Ngành đào tạo: Quản lý | Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh |
Thời gian đào tạo: 4 năm | Văn bằng: Cử nhân Khoa học ngành Quản lý do Trường Đại học Keuka (Hoa Kỳ) cấp và do ĐHQGHN cấp |
Văn bản pháp lý: | QĐ số 3853/QĐ-ĐHQGHN ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về việc phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài giữa Trường Quốc tế, ĐHQGHN với trường ĐH Keuka, Hoa Kỳ, chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản lý do ĐHQGHN và đối tác cùng cấp bằng. |
1.Về kiến thức
Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Quản lý, nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để giải quyết các công việc phức tạp; tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Quản lý.
1.1. Kiến thức chung
1.1.1 Kiến thức về lý luận chính trị
Vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin; Vận dụng được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và vận dụng trong công việc cũng như trong cuộc sống.
1.1.2 Giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh
– Hiểu được nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện tác chiến thông thường.
– Vận dụng những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục, thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện, ngăn ngừa các chấn thương củng cố và tăng cường sức khỏe. Sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn đặc thù. Vận dụng những kỹ thuật, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao ngoại khóa cộng đồng.
1.2 Kiến thức theo lĩnh vực
– Sử dụng thành thạo và khai thác được các tính năng nâng cao của các phần mềm văn phòng thông dụng, khai thác một số dịch vụ cần thiết trên Internet;
– Vận dụng các kiến thức toán cao cấp trong công việc thống kê, xử lý số liệu và các tính toán liên quan đến ngành đào tạo;
– Xây dựng và phân tích được các bài toán kinh tế đơn giản;
– Sử dụng được các phần mềm thống kê cơ bản để phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế xã hội và áp dụng vào nghiên cứu khoa học.
– Vận dụng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn vào thực tế cuộc sống;
– Sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp; Nghe hiểu các nội dung trao đổi trong các cuộc trao đổi, hội nghị, hội thảo quốc tế.
1.3. Kiến thức theo khối ngành
– Vận dụng được những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật để giải quyết được các vấn đề cụ thể nảy sinh trong các hoạt động kinh tế;
– Vận dụng được những kiến thức cơ bản và nâng cao của kinh tế học vào công việc chuyên môn, nghề nghiệp và giải thích, đánh giá được các vấn đề kinh tế;
– Vận dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp dữ liệu thống kê kinh tế, phục vụ cho công việc;
– Vận dụng phương pháp toán kinh tế để đánh giá và giải quyết các tình huống thực tế, có thể dự báo kinh tế trong tương lai;
– Lựa chọn và vận dụng phương thức quản lý nhóm làm việc hiệu quả;
1.4 Kiến thức theo nhóm ngành
– Vận dụng các kiến thức cơ bản của nhóm ngành quản trị và kinh tế làm nền tảng lý luận và thực tiễn của ngành khoa học quản lý;
– Hiểu được mục tiêu, bản chất của nghiên cứu khoa học và áp dụng được các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực kinh tế;
– Phân tích, đánh giá các nguyên lý cơ bản và nâng cao của khoa học quản lý để có thể xử lý các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực quản trị, quản lý tổ chức; bước đầu tham gia đề xuất, và thực hiện các kế hoạch: chiến lược, kinh doanh và marketing, nhân sự, tài chính của doanh nghiệp.
1.5 Kiến thức ngành
– Vận dụng các kiến thức trong khoa học quản lý vào khởi sự và tạo lập doanh nghiệp, tổ chức cũng như tham gia đề xuất các ý tưởng khởi nghiệp;
– Có năng lực phân tích, đánh giá các hoạt động kinh doanh; triển khai các ý tưởng khởi nghiệp vào thực tiễn;
– Có năng lực kiểm chứng các kiến thức được học thông qua các chương trình thực tập, thực tiễn tại doanh nghiệp, từ đó tự định hướng được mục tiêu và lộ trình phát triển nghề nghiệp của bản thân.
2 Về kỹ năng
2.1 Kĩ năng chuyên môn
– Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn hoạt động quản lý; bước đầu hình thành năng lực phát triển nghề nghiệp;
– Có các kỹ năng quản trị hiệu quả để phân tích và giải quyết các tình huống quản trị thực tiễn.
– Có kỹ năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quản lý.
