Tên ngành: Marketing | Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh |
Thời gian đào tạo: 4 năm | Văn bằng: Cử nhân Kinh doanh (Marketing) do Trường Đại học HELP, Malaysia cấp và Cử nhân ngành Marketing do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp |
Văn bản pháp lý : QĐ số 3854/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/11/2019 về việc phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài giữa Trường Quốc tế, ĐHQGHN với trường Đại học HELP, Malaysia, chương trình đào tạo cử nhân ngành Marketing, do ĐHQGHN và đối tác cùng cấp bằng.
Chương trình Cử nhân ngành Marketing (song bằng) được đào tạo hoàn toàn bằng Tiếng Anh được thiết kế dựa trên chương trình khung của Trường đại học HELP (Malaysia). Sinh viên tốt nghiệp được nhận 02 bằng gồm bằng Cử nhân Kinh doanh (Marketing) do Trường Đại học HELP, Malaysia cấp và bằng Cử nhân ngành Marketing do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp. Trường Đại học HELP (Malaysia) là một trong những trung tâm giáo dục bậc cao của Malaysia, với 12.000 sinh viên, trong đó có 2.000 sinh viên quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Trường Đại học HELP có các thế mạnh về các ngành kinh doanh, quản trị và công nghệ thông tin. Trường có các chuyên ngành đào tạo về Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Khởi sự doanh nghiệp, Công nghệ thông tin, Luật, Tâm lí, Quản trị du lịch và khách sạn. Trường còn được biết đến thông qua việc đảm nhận các công trình nghiên cứu và phát triển trong một số lĩnh vực. Bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe, trường đã thành công, gây dựng được lòng tin cho không chỉ sinh viên, phụ huynh mà còn cho các trường đối tác, các công ty đang tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ, được đào tạo chuyên sâu. Hiện tại, trường có hơn 11.000 sinh viên, trong đó có hơn 2000 sinh viên quốc tế đến từ 92 quốc gia khác nhau.
Chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến đang được sử dụng tại Trường Đại học HELP nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu các đề tài lớn thuộc phạm vi các môn học năm cuối cùng, đội ngũ giảng viên tham gia chương trình còn giúp sinh viên sử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến nhằm truyền thụ và tạo lập cho sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, học tập, tư duy khoa học và năng lực sáng tạo.
Chuẩn đầu ra về kiến thức
– Hiểu các nội dung cơ bản của triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội khoa học; có kiến thức về giáo dục quốc phòng, an ninh, giáo dục thể chất, để đảm bảo được một sức khỏe tốt.
– Vận dụng kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội học, tâm lí học làm nền tảng cho việc nghiên cứu các học phần chuyên ngành và các vấn đề về Marketing và kinh doanh trong thực tế.
– Vận dụng được các học thuyết và qui luật kinh tế, cách thức vận hành của thị trường, vai trò tác động của chính phủ đối với nền kinh tế để phân tích, ra quyết định kinh doanh, đầu tư;
– Tổng hợp những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lí kinh doanh, Marketing..
– Vận dụng các khái niệm thuộc về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như kế toán, Marketing căn bản, luật kinh doanh, tài chính và nguồn nhân lực.
– Hiểu rõ kiến thức về quy trình Markting và vai trò của Marketing trong doanh nghiệp;
– Triển khai nghiên cứu môi trường kinh doanh và thị trường (môi trường vĩ mô, vi mô, hành vi người tiêu dùng);
– Vận dụng kiến thức về chiến lược để lập kế hoạch Marketing;
– Vận dụng kiến thức về sản phẩm, chiến lược giá, truyền thông tích hợp đa phương tiện để lập kế hoạch và quản trị Marketing hỗn hợp, đánh giá và rà soát hiệu quả của chiến dịch Marketing;
– Áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào chiến dịch và thực thi Marketing.
Chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ
Kỹ năng nghề nghiệp
– Kiến thức chuyên ngành Marketing để nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện các dự án Marketing để giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp;
– Kĩ năng lập kế hoạch và triển khai chiến dịch Marketing hỗn hợp trên nhiều kênh phương tiện;
– Kĩ năng sử dụng công nghệ cao như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả cập nhật và chính xác;
– Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình và thuyết phục người nghe về phương án Marketing;
– Khả năng làm việc độc lập, khả năng thích ứng và làm việc có trách nhiệm của một chuyên gia Marketing trong môi trường kinh doanh quốc tế;
– Khả năng hợp tác làm việc theo nhóm để xây dựng và chia sẻ các giải pháp thuộc lĩnh vực Marketing đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp;
– Kĩ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo phục vụ công việc trong môi trường của ngành công nghiệp phát triển nhanh và hội nhập kinh tế.
– Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
– Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
– Khả năng tư duy theo hệ thống
– Khả năng nhận diện các yếu tố tác động từ bên ngoài để hiểu bối cảnh hoạt động doanh nghiệp; đánh giá các tác động của các yếu tố đó đến cơ sở hoạt động và ngành nghề;
– Kĩ năng phân tích, đánh giá tổ chức nơi mình làm việc để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và làm việc thành công trong đơn vị.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
– Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
Kĩ năng bổ trợ
– Các kĩ năng cá nhân
– Làm việc theo nhóm
– Quản lí và lãnh đạo
– Kĩ năng giao tiếp
– Kĩ năng ngoại ngữ
– Kĩ năng dẫn dắt, khởi nghiệp tạo việc làm
– Kĩ năng phản biện phê phán
– Kĩ năng phân tích đánh giá
– Kĩ năng tin học
Về phẩm chất đạo đức
– Sinh viên tốt nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt,.
– Sinh viên tốt nghiệp có đạo đức nghề nghiệp tốt, có hành vi, ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động, có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, về bảo mật và an toàn thông tin, có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình với công việc, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp.
– Sinh viên có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm xã hội, ủng hộ và bảo vệ cái đúng và sự phát triển đổi mới, có lập trường chính trị vững vàng và có ý thức phục vụ nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Marketing theo chuẩn của đại học Quốc Gia Hà Nội và Trường đại học HELP Malaysia có thể hướng tới những vị trí làm việc thuộc ngành Marketing tại hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu và quản lý, các tổ chức xã hội và phi chính phủ, cụ thể:
– Chuyên viên Marketing tổng hợp, chuyên viên quản trị thông tin marketing, chuyên viên nghiên cứu thị trường/quảng cáo/quan hệ công chúng, truyền thông tích hợp.
– Trưởng các bộ phận chức năng của Marketing (quảng cáo, public affairs – ngoại giao công chúng, quan hệ công chúng, phân phối, logistics), Giám đốc/quản lý Marketing, Giám đốc thương hiệu.
– Cán bộ nghiên cứu và Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghiệp vụ Marketing.
Khả năng học tập sau tốt nghiệp
Văn bằng tốt nghiệp chương trình được Cục khảo thí – Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng như các trường đại học khác trên toàn thế giới công nhận. Điều này cho phép sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đăng ký học tiếp các chương trình ở bậc cao hơn trong nước cũng như ngoài nước.
Cấu trúc chương trình cử nhân Marketing do Đại học Quốc gia Hà Nội và trường đại học HELP cùng cấp bằng được thiết kế gồm 5 phần như sau:
– Khối kiến thức chung: 11 tín chỉ (M1) (Không tính các học phần GDTC, GDQP-AN)
– Khối kiến thức theo lĩnh vực: 18 tín chỉ (M2)
– Khối kiến thức theo khối ngành: 8 tín chỉ (M3)
– Khối kiến thức theo nhóm ngành: 28 tín chỉ (M4)
+ Các học phần bắt buộc: 22 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 6 tín chỉ/12 tín chỉ
– Khối kiến thức ngành: 70 tín chỉ (M5), trong đó:
+ Các học phần bắt buộc: 43 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 9 tín chỉ/15 tín chỉ
+ Kiến thức bổ trợ: 6 tín chỉ
+ Thực tập và Khoá luận tốt nghiệp: 12 tín chỉ
Toàn bộ nội dung khoá học được thiết kế dựa trên chương trình khung của Trường đại học HELP (Malaysia) và Trường Quốc Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội (VNU-IS) đã bổ sung một số học phần theo quy định của chương trình đào tạo cử nhân marketing. Để nhận bằng cử nhân Marketing do HELP và VNU cùng cấp bằng, sinh viên cần hoàn thành 135 tín chỉ. Thời gian đào tạo kéo dài trong 4 năm.
Chi tiết khung chương trình đào tạo, sinh viên tham khảo tại đây
Chương trình áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến đang được sử dụng tại Trường Đại học HELP, có điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của ĐHQGHN. Đặc biệt, chương trình thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của sinh viên. Đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.
Khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.
STT | Họ tên GV | Học hàm, học vị | Lĩnh vực chuyên môn |
1 | Đỗ Ngọc Diệp | Giáo sư Tiến sĩ khoa học | Toán |
2 | Nguyễn Hải Thanh | PGS.TS | Toán thống kê |
3 | Nguyễn Quang Thuận | Tiến sĩ | Toán ứng dụng, Công nghệ thông tin |
4 | Lê Đức Thịnh | Tiến sĩ | Toán |
5 | Nguyễn Thanh Tùng | Tiến sĩ | Công nghệ thông tin, Phần mềm và Viễn thông |
6 | Trần Thị Oanh | Tiến sĩ | Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính |
7 | Nguyễn Việt Hùng | Tiến sĩ | Phương pháp học tập và giảng dạy ngoại ngữ |
8 | Nguyễn Đức Nam | Thạc sĩ | Tâm lý học, giáo dục học |
9 | Ngô Trí Trung | Nghiên cứu sinh | Kiểm toán, Dịch vụ cộng đồng |
10 | Nguyễn Huy Sinh | Tiến sĩ | Luật |
11 | Nguyễn Vũ Hoàng | PGS.TS | Luật học |
12 | Hoàng Kim Thu | Thạc sĩ | Kinh tế tài chính |
13 | Nguyễn Thị Nguyệt | PGS.TS | Kinh tế học |
14 | Nguyễn Trà My | Thạc sĩ | Kế toán, Ngôn ngữ |
15 | Trần Thị Thuỷ Anh | Thạc sĩ | Kế toán, Quản trị kinh doanh |
16 | Phạm Thị Liên | PGS.TS | Marketing, Kinh tế phát triển |
17 | Đỗ Ngọc Bích | Thạc sĩ | Marketing, Quản trị kinh doanh |
18 | Đỗ Phương Huyền | Thạc sĩ | Kinh tế và tài chính |
19 | Chu Văn Hùng | Thạc sĩ | Tài chính, Ngân hàng |
20 | Trần Huy Phương | Tiến sĩ | Quản trị nguồn nhân lực |
21 | Mai Anh | Tiến sĩ | Quản trị kinh doanh, Quản lý tổ chức |
22 | Đinh Công Hoàng | Tiến sĩ | Kinh Doanh Quốc Tế, Kinh Doanh Thương Mại, Kinh Tế Quốc Tế |
23 | Nguyễn Phú Hưng | Tiến sĩ | Quản lý kinh tế, Tài chính công, |
24 | Phạm Hương Trang | Thạc sĩ | Quản trị kinh doanh toàn cầu, Quản trị du lich |
25 | Vũ Thị Thanh Tâm | Tiến sĩ | Kinh tế và Quản lý |
26 | Đoàn Thu Trang | Tiến sĩ | Kinh doanh quốc tế |
27 | Francesco Meca | Thạc sĩ | Quản trị kinh doanh, thông tin quản lý, quản trị |
28 | Nguyễn Thị Anh Thơ | Thạc sĩ | Luật kinh doanh Quốc Tế, Quản trị kinh doanh |
29 | Chu Huy Anh | Thạc sĩ | Kế Toán, Thuế |
30 | Nguyễn Thị Kim Oanh | Tiến sĩ | Kế Toán |
31 | Phạm Hải Chung | Tiến sĩ | Marketing, Thương hiệu |
32 | Đào Thị Thanh Hoa | Thạc sĩ | Nghiên cứu thị trường và chiến lượng Marketing |
33 | Trần Thị Bích Hạnh | Tiến sĩ | Marketing, Quản trị kinh doanh |
34 | Nguyễn Thị Hồng Hanh | Tiến sĩ | Kinh doanh điện tử, Dịch vụ |
35 | Nguyễn Trung Hiển | Tiến sĩ | Marketing, Quản trị Doanh nghiệp |
36 | Đào Tùng | Tiến sĩ | Marketing, Quản trị kinh doanh |
37 | Nguyễn Thị Minh Hiếu | Thạc sĩ | Quản trị kinh doanh, Marketing |
38 | Doãn Hoàng Minh | Tiến sĩ | Marketing, Quản trị kinh doanh |
39 | Hồ Nguyên Như Ý | Tiến sĩ | Quản trị công nghiệp |
40 | Gregory Vekar | Thạc sĩ | Thương hiệu, Marketing |
41 | Lê Thị Mai | Tiến sĩ | Kế toán, Marketing |
42 | Bùi Mỹ Trinh | Tiến sĩ | Quản lý chiến lược, Quản lý marketing |
43 | Phạm Xuân Hoàn | Thạc sĩ | Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý giáo dục lãnh đạo |
44 | Sumathi Paramasivam | Nghiên cứu sinh | Marketing |
45 | Sheum Chee Meng | Thạc sĩ | Quản trị kinh doanh (Tài chính) |
46 | Teh Chin Hoe | Tiến sĩ | Quản trị kinh doanh (Marketing) |
47 | Jacob Kulleh | Thạc sĩ | Quản trị kinh doanh |