- Tên chương trình đào tạo (tiếng Anh và tiếng Việt): Thạc sĩ Tin học và Kĩ thuật Máy tính
- Thời gian đào tạo: 1.5 năm
- Giới thiệu về chương trình đào tạo
a) Chương trình dành cho đối tượng đã tích lũy đủ 150 tín chỉ
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 45 tín chỉ
Trong đó:
- Khối kiến thức chung: 3 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 35 tín chỉ
- Bắt buộc 20 tín chỉ
- Tự chọn 15 tín chỉ
- Khối kiến thức tốt nghiệp 7 tín chỉ với định hướng ứng dụng
- Luận văn thạc sĩ: 7 tín chỉ
Dự kiến khoảng 90% số tín chỉ (25 học phần) giảng dạy bằng tiếng Anh, luận văn viết bằng tiếng Anh.
Chương trình được thiết kế theo chuẩn mực của hệ đào tạo thạc sĩ quốc tế đồng thời có điều chỉnh và bổ sung các học phần bắt buộc ở bậc học thạc sĩ của Việt Nam. Theo đó, khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được công nhận tích lũy 45 tín chỉ tính trong điểm trung bình chung tích lũy và 01 học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 35 tín chỉ, trong đó có 8 học phần (20 tín chỉ) bắt buộc và 6/17 môn tự chọn (15/39 tín chỉ).
Chương trình học được thiết kế nhằm trang bị cho người học đầy đủ kiến thức và kĩ năng chuyên sâu và nâng cao để hoạt động về công nghệ trong môi trường quốc tế. Nội dung của các học phần xoay quanh ba trọng tâm: (1) Tin học (Informatics), ví dụ như các chủ đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI); (2) Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering), ví dụ như các chủ đề liên quan đến Internet vạn vật (IoT); (3) Các vấn đề giao thoa, ví dụ như Hệ thống thông tin doanh nghiệp, mạng máy tính.
Bên cạnh các kiến thức lí thuyết, các học phần trong chương trình chú trọng tới việc củng cố, nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng mềm cho học viên thông qua các bài tập thực hành và thảo luận, bài tập lớn về các vấn đề thực tiễn trong công nghệ. Trong chương trình học, sẽ có 2 chuyên đề về các vấn đề hiện đại trong ICT để tăng cường và cập nhật kiến thức chuyên sâu cho học viên. Các chuyên đề được phụ trách bởi các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế, đang đảm nhiệm hoặc đã trải qua các vị trí quản lí, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực công nghệ.
Chương trình được tổ chức tối thiểu trong 18 tháng từ lúc khai giảng đến khi bảo vệ luận văn. Việc triển khai luận văn tuân thủ theo quy trình tiến hành khoa học theo chuẩn quốc tế. Lịch trình làm luận văn của học viên được sự giám sát chặt chẽ của giảng viên hướng dẫn và cán bộ quản lí chương trình của Khoa Quốc tế. Học viên sẽ có 5 tháng hoàn toàn tập trung vào luận văn. Đây là thời gian được thiết kế dành cho việc đi thu thập dữ liệu, khảo sát đối tượng, tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu để học viên hoàn thiện luận văn của mình.
- b) Chương trình dành cho đối tượng chưa tích lũy đủ 150 tín chỉ
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 60 tín chỉ
Trong đó:
- Khối kiến thức chung: 3 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 50 tín chỉ
- Bắt buộc: 29 tín chỉ
- Tự chọn: 21 tín chỉ
- Khối kiến thức tốt nghiệp: 7 tín chỉ với định hướng ứng dụng
- Luận văn thạc sĩ: 7 tín chỉ
Dự kiến khoảng 90% số tín chỉ (29 học phần) giảng dạy bằng tiếng Anh, luận văn viết bằng tiếng Anh.