– Có khả năng giải quyết các vấn đề, khám phá và nghiên cứu kiến thức trong lĩnh vực khoa học quản lý.
– Có khả năng lập luận, tư duy theo hệ thống các vấn đề thực tiễn của lĩnh vực khoa học quản lý.
– Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh để áp dụng vào các hoạt động trong lĩnh vực khoa học quản lý.
– Có thể nhận thức được bối cảnh tổ chức để áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực khoa học quản lý.
– Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn;
– Có năng lực phân tích yêu cầu, đề xuất giải pháp và thực thi giải pháp.
– Có sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc cụ thể, tích lũy kinh nghiệm để có thể đảm đương những công việc ở những vị trí khác nhau trong tổ chức.
2.2 Kĩ năng bổ trợ
– Có khả năng làm việc độc lập; tự học hỏi và tìm tòi, làm việc có kế hoạch và khoa học; định hướng mục tiêu phát triển của bản thân;
– Có kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ công việc cá nhân hợp lý;
– Có khả năng làm việc nhóm và hợp tác tốt với các thành viên nhóm làm việc;
– Biết cách chia sẻ thông tin và điều hoà các mối quan hệ trong nhóm;
– Có kỹ năng làm việc trong các nhóm khác nhau.
– Có một số kỹ năng quản lý và lãnh đạo như kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trao quyền.
– Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng;
– Có kỹ năng giao tiếp tốt (kỹ năng thuyết trình và đàm phán trong kinh doanh; kỹ năng giao dịch qua điện thoại, e-mail).
– Có kỹ năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh tương đương bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành trong trao đổi, làm việc, giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc.
– Có thể dùng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm thống kê trong phân tích kinh doanh;
– Có thể sử dụng thành thạo Internet và các thiết bị văn phòng.
3.Về năng lưc tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
4. Về phẩm chất đạo đức
4.1 Phẩm chất đạo đức cá nhân
– Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro, nhiệt tình, say mê sáng tạo, tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hoá ..;
– Có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh, thích đương đầu với thử thách và khát vọng trở thành doanh nhân, nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp;
– Có thái độ cầu thị trong lao động và học tập, có ý thức tiếp thu.
4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
– Mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh;
– Có khả năng làm việc dưới áp lực cao và môi trường biến động;
– Luôn giữ chữ tín và cam kết, tuân thủ nội quy, quy định của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
4.3 Phẩm chất đạo đức xã hội
– Tôn trọng pháp luật, làm việc với tinh thần trách nhiệm, tinh thần kỷ luật cao;
– Có lối sống tích cực, có tinh thần hướng về cộng đồng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản lý theo chuẩn Hoa Kỳ có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, hoặc hướng tới những vị trí làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu và quản lý, các tổ chức xã hội và phi chính phủ, cụ thể:
– Nhóm 1 – Chuyên viên quản trị, hoạch định chiến lược: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác, có thể đảm nhận các công việc như bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự …, triển vọng phát triển trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án và giám đốc doanh nghiệp;
– Nhóm 2 – Chuyên viên phân tích và tư vấn quản lý: có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn quản trị doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan, có thể đảm nhận các công việc, trợ lý phân tích và lập báo cáo về thị trường kinh doanh, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, kế hoạch nhân sự, sản xuất … của doanh nghiệp, triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức;
– Nhóm 3 – Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu, có thể đảm nhận công việc, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến khoa học quản lý, trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các học phần về quản trị nguồn nhân lực, marketing, chiến lược, tài chính … triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực khoa học quản lý.
Chi tiết khung chương trình, sinh viên xem tại đây
Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả được thực hiện theo đúng quy định của ĐHQGHN và Trường Đại học Keuka, Hoa Kỳ.
Phương thức đánh giá hết học phần, cuối khóa: về cơ bản, hệ thống kiểm tra đánh giá từng môn đều bao gồm các đầu điểm như tiểu luận, bài tập lớn, bài thi giữa kỳ, bài thi cuối kỳ. Yêu cầu cụ thể về kiểm tra, đánh giá và trọng số các đầu điểm của từng môn học được ghi rõ trong Đề cương môn học (Subject Outline). Toàn bộ đề thi, bài thi và bài kiểm tra của sinh viên được làm bằng tiếng Anh, việc chấm thi tuân theo một quy trình khép kín và chặt chẽ.
Yêu cầu kiểm tra đánh giá, lịch thi, giờ thi được Phòng Đào tạo thông báo cho sinh viên theo đúng thời hạn quy định.
– Đối với các môn do giảng viên Trường Quốc tế đảm nhiệm, quy trình thi, kiểm tra được thực hiện theo quy định về khảo thí của Trường Quốc tế.
– Đối với các môn do giảng viên nước ngoài đảm nhiệm: toàn bộ hệ thống thi và kiểm tra do giảng viên trường đối tác đảm nhiệm, tổ chức thi, cho điểm và báo lại bảng điểm cuối cùng cho Phòng Đào tạo của Trường Quốc tế.
Cuối khóa học, cán bộ phụ trách lập bảng điểm (Transcript) của sinh viên và chuyển sang đối tác để tiến hành xét tốt nghiệp và cấp bằng của đối tác; Trường Quốc tế tổ chức xét tốt nghiệp theo quy định của ĐHQGHN.
STT | Họ và tên GV | Học hàm, học vị | Đơn vị Công tác | Lĩnh vực chuyên môn | Trình độ Tiếng Anh | Năm kinh nghiệm giảng dạy |
1 | Nguyễn Thanh Tùng | PGS.TS, Đại học Monash, Úc, 2008 | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Mạng viễn thông | Du học Úc | 7 |
2 | Vũ Xuân Đoàn | PGS.TS (1999), Pháp | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Ngôn ngữ học | Du học Pháp, Trình độ C – ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội | 39 |
3 | Lê Hoài Thu | Thạc sĩ (2012), Đại học Hà Nội | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Ngôn ngữ Anh | Thạc sĩ ngôn ngữ Anh | 10 |
4 | Nguyễn Thị Thu Huyền | Thạc sĩ (2010), Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Ngôn ngữ | Thạc sĩ ngôn ngữ Anh | 10 |
5 | Nguyễn Tố Hoa | Thạc sĩ (2010), Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Lý luận và phương pháp giảng dạy bằng tiếng Anh | Thạc sĩ ngôn ngữ Anh | 12 |
6 | Phạm Thị Thuỷ | Tiến sĩ (2014), ĐHNN-ĐHQGHN; Thạc sĩ (2003), Đại học Monash, Úc | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Ngôn ngữ Anh | Du học Úc | 30 |
7 | Vũ Ngọc Tú | PGS.TS (1996), Đại học KHXH&NV | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Ngôn ngữ Anh | Du học Úc | 33 |
8 | Ngô Dung Nga | Thạc sỹ (2002), Đại học Chung Ang, Hàn Quốc | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Ngôn ngữ Anh | Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh British Council | 23 |
9 | Trần Thị Oanh | Tiến sĩ (2014), Nhật | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Khoa học máy tính | Chứng chỉ TOEIC 865 | 10 |
10 | Nguyễn Hải Thanh | PGS.TS (1996), Viện Công nghệ Ấn Độ, Roorke, Ấn Độ | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Toán thống kê | Tiến sĩ tại Ấn Độ, chương trình đào tạo bằng tiếng Anh Xác nhận của Khoa Quốc tế về trình độ Tiếng Anh giảng viên | 37 |
11 | Đỗ Ngọc Diệp | Giáo sư Tiến sĩ khoa học (1974), Đại học Moscow, Nga | Đã nghỉ hưu | Toán | Du học Liên Xô, giảng dạy nhiều năm bằng Tiếng Anh ở VN | 35 |
12 | Trịnh Thị Loan | Tiến sĩ (2011), Đại học KHTN-ĐHQGHN | Đại học KHTN- ĐHQGHN | Vật lý hạt cơ bản | Tác giả và đồng tác giả nhiều ấn phẩm khoa học quốc tế bằng tiếng Anh | 12 |
13 | Khúc Năng Toàn | Tiến sĩ (2014), Hoa Kỳ | Đại học Sư Phạm Hà Nội | Tâm lý học | Du học Mỹ | 16 |
14 | Vũ Thanh Vân | Tiến sĩ (2016) Học viện Báo chí và Tuyên truyền | Học viện Báo chí và Tuyên truyền | Tiếng Anh, Báo chí | Cử nhân Tiếng Anh sư phạm | 13 |
15 | Ngô Tự Lập | Tiến sĩ (2006), Hoa Kỳ | Viện Pháp Ngữ, ĐHQGHN | Ngôn ngữ và văn hoá Anh | Du học Mỹ | 11 |
16 | Nguyễn Trà My | Thạc sỹ (2015), Đại học Royal Holloway and Bedford New College | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kế toán, Ngôn ngữ | IELTS 8.5 Du học Anh | 3 |
17 | Trần Thị Thuỷ Anh | Thạc sỹ (2017), Úc | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kế toán, Quản trị kinh doanh | Du học Úc | 2 |
18 | Mai Anh | Tiến sĩ (2010), Pháp | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Khoa học Quản lý, Quản trị Kinh doanh, Quản lý và Tổ chức | Du học Pháp, nhiều năm giảng dạy bằng Tiếng Anh ở Khoa Quốc tế | 14 |
19 | Lê Đức Thịnh | Tiến sĩ (2013), Đại học Pennylvania, Hoa Kỳ | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Toán Tin Ứng dụng | Du học Mỹ | 16 |
20 | Hoàng Kim Thu | Thạc sĩ (2010), Đại học UEAL, Anh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kinh tế tài chính | Du học Anh | 6 |
21 | Simon JC Nash | Thạc sỹ (1994), Đại học Washington State, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Quản trị kinh doanh | Người bản xứ | 33 |
22 | Gregg Alan Brown | Thạc sỹ, Đại học Sanfranciso, California, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Quản trị nguồn nhân lực | Người bản xứ | 21 |
23 | Albert J. Wilt | MBA, Đại học Rochester, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Tài Chính | Người bản xứ | 7 |
24 | Chu Huy Anh | Thạc sỹ (2008), Hoa Kỳ | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kế toán, Thuế | Du học Mỹ | 9 |
25 | Nguyễn Thị Kim Oanh | Tiến sĩ (2016), Anh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kế toán | Du học Anh | 10 |
26 | Nguyễn Quang Thuận | Tiến sĩ (2010), Đại học Paul Verlaine of Metz, Pháp | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Toán ứng dụng, Công nghệ thông tin | Nghiên cứu sau tiến sĩ bằng tiếng Anh tại Freiberg, Đức | 14 |
27 | Đỗ Phương Huyền | Thạc sĩ (2010), Đại học East Anglia, Anh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kinh tế và tài chính | Du học Anh | 8 |
28 | Nguyễn Phú Hưng | Tiến sĩ (2008), Đại học Ohio State, Hoa Kỳ | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Quản lý kinh tế, chính sách, tài chính công; Quản trị doanh nghiệp | Du học Anh và Mỹ | 19 |
29 | Richard Pearl | Tiến sĩ, Đại học Pace, New York, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Quản trị doanh nghiệp. Marketing và phân phối | Người bản xứ | 35 |
30 | Đoàn Thu Trang | Tiến sĩ (2015), Bỉ | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kinh doanh quốc tế | Du học Bỉ và Hà Lan | 3 |
31 | William A. Myers | Tiến sĩ (2012), Đại học Prescott, Arizona, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Quản trị nhân lực, Quản trị, giáo dục | Người bản xứ | 17 |
32 | Jose Anibal Torres | Tiến sĩ, Đai học Argosy, Sarasota, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Quản trị kinh Doanh | Người bản xứ | 7 |
33 | Thomas L.Bradley | Tiến sĩ (2001), Đại học Nova Southeatern, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Kinh doanh quốc tế, Marketing | Người bản xứ | 25 |
34 | Lynn J. Lannon | Thạc sỹ (1972), Đại học Cambridge, Anh | Trường Đại học Keuka | Giáo dục | Người bản xứ | 30 |
35 | Paul H. McAfee | Thạc sĩ (1995), Đại học Rochester, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Quản trị kinh doanh | Người bản xứ | 13 |
36 | David G. Long | Tiến sĩ , Đại học St. John Fisher, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Quản trị kinh doanh, Giáo dục | Người bản xứ | |
37 | Bùi Mỹ Trinh | Tiến sĩ, ĐH Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Quản lý chiến lược, Quản lý marketing | Du học Đài Loan, xác nhận giảng dạy tại Khoa bằng TA | 5 |
38 | Phạm Thị Liên | PGS.TS Tiến sĩ (2008), Macquaries, Sydney, Úc | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Marketing, Kinh tế phát triển | Du học Úc | 8 |
39 | Đỗ Ngọc Bích | Thạc sỹ (2014), Đại học Brunel, London, Anh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Marketing, Quản trị kinh doanh | Du học Anh | 3 |
40 | Nguyễn Thị Hồng Hanh | Tiến sĩ (2013), Đại học Nguyên Trí, Đài Loan | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kinh doanh điện tử, Dịch vụ | Du học Đài Loan, chương trình bằng Tiếng Anh | 4 |
41 | Nguyễn Trung Hiển | Tiến sĩ (2015), Đại học Sannio, Ý | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Marketing, Quản trị Doanh nghiệp | Du học Pháp và Ý chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh | 11 |
42 | Phạm Hương Trang | Thạc sĩ (2008, 2009), Đại học Bremen, Đức | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Quản trị kinh doanh toàn cầu, Quản trị du lịch | Du học Áo và Đức | 7 |
43 | Gregory Vekar | Thạc sĩ (2014), Đại học Victoria, Úc | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Marketing, Quản trị thương hiệu | Người bản xứ | 4 |
44 | Marc Martin | Tiến sĩ, Đại học Kent State, Hoa Kỳ | Trường Đại học Keuka | Marketing và Quản trị chiến lược | Người bản xứ | 12 |
45 | Lê Thị Mai | Tiến sĩ, ĐH Khoa học và Công nghệ quốc gia Pingtun, Đài Loan | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kế toán, Marketing | Du học Đài Loan, xác nhận giảng dạy tại Khoa bằng TA | 6 |
46 | Chu Văn Hùng | Thạc sỹ (2000), Úc | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tài chính, Ngân hàng | Du học Úc | 9 |
47 | Nguyễn Đức Nam | Thạc sỹ (2016), Melbourne, Úc | Giám đốc Công ty cổ phần Nam vấn, nghiên cứu và TLH cuộc sống | Tâm lý học, Giáo dục học | Thạc sĩ tại Úc, chương trình đào tạo bằng tiếng Anh | 8 |
48 | Nguyễn Thị Minh Huyền | Thạc sỹ | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Giáo dục và phát triển quốc tế | Thạc sĩ tại Anh | 3 |
49 | Ngô Trí Trung | Thạc sĩ (2013), Hoa Kỳ | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Quản trị kinh doanh | Du học Mỹ | 5 |
50 | Paul B. Sorensen | ThS (1994), Đại học Cambridge, USA | Trường Đại học Keuka | Quản trị kinh doanh | Người bản xứ | |
51 | Vahid (Victor) Keyhani | TS (1992), Đại học Louisiana | Trường Đại học Keuka | Quản trị sản xuất và dự án | Người bản xứ | |
52 | Phạm Văn Thủy | Tiến sĩ | ĐH Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN | Việt Nam trong lịch sử thế giới, thời kỳ hội nhập hóa | Tiến sĩ tại Hà Lan chương trình bằng tiếng Anh, nhiều bài báo,báo cáo khoa học, đề tài, dự án bằng tiếng Anh | 3 |
53 | Derek Sebastian Przywalny | Thạc Sĩ | Trường Đại học Keuka | Tài chính Kế toán | Người bản xứ | |
54 | Nguyễn Huy Sinh | Tiến sĩ (2008), California, Hoa Kỳ | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Luật, Địa lý | Quốc tịch Mỹ | 9 |
55 | Nguyễn Vũ Hảo | Giáo sư (2018) Trường Đại học KHXH&NV | Trường Đại học KHXH&NV | Triết học | Du học Nga và Đức, nhiều công trình nghiên cứu bằng TA | 32 |
56 | Trần Minh Hoàng | Tiến sĩ (2017) Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Quản trị kinh doanh | Du học Úc | 10 |
57 | Trần Công Thành | Tiến sĩ (2018) Đại học Birmingham, UK | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Quản trị kinh doanh | Du học Anh | 3 |
58 | Nguyễn Viết Thành | Tiến sĩ (2012) Đại học Nam Đan Mạch | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Kinh tế | Du học Đan Mạch | 9 |