GIỚI THIỆU CHUNG
Ngành đào tạo Quản trị khách sạn, Thể thao và Du lịch | Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh |
Thời gian đào tạo: 3,5 năm | Văn bằng: Cử nhân Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch. |
Chương trình Cử nhân khoa học ngành Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch được tổ chức đào tạo toàn phần tại Trường Quốc tế với 10 học kì trong 3.5 năm do trường Đại học Troy – Hoa Kỳ cấp bằng. Là trường đại học công lập lâu đời được thành lập từ năm 1887 tại Alabama, Hoa kỳ, Trường Đại học Troy đã vinh dự được công nhận có chất lượng giáo dục bậc nhất, uy tín nhất phía nam Hoa Kỳ hay trường công lập tốt nhất tại Hoa Kỳ do hiệp hội các trường đại học phía Nam Hoa Kỳ – SACS, tạp chí The Princeton Review hay tạp chí Forbes Magazine trao tặng.
Phương pháp giảng dạy, đánh giá tiên tiến được áp dụng nhằm nâng cao ý thức tự học, tự phát triển và sáng tạo của sinh viên. Với mục tiêu tăng cường kiến thức và các kĩ năng thông qua trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên, các môn học đều được thiết kế và giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, có sự kết hợp giữa các giảng viên và chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, học phần Thực tập (6 tín chỉ) yêu cầu sinh viên thực tập thực tế tại các công ty, tổ chức trong ngành du lịch và khách sạn. Do vậy, với lợi thế về ngôn ngữ và kĩ năng nghề nghiệp tốt, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, thể thao và du lịch có thể làm việc và cơ hội phát triển trong các doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài, các công ty du lịch, các khách sạn, nhà hàng của Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.
Điểm nổi bật của chương trình là việc áp dụng nguyên các học phần và số tín chỉ trong chương trình gốc của trường Đại học Troy, có điều chỉnh phù hợp với qui định chung của ĐHQGHN cũng như để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và khu vực. Theo khung chương trình đào tạo, sinh viên được lựa chọn giữa chuyên ngành chuyên sâu là: Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch cho 27 tín chỉ đào tạo và sau đó là hai tiểu ngành ngược với chuyên ngành chính với là tiểu ngành Quản trị Khách sạn (cho chuyên ngành Quản trị Du lịch – 18 tín chỉ) và tiểu ngành Quản trị Du lịch (cho chuyên ngành Quản trị Khách sạn – 18 tín chỉ). Trong quá trình đào tạo, giảng viên của trường Đại học Troy sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy cho 13 học phần tương ứng với 42/122 tín chỉ.
Chuẩn đầu ra về kiến thức
– Hiểu và vận dụng kiến thức về văn học, nghệ thuật và lịch sử thế giới, về kinh tế vi mô, vĩ mô, thống kê và máy tính;
– Hiểu và vận dụng những kiến thức cốt lõi về quản lí nói chung và kinh doanh ngành khách sạn, nhà hàng, thể thao và du lịch nói riêng;
– Hiểu và vận dụng được những kiến thức nền tảng về quản trị, marketing, gia tăng thu nhập, phương pháp nghiên cứu, quản trị sự kiện trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn và thể thao;
– Cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực quản trị khách sạn, du lịch, và thể thao;
– Ứng dụng những kiến thức chuyên sâu về kinh doanh dịch vụ trong: khách sạn – du lịch, hiệp hội du lịch, địa điểm du lịch (công viên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử,..);
– Điều hành khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm hội nghị, sòng bạc, dịch vụ bán lẻ,... và các dịch vụ giải trí khác;
– Thực hiện công việc quản trị chương trình quảng cáo, quản trị sự kiện, quản trị cơ sở vật chất, giám sát qui trình.
Chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ
– Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh;
– Kỹ năng thu thập, xử lý và phân tích thông tin để giải quyết các vấn đềtựnghiên cứu và ra quyết định trong kinh doanh;
– Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống;
– Kỹ năng lập kế hoạch, điều hành hoạt động;
– Tư duy suy xét.