Chương trình được thiết kế theo chuẩn mực của hệ đào tạo thạc sĩ quốc tế đồng thời có điều chỉnh và bổ sung các học phần bắt buộc ở bậc học thạc sĩ của Việt Nam. Theo đó, khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được công nhận tích lũy 60 tín chỉ tính trong điểm trung bình chung tích lũy và 01 học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 50 tín chỉ, trong đó có 10 học phần (29 tín chỉ) bắt buộc và 8/16 môn tự chọn (21/42 tín chỉ).
Chương trình học được thiết kế nhằm trang bị cho người học đầy đủ kiến thức và kĩ năng chuyên sâu và nâng cao để hoạt động về công nghệ trong môi trường quốc tế. Nội dung của các học phần xoay quanh ba trọng tâm: (1) Tin học (Informatics), ví dụ như các chủ đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI); (2) Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering), ví dụ như các chủ đề liên quan đến Internet vạn vật (IoT); (3) Các vấn đề giao thoa, ví dụ như Hệ thống thông tin doanh nghiệp, mạng máy tính.
Bên cạnh các kiến thức lí thuyết, các học phần trong chương trình chú trọng tới việc củng cố, nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng mềm cho học viên thông qua các bài tập thực hành và thảo luận, bài tập lớn về các vấn đề thực tiễn trong công nghệ. Trong chương trình học, sẽ có 2 chuyên đề về các vấn đề hiện đại trong ICT để tăng cường và cập nhật kiến thức chuyên sâu cho học viên. Các chuyên đề được phụ trách bởi các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế, đang đảm nhiệm hoặc đã trải qua các vị trí quản lí, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực công nghệ.
Chương trình được tổ chức tối thiểu trong 18 tháng từ lúc khai giảng đến khi bảo vệ luận văn. Việc triển khai luận văn tuân thủ theo quy trình tiến hành khoa học theo chuẩn quốc tế. Lịch trình làm luận văn của học viên được sự giám sát chặt chẽ của giảng viên hướng dẫn và cán bộ quản lí chương trình của Khoa Quốc tế. Học viên sẽ có 5 tháng hoàn toàn tập trung vào luận văn. Đây là thời gian được thiết kế dành cho việc đi thu thập dữ liệu, khảo sát đối tượng, tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu để học viên hoàn thiện luận văn của mình.
3.2. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo (đối với định hướng nghiên cứu)
a) Chương trình dành cho đối tượng đã tích lũy đủ 150 tín chỉ
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 45 tín chỉ
Trong đó:
- Khối kiến thức chung: 3 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 32 tín chỉ
- Bắt buộc 17 tín chỉ
- Tự chọn 10 tín chỉ
- Dự án nghiên cứu (được tự chọn chủ đề nghiên cứu): 5 tín chỉ
- Khối kiến thức tốt nghiệp 10 tín chỉ
- Luận văn thạc sĩ: 10 tín chỉ
- Dự kiến khoảng 90% số tín chỉ (24/25 học phần) giảng dạy bằng tiếng Anh, luận văn viết bằng tiếng Anh.
Chương trình được thiết kế theo chuẩn mực của hệ đào tạo thạc sĩ quốc tế đồng thời có điều chỉnh và bổ sung các học phần bắt buộc ở bậc học thạc sĩ của Việt Nam. Theo đó, khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được công nhận tích lũy 45 tín chỉ tính trong điểm trung bình chung tích lũy và 01 học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 27 tín chỉ, trong đó có 7 học phần (17 tín chỉ) bắt buộc và 5/17 học phần tự chọn (10/39 tín chỉ).
Chương trình học được thiết kế nhằm trang bị cho người học đầy đủ kiến thức và kĩ năng chuyên sâu và nâng cao để hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực tin học và kĩ thuật máy tính trong môi trường quốc tế. Nội dung của các học phần cũng xoay quanh ba trọng tâm: (1) Tin học (Informatics), ví dụ như các chủ đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI); (2) Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering), ví dụ như các chủ đề liên quan đến Internet vạn vật (IoT); (3) Các vấn đề giao thoa, ví dụ như Hệ thống thông tin doanh nghiệp, mạng máy tính.
Bên cạnh các kiến thức lí thuyết, các học phần trong chương trình chú trọng tới việc củng cố, nâng cao các kĩ năng nghiên cứu và kĩ năng mềm cho học viên thông qua các bài tập thực hành và thảo luận, bài tập nghiên cứu. Trong chương trình học, sẽ có 2 chuyên đề về các vấn đề hiện đại trong ICT và dự án nghiên cứu để tăng cường và cập nhật kiến thức chuyên sâu cho học viên. Các chuyên đề được phụ trách bởi các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế, đang đảm nhiệm hoặc đã trải qua các vị trí quản lí, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực công nghệ.
Chương trình được tổ chức tối thiểu trong 18 tháng từ lúc khai giảng đến khi bảo vệ luận văn. Việc triển khai luận văn tuân thủ theo quy trình tiến hành khoa học theo chuẩn quốc tế. Lịch trình làm luận văn của học viên được sự giám sát chặt chẽ của giảng viên hướng dẫn và cán bộ quản lí chương trình của Trường Quốc tế. Học viên sẽ có 5 tháng hoàn toàn tập trung vào luận văn. Đây là thời gian được thiết kế dành cho việc đi thu thập dữ liệu, khảo sát đối tượng, tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu để học viên hoàn thiện luận văn của mình.
b) Chương trình dành cho đối tượng chưa tích lũy đủ 150 tín chỉ
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 60 tín chỉ
Trong đó:
- Khối kiến thức chung: 3 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 47 tín chỉ
- Bắt buộc 29 tín chỉ
- Tự chọn 13 tín chỉ
- Dự án nghiên cứu (được tự chọn chủ đề nghiên cứu): 5 tín chỉ
- Khối kiến thức tốt nghiệp 10 tín chỉ
- Luận văn thạc sĩ: 10 tín chỉ
- Dự kiến khoảng 90% số tín chỉ (29/30 học phần) giảng dạy bằng tiếng Anh, luận văn viết bằng tiếng Anh.
Chương trình được thiết kế theo chuẩn mực của hệ đào tạo thạc sĩ quốc tế đồng thời có điều chỉnh và bổ sung các học phần bắt buộc ở bậc học thạc sĩ của Việt Nam. Theo đó, khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được công nhận tích lũy 60 tín chỉ tính trong điểm trung bình chung tích lũy và 01 học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 47 tín chỉ, trong đó có 7 học phần (29 tín chỉ) bắt buộc và 5/16 học phần tự chọn (13/42 tín chỉ).
Chương trình học được thiết kế nhằm trang bị cho người học đầy đủ kiến thức và kĩ năng chuyên sâu và nâng cao để hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực tin học và kĩ thuật máy tính trong môi trường quốc tế. Nội dung của các học phần cũng xoay quanh ba trọng tâm: (1) Tin học (Informatics), ví dụ như các chủ đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI); (2) Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering), ví dụ như các chủ đề liên quan đến Internet vạn vật (IoT); (3) Các vấn đề giao thoa, ví dụ như Hệ thống thông tin doanh nghiệp, mạng máy tính.
Bên cạnh các kiến thức lí thuyết, các học phần trong chương trình chú trọng tới việc củng cố, nâng cao các kĩ năng nghiên cứu và kĩ năng mềm cho học viên thông qua các bài tập thực hành và thảo luận, bài tập nghiên cứu. Trong chương trình học, sẽ có 2 chuyên đề về các vấn đề hiện đại trong ICT và dự án nghiên cứu để tăng cường và cập nhật kiến thức chuyên sâu cho học viên. Các chuyên đề được phụ trách bởi các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế, đang đảm nhiệm hoặc đã trải qua các vị trí quản lí, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực công nghệ.
Chương trình được tổ chức tối thiểu trong 18 tháng từ lúc khai giảng đến khi bảo vệ luận văn. Việc triển khai luận văn tuân thủ theo quy trình tiến hành khoa học theo chuẩn quốc tế. Lịch trình làm luận văn của học viên được sự giám sát chặt chẽ của giảng viên hướng dẫn và cán bộ quản lí chương trình của Khoa Quốc tế. Học viên sẽ có 5 tháng hoàn toàn tập trung vào luận văn. Đây là thời gian được thiết kế dành cho việc đi thu thập dữ liệu, khảo sát đối tượng, tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu để học viên hoàn thiện luận văn của mình.
– Về phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh gắn với chương trình đào tạo: Trường Quốc tế đã thành lập Câu Lạc Bộ Nhà khoa học trẻ và 10 nhóm nghiên cứu gắn với các chương trình đào tạo của Khoa nhằm thúc đẩy công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường. Trong lĩnh vực tin học và kỹ thuật máy tính có các nhóm: Nhóm nghiên cứu về Khoa học máy tính và thông tin do TS. Trần Thị Oanh làm trưởng nhóm cùng các thành viên có năng lực chuyên môn cao như GS. TSKH. Hồ Tú Bảo, PGS.TS. Nguyễn Hà Nam, v.v. ;Nhóm nghiên cứu về IoT, Hệ thống thông tin, các thuật toán và kỹ thuật tính toán do PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng làm trưởng nhóm; Nhóm nghiên cứu về Học máy, tính toán thông minh và ứng dụng do TS. Trần Đức Quỳnh làm trưởng nhóm; Nhóm nghiên cứu về Ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh, marketing, quản trị do TS. Bùi Mỹ Trinh làm trưởng nhóm. Thành viên nhóm nghiên cứu là các chuyên gia, học giả nước ngoài, giảng viên uy tín trong và ngoài nước;
- Khung chương trình
Khung chương trình Thạc sĩ Tin học và Kĩ thuật máy tính cho nhóm đối tượng tích lũy đủ 150 tín chỉ
Ghi chú: Tổng số tín chỉ của chương trình chưa bao gồm 04 tín chỉ của học phần tiếng Anh thuộc khối kiến thức chung. Học viên được miễn học phần tiếng Anh nếu đáp ứng đủ điều kiện. Học phần tiếng Anh thuộc khối kiến thức chung không tính vào điểm trung bình chung học kì và trung bình chung tích lũy.
3.2.2. Khung chương trình Thạc sĩ Tin học và Kĩ thuật máy tính cho nhóm đối tượng chưa đủ 150 tín chỉ
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | Số giờ tín chỉ | Học phầntiên quyết | Ngôn ngữ giảng dạy | |||||||||||||
Tổng | Lý thuyết | Thực hành | Tự học | ||||||||||||||||
A. | Phần 1: Khối kiến thức chung (3 tín chỉ) | ||||||||||||||||||
1 | PHI5001 | Triết học Philosophy | 3 | 45 | 30 | 15 | 6 | Tiếng Việt | |||||||||||
2 | Tiếng Anh | 4 | 60 | 30 | 30 | Tiếng Anh | |||||||||||||
Ghi chú: | Học viên được miễn học phần tiếng Anh nếu có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4 theo khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung không tính vào điểm trung bình chung học kì và điểm trung bình chung tích lũy. | ||||||||||||||||||
B. | Phần 2: Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành | ||||||||||||||||||
B.1 | Khối môn học bắt buộc (29 tín chỉ) | ||||||||||||||||||
3 | INS5001 | Toán kỹ thuật Maths for Engineering | 4 | 60 | 30 | 30 | Tiếng Anh | ||||||||||||
4 | INS6025 | Cơ sở dữ liệu nâng cao | 3 | 45 | 30 | 15 | 0
| Tiếng Anh | |||||||||||
Advanced Database Systems | |||||||||||||||||||
5 | INS6026 | Thiết kế hệ thống nhúng | 3 | 45 | 30 | 15 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Design Embedded Systems | |||||||||||||||||||
6 | INS6027 | Học máy hiện đại và ứng dụng | 3 | 45 | 30 | 15 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Modern Machine Learning and Applications | |||||||||||||||||||
7 | INS6028 | Xử lý tín hiệu số nâng cao | 3 | 45 | 30 | 15 | 50 | Tiếng Anh | |||||||||||
Advanced Digital Signal Processing | |||||||||||||||||||
8 | INS7025 | Phân tích dữ liệu lớn | 3 | 45 | 30 | 15 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Big Data Analytics | |||||||||||||||||||
9 | INS6029 | Mạng máy tính nâng cao | 3 | 45 | 30 | 15 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Advanced Computer Networks | |||||||||||||||||||
10 | INS6030 | Các vấn đề ICT hiện đại | 2 | 30 | 30 | 0 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Advanced Topics in ICT | |||||||||||||||||||
11 | INS6031 | Thiết kế mạch điện tử số | 2 | 30 | 20 | 10 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Electronic Circuits Design | |||||||||||||||||||
12 | INS7030 | Cơ sở an toàn thông tin Fundamental Security | 3 | 45 | 30 | 15 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
B.2 | Khối môn học tự chọn (Học viên chọn theo hướng ứng dụng hoặc nghiên cứu) | ||||||||||||||||||
B.2.1 | Định hướng ứng dụng (21/42 tín chỉ) Định hướng nghiên cứu (13/42 tín chỉ) | ||||||||||||||||||
13 | INS6019 | Điều khiển thiết bị ngoại vi từ máy tính Control peripheral devices from computer | 3 | 45 | 30 | 15 | Tiếng Anh | ||||||||||||
14 | INS6020 | Phát triển ứng dụng điều khiển bằng máy tính Develop Applications from Computer | 3 | 45 | 30 | 15 | Tiếng Anh | ||||||||||||
15 | INS6021 | Phát triển phần mềm Software Development | 3 | 45 | 30 | 15 | Tiếng Anh | ||||||||||||
16 | INS6022 | Lập trình cho phân tích dữ liệu Programming for Data Analytics | 3 | 45 | 30 | 15 | Tiếng Anh | ||||||||||||
17 | INS6023 | Khai phá dữ liệu Data Mining | 3 | 45 | 30 | 15 | Tiếng Anh | ||||||||||||
18 | INS6024 | Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence | 3 | 45 | 30 | 15 | Tiếng Anh | ||||||||||||
19 | INS7026 | Hệ thống điện tử y sinh | 2 | 30 | 30 | 0 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Biomedical Engineering Systems | |||||||||||||||||||
20 | INS6032 | Lập trình gpu và tính toán song song | 2 | 30 | 20 | 10 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Gpu Programming and Parallel Computing | |||||||||||||||||||
21 | INS7027 | Blockchain và ứng dụng | 2 | 30 | 18 | 12 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Block Chain and Application | |||||||||||||||||||
22 | INS7028 | Xử lý ngôn ngữ tự nhiên Natural Language Processing | 2 | 30 | 15 | 15 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
23 | INS7029 | Xử lý ảnh số Digital Image Processing | 2 | 30 | 17 | 13 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
24 | INS7031 | Phát triển hệ thống erp cho doanh nghiệp | 2 | 30 | 26 | 4 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Developing Erp Systems for Enterprises | |||||||||||||||||||
25 | INS7032 | Thiết kế và phát triển hệ thống IoT | 2 | 30 | 17 | 13 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
IoT Systems Design and Development | |||||||||||||||||||
26 | INS7033 | Lập trình di động Mobile Programming | 2 | 30 | 18 | 12 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
27 | INS7034 | Phương pháp nghiên cứu Research Methodology | 2 | 30 | 20 | 10 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
28 | INS7035 | Mô hình và thuật toán tối ưu | 2 | 30 | 24 | 6 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Optimization Models and Algorithms | |||||||||||||||||||
29 | INS7036 | Thông tin lượng tử | 2 | 30 | 20 | 10 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Quantum Information | |||||||||||||||||||
30 | INS7037 | Seminar | 2 | 30 | 20 | 10 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Seminar | |||||||||||||||||||
B.2.2 | Định hướng nghiên cứu (5 tín chỉ) | ||||||||||||||||||
31 | INS7038 | Dự án nghiên cứu | 5 | 75 | 45 | 30 | 0 | Tiếng Anh | |||||||||||
Research Project | |||||||||||||||||||
C. | INS7202 | Phần 3: Luận văn/ Khóa luận tốt nghiệp theo định hướng ứng dụng 7 tín chỉ) Graduation Thesis | |||||||||||||||||
32 | INS7203 | Phần 3: Luận văn/ Khóa luận tốt nghiệp theo định hướng nghiên cứu 10 tín chỉ) Graduation Thesis | |||||||||||||||||
Tổng | 60 | ||||||||||||||||||
Ghi chú: Tổng số tín chỉ của chương trình chưa bao gồm 04 tín chỉ của học phần tiếng Anh thuộc khối kiến thức chung. Học viên được miễn học phần tiếng Anh nếu đáp ứng đủ điều kiện. Học phần tiếng Anh thuộc khối kiến thức chung không tính vào điểm trung bình chung học kì và trung bình chung tích lũy.
- Các chương trình tham khảo
Danh mục cơ sở đào tạo nước ngoài đang đào tạo ngành/chuyên ngành được tham khảo
TT | Tên nước | Cơ sở đào tạo | Tên ngành /chuyên ngành đào tạo | Bậc đào tạo | Mục tiêu đào tạo | Danh hiệu tốt nghiệp | Địa chỉ trang web |
1. | Australia | University of Technology Sydney (UTS) | Công nghệ thôngtin (định hướng nghiên cứu) | Sau đại học | Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính có kiến thức chuyên môn được nâng cao thông qua các hoạt động nghiên cứu | Thạc sĩ | https://www.uts.edu.au/future-students/find-a-course/master-science-research-computing-sciences |
2. | Australia | Unversity of Wollongong | Công nghệ thông tin | Sau đại học | – Đào tạo thạc sĩ Khoa học máy tính có khả năng ứng dụng kiến thức chuyên môn vào việc giải quyết các vấn đề thực tế với các chiến lược quản lí hiệu quả, có khả năng đánh giá chuyên sâu và xử lí thông tin trong thiết kế phần mềm máy tính để truyền tải kiến thức, ý tưởng tới các bên liên quan, phát triển chiến lược học tập độc lập để theo kịp các đổi mới trong công nghệ và khoa học máy tính, xu hướng và tiêu chuẩn ngành | Thạc sĩ | https://coursefinder.uow.edu.au/information/index.html?course=master-computer-science
https://coursefinder.uow.edu.au/information/index.html?course=master-information-comms-technology-advanced
https://courses.uow.edu.au/courses/current/1609
|
3. | Hoa Kì | Southeast Missouri State Univeristy | Khoa học máy tính | Sau đại học | – Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính đạt chất lượng, trình độ cao và kĩ năng kĩ thuật tốt trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính | Thạc sĩ kĩ thuật | https://semo.edu/study/MS-computer-science.html |
4. | Hoa Kì | Nova Southeastern University | Khoa học máy tính | Sau đại học | Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính có khả năng truyền đạt các khái niệm, thiết kế và giải pháp khoa học máy tính hiệu quả và chuyên nghiệp, ứng dụng kiến thức điện toán vào việc đưa ra các giải pháp và thiết kế hiệu quả cho các vấn đề cụ thể, có khả năng xác định – phân tích – tổng hợp các tài liệu học thuật liên quan đến khoa học máy tính, sử dụng chuyên nghiệp các công cụ phát triển phần mềm, hệ thống phần mềm và nền tảng điện toán hiện đại | Thạc sĩ khoa học | https://computing.nova.edu/masters/cisc/index.html
https://computing.nova.edu/masters/msit/index.html
https://computing.nova.edu/masters/documents/ms-info-tech.pdf |
5 | LB Nga | Moscow Power Engineering Institute (MPEI) | Khoa học máy tính | Sau đại học | Thạc sĩ | https://mpei.ru/lang/en/study-mpei/programs/Pages/computer-science-mag.aspx | |
6 | LB Nga | Moscow Institute of Physics and Technology | Tin học và kỹ thuật máy tính | Sau đại học | Thạc sĩ | https://mipt.ru/english/edu/master/index.php?sphrase_id=494851 | |
7 | LB Nga | Moscow Technological Institute | Tin học và kỹ thuật máy tính | Sau đại học | Thạc sĩ | https://english.mirea.ru/academics/institutes/institute-of-cybernetics/training-program/master-s-degree-programs/09-04-01-informatics-and-computer-engineering/ |
- Đội ngũ cán bộ tham gia giảng dạy
Tất cả các học phần đều có 2 giảng viên phụ trách có trình độ chuyên môn cao.
Tất cả các học phần giảng dạy bằng tiếng Anh đều có giảng viên giảng dạy có trình độ chuyên môn tốt và giảng dạy tốt bằng tiếng Anh, các giảng viên đều được đào tạo dài hạn tại nước ngoài hoặc các cơ sở đào tạo sử dụng tiếng Anh ở nước ngoài.
TT | Mã HP | Tên học phần | Số tín chỉ | Cán bộ giảng dạy | ||||
Họ và tên | Chức danh KH, học vị | Chuyên ngành đào tạo | Đơn vị công tác | Trình độ tiếng Anh
| ||||
1 | PHI 5001 | Triết học Philosophy | 4 | ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN | ||||
2 | INS6025 | Cơ sở dữ liệu nâng cao Advanced database systems | 3 | Trần Thị Oanh | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Nhật Bản |
Nguyễn Hà Nam | PGS.TS | CNTT | Viện CNTT – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc | ||||
3 | INS6026 | Thiết kế hệ thống nhúng Design embedded systems | 3 | Trần Xuân Tú | PGS.TS | CNTT | Viện CNTT – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Pháp |
Lê Duy Tiến | ThS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tốt nghiệp Đại học tại Hà Lan | ||||
4 | INS6027 | Học máy hiện đại và ứng dụng Modern machine learning and applications | 3 | Trần Đức Quỳnh | TS | Toán Tin | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ Toán Tin tại Pháp |
Hồ Tú Bảo | GS.TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Giáo sư CNTT tại Nhật Bản | ||||
5 | INS6028 | Xử lý tín hiệu số nâng cao Advanced Digital Signal Processing | 3 | Lê Trung Thành | PGS.TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ ĐTVT tại Australia |
Phạm Việt Hương | TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ ĐTVT tại Mỹ | ||||
6 | INS7025 | Phân tích dữ liệu lớn Big data analytics | 3 | Nguyễn Hà Nam | PGS.TS | CNTT | Viện CNTT – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc |
Lemai Nguyen | PGS.TS | CNTT | Trường Đại học Deakin, Australia | Tiến sỹ CNTT tại Australia | ||||
7 | INS6029 | Mạng máy tính nâng cao Advanced computer networks | 3 | Nguyễn Hoài Sơn | PGS.TS | CNTT | ĐH Công Nghệ – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Nhật Bản |
Chử Đức Hoàng | TS | Điện tử viễn thông | Bộ Khoa học công nghệ-Vingroup | Đủ trình độ giảng dạy bằng T.Anh | ||||
8 | INS6030 | Các vấn đề ICT hiện đại Advanced topics in ICT | 2 | Hồ Tú Bảo | GS.TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Giáo sư CNTT tại Nhật Bản |
Vũ Việt Vũ | TS | CNTT | Viện CNTT-ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Pháp | ||||
9 | INS6031 | Thiết kế mạch điện tử số Electronic Circuits Design | 2 | Lê Trung Thành | PGS.TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ ĐTVT tại Australia |
Phạm Việt Hương | TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ ĐTVT tại Mỹ | ||||
10 | INS7026 | Hệ thống điện tử y sinh Biomedical engineering systems | 2 | Trần Anh Vũ | TS | ĐTVT | Đại học Bách Khoa – HN | Tiến sỹ ĐTVT tại Mỹ |
Trần Đức Tân | PGS.TS | ĐTVT | Đại học Phenikaa | Tiến sỹ ĐTVT tại Canada | ||||
11 | INS6032 | Lập trình gpu và tính toán song song Gpu Programming and Parallel Computing | 2 | Trương Công Đoàn | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc |
Lê Đức Hậu | PGS.TS | CNTT | VIN-IF | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc | ||||
12 | INS7027 | Blockchain và ứng dụng Block chain and application | 2 | Lê Hoàng Sơn | TS | CNTT | Viện CNTT- ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Việt Nam |
Nguyễn Thanh Tùng | PGS.TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Australia | ||||
13 | INS7028 | Xử lý ngôn ngữ tự nhiên Natural language processing | 2 | Trần Thị Oanh | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Nhật Bản |
Ngô Xuân Bách | PGS.TS | CNTT | Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông | Tiến sỹ CNTT tại Nhật | ||||
14 | INS7029 | Xử lý ảnh số Digital image processing | 2 | Trần Anh Vũ | TS | ĐTVT | Đại học Bách Khoa – HN | Tiến sỹ ĐTVT tại Mỹ |
Trần Đức Tân | PGS.TS | ĐTVT | Đại học Phenikaa | Tiến sỹ ĐTVT tại Canada | ||||
15 | INS7030 | Cơ sở an toàn thông tin Information security | 3 | Nguyễn Đại Thọ | TS | CNTT | ĐHCN-ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Pháp |
Vũ Việt Vũ | TS | CNTT | Viện CNTT-ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Pháp | ||||
16 | INS7031 | Phát triển hệ thống erp cho doanh nghiệp Developing Erp Systems for Enterprises | 2 | Trương Công Đoàn | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc |
Nguyễn Hà Nam | PGS.TS | CNTT | Viện CNTT – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc | ||||
17 | INS7032 | Thiết kế và phát triển hệ thống IoT IoT systems design and development | 2 | Nguyễn Thanh Tùng | PGS.TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Australia |
Nguyễn Văn Tánh | ThS | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | ||||||
18 | INS7033 | Lập trình di động Mobile programming | 2 | Nguyễn Hoài Sơn | PGS.TS | CNTT | ĐH Công Nghệ – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Nhật Bản |
Nguyễn Thanh Tùng | PGS.TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Australia | ||||
19 | INS7034 | Phương pháp nghiên cứu Research Methodology | 2 | Nguyễn Hải Thanh | PGS | Toán Tin | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ Toán Tin tại Ấn Độ |
Lê Đức Thịnh | TS | Toán | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ Toán tại Mỹ | ||||
20 | INS7035 | Mô hình và thuật toán tối ưu Optimization models and algorithms | 2 | Trần Đức Quỳnh | TS | Toán Tin | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ Toán Tin tại Pháp |
Nguyễn Quang Thuận | TS | Toán Tin | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ Toán Tin tại Pháp | ||||
21 | INS7036 | Thông tin lượng tử Quantum Information | 2 | Lê Trung Thành | PGS.TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ ĐTVