pháp giảng dạy, chính sách giáo dục ngoại ngữ
– Giáo dục đa ngôn ngữ, văn học đa ngôn ngữ
– Liên ngành ngoại ngữ – giáo dục – văn hóa
– Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ
– Biên phiên dịch chuyên sâu
– Giao thoa văn hóa
– Ngôn ngữ học đối chiếu