Chuẩn về thái độ và đạo đức
– Có trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp;
– Có tinh thần hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và cá nhân bên ngoài tổ chức;
– Có ý thức chấp hành pháp luật;
– Có năng lực tự chủ;
– Nhận biết trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ môi trường;
– Có tinh thần tự học tập suốt đời và chia sẻ kiến thức.
Chuẩn đầu ra về ngoại ngữ
Sử dụng thành thạo tiếng Anh (phát triển toàn diện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đạt trình độ tương đương IETLS 6.0).
Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, thể thao và du lịch có thể làm việc trong các doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài, các công ty du lịch, các khách sạn, nhà hàng của Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ với những vị trí công tác như sau:– Cán bộ quản lý du lịch tại các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa và du lịch như Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở văn hóa thể thao du lịch các tỉnh, thành phố, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các hội, hiệp hội liên quan đến du lịch,…;– Cán bộ điều hành, quản lý tại các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí (khu du lịch, công viên giải trí…);
– Nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ tại các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về du lịch;
– Cán bộ dự án trong lĩnh vực du lịch – vui chơi giải trí cho các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế;
Khả năng học tập sau tốt nghiệp
Cấu trúc chương trình Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch của Trường Đại học Troy được thiết kế gồm 6 phần như sau:
– Phần 1: Tiếng Anh (6 tín chỉ);
– Phần 2: Nhân văn/ Mỹ thuật (12 tín chỉ);
– Phần 3: Toán/ Khoa học (11 tín chỉ);
– Phần 4: Lịch sử và Khoa học xã hội (12 tín chỉ);
– Phần 5: Các môn học cơ bản (7 tín chỉ);
– Phần 6: Khung chương trình cốt lõi (27 tín chỉ), nhóm các môn chuyên ngành (27 tín chỉ) và tiểu ngành (18 tín chỉ).
Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch liên kết giữa Trường Quốc tế và trường Đại học Troy được sử dụng nguyên các học phần và số tín chỉ trong chương trình gốc của trường Đại học Troy. Nội dung của một số học phần được điều chỉnh/bổ sung để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và khu vực. Theo quy định của trường Đại học Troy, chuyên ngành Quản trị thể thao chưa được tổ chức đào tạo ở nước ngoài, cùng với thực tế đào tạo ở Việt Nam, Trường Quốc tế và trường Đại học Troy đã thống nhất lựa chọn 2 chuyên ngành: Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch. Trong phần chuyên ngành, sinh viên có thể lựa chọn một trong hai chuyên ngành: Quản trị Khách sạn (27 tín chỉ) hoặc Quản trị Du lịch (27 tín chỉ). Sinh viên sẽ lần lượt học qua 9 học phần của chuyên ngành mà sinh viên lựa chọn, sau đó ở kì tiếp theo, sinh viên sẽ lựa chọn tiếp các tiểu ngành ngược lại với chuyên ngành đã chọn. Tương ứng với hai chuyên ngành là hai tiểu ngành: tiểu ngành Quản trị Khách sạn (cho chuyên ngành Quản trị Du lịch – 18 tín chỉ) và tiểu ngành Quản trị Du lịch (cho chuyên ngành Quản trị Khách sạn – 18 tín chỉ).
Trong quá trình giảng dạy, dự kiến 12 giảng viên của trường Đại học Troy sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy cho 13 học phần của chương trình. Ngoài ra, trong chương trình, với mục tiêu tăng cường kiến thức và các kĩ năng thông qua trải nghiệm cho sinh viên, sinh viên sẽ phải tham gia học phần Thực tập (6 tín chỉ).
Chi tiết khung chương trình đào tạo, xem TẠI ĐÂY
Chương trình áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến đang được sử dụng tại trường Đại học Troy, có điều chỉnh cho phù hợp với các quy định chung của ĐHQGHN. Chương trình thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến (như các bài kiểm tra ngắn; tiểu luận cá nhân và tiểu luận nhóm; báo cáo dạng tiểu luận kèm thuyết trình; nghiên cứu tình huống; thực tế doanh nghiệp và bài thi cuối kỳ) nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của sinh viên.
Chương trình cũng nhấn mạnh vào phương pháp học tập thông qua nghiên cứu – tức tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, chương trình cũng khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.
Stt | Họ tên GV | Học hàm học vị | Lĩnh vực chuyên môn | Học phần/ Module giảng dạy |
1 | Robert P. Mathner | Tiến sĩ | Quản trị Thể Thao | Viết luận tiếng Anh I, Viết luận tiếng Anh II |
2 | Win (Gi-Young) Koo | Tiến sĩ | Quản trị Thể Thao | Viết luận tiếng Anh I, Viết luận tiếng Anh II |
3 | Min Kil Kim | Tiến sĩ | Sức Khỏe và Hiệu Suất Làm Việc | Hội thảo chuyên đề về Quản trị khách sạn, thể thao và du lịch |
4 | Shuangyu (Shannon) Xu | Tiến sĩ | Quản trị Giải trí và Du lịch | Văn học thế giới trước năm 1660, Văn học thế giới sau năm 1660, Những vấn đề hiện tại trong du lịch |
5 | Lisa Kate Price-Howard | Tiến sĩ | Giải trí và Du lịch | Văn học thế giới trước năm 1660, Văn học thế giới sau năm 1660, Phương pháp nghiên cứu trong Quản trị khách sạn, thể thao và du lịch, Quản trị du lịch |
6 | Vũ Xuân Đoàn | PGS | Luật, Dịch thuật | Lịch sử nghệ thuật phương Tây, Lịch sử thế giới cận đại, Xã hội học đại cương |
7 | Ngô Tự Lập | Tiến sĩ | Luật, Dịch thuật | Lịch sử nghệ thuật phương Tây, Nghệ thuật thị giác, |
Nguyễn Đức Nam | Thạc sỹ | Tâm lý học, Giáo dục học | Nghệ thuật thị giác Tâm lí học đại cương | |
9 | Đinh Phương Linh | Thạc sỹ | Tâm lý học, Xã hội học | Xã hội học đại cương |
10 | Lê Đức Thịnh | Tiến sĩ | Toán học | Vật lý đại cương, Thống kê kinh tế |
11 | Nguyễn Hải Thanh | PGS | Toán học | Toán cao cấp, Thống kê kinh tế |
12 | Lê Thu Hà | Tiến sĩ | Sinh học, Sinh thái học | Sinh học đại cương |
13 | Nguyễn Thị Hồng Vân | PGS | Di truyền học | Sinh học đại cương |
14 | Phạm Văn Thủy | Tiến sĩ | Việt Nam trong lịch sử thế giới, thời kỳ hội nhập hóa | Lịch sử thế giới cận đại |
15 | Vũ Thanh Vân | Tiến sĩ | Tiếng Anh, Báo chí | Chính trị thế giới Địa lí kinh tế và môi trường |
16 | Phạm Hoàng Tú Linh | Tiến sĩ | Kinh tế quốc tế, luật quốc tế | Tâm lí học đại cương |
17 | Nguyễn Thị Anh Thơ | Thạc sỹ | Luật kinh tế quốc tế, Kinh tế đối ngoại | Địa lý kinh tế và môi trường Chính trị thế giới, |
18 | Nguyễn Thị Minh Huyền | Thạc sỹ | Giáo dục và phát triển quốc tế | Giao tiếp trong kinh doanh |
19 | Đỗ Ngọc Bích | Thạc sỹ | Marketing | Giao tiếp trong kinh doanh |
20 | Nguyễn Thị Tường Anh | Tiến sĩ | Kinh tế quốc tế | Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô |
21 | Hoàng Kim Thu | Thạc sỹ | Kinh tế quốc tế | Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô |
22 | Mai Anh | Tiến sĩ | Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh | Định hướng đại học Nguyên lí lãnh đạo trong quản trị khách sạn, thể thao và du lịch. |
23 | Nguyễn Thị Hồng Hanh | Tiến sĩ | Kinh doanh điện tử | Định hướng đại học |
24 | Nguyễn Thanh Tùng | Phó giáo sư | Mạng viễn thông | Tin học đại cương Toán cao cấp, |
25 | Trần Thị Oanh | Tiến sĩ | Khoa học máy tính | Tin học đại cương, Vật lí đại cương |
26 | Nguyễn Trung Hiển | Tiến sĩ | Quản trị doanh nghiệp | Marketing trong Quản trị khách sạn, thể thao, và du lịch, Gia tăng thu nhập trong Quản trị khách sạn, thể thao, và du lịch |
27 | Nguyễn Thu Thủy | Tiến sĩ | Quản lý văn hóa, Du lịch | Gia tăng thu nhập trong Quản trị khách sạn, thể thao, và du lịch, Dịch vụ lưu trú |
28 | Phạm Thị Liên | Tiến sĩ | Quản trị kinh doanh, Marketing | Nguyên lý lãnh đạo trong Quản trị khách sạn, thể thao và du lịch Marketing trong Quản trị khách sạn, thể thao, và du lịch, |
29 | Phạm Hương Trang | Thạc sỹ | Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch | Nhập môn quản trị khách sạn, thể thao, và du lịch Quản trị ngành khách sạn, nhà hàng Giải trí trong xã hội, |
30 | Lynsey Madison | Tiến sĩ | Quản trị dinh dưỡng, chế độ ăn, và nhà hàng khách sạn | Phương pháp nghiên cứu trong Quản trị khách sạn, thể thao và du lịch, Các vấn đề hiện tại trong ngành khách sạn, nhà hàng |
31 | John Miller | Tiến sĩ | Quản trị thể thao và giải trí | Phương pháp nghiên cứu trong Quản trị khách sạn, thể thao và du lịch |
32 | Anthony W. Dixon | Tiến sĩ | Du lịch, sự kiện, thể thao | Quản trị sự kiện trong Quản trị khách sạn, thể thao và du lịch, Hội thảo chuyên đề về Quản trị khách sạn, thể thao và du lịch, Thực tập, Quản trị sự kiện |
33 | Michael Carroll | Tiến sĩ | Thể thao và kinh tế | Quản trị sự kiện trong Quản trị khách sạn, thể thao và du lịch, Thực tập |
34 | Trần Thị Nguyệt Quế | Thạc sỹ | Quản trị kinh doanh và du lịch | Quản trị ngành khách sạn, nhà hàng, Quản trị khách sạn |
35 | Vũ An Dân | Thạc sỹ | Quản trị kinh doanh và du lịch | Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng |
36 | Nguyễn Tuyết Hoa | Thạc sỹ | Thể thao, báo chí, và truyền thông | Dịch vụ lưu trú, Quản trị nhà hàng |
37 | Christina Martin | Tiến sĩ | Dịch vụ sức khỏe và con người, Quản trị thể thao và du lịch | Các vấn đề hiện tại trong ngành khách sạn, nhà hàng, Doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, Quản trị sự kiện |
38 | Patrick Holladay | Tiến sĩ | Quản trị giải trí và du lịch | Quản lý nhân lực trong ngành khách sạn, nhà hàng, Quản trị du lịch, Những vấn đề hiện tại trong du lịch, Doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch |
39 | Packianathan Chelladurai | Tiến sĩ | Quản trị thể thao | Quản lý nhân lực trong ngành khách sạn, nhà hàng, |
40 | Nguyễn Thị Mỹ Hạnh | Tiến sĩ | Quản trị kinh doanh, Kinh tế du lịch | Lễ hội và sự kiện đặc biệt Giải trí trong xã hội. |
41 | Đặng Phương Anh | Thạc sỹ | Du lịch học, Văn hóa nghệ thuật quốc gia | Lễ hội và sự kiện đặc biệt, Du lịch bền vững |
42 | Lê Ngọc Tuấn | Tiến sĩ | Quản trị khách sạn hiện đại | Du lịch bền vững, Tác động và hoạch định du lịch |
43 | Lê Tuấn Anh | Tiến sĩ | Quản lý du lịch | Tác động và hoạch định du lịch Nhập môn Quản trị khách sạn, thể thao, và du lịch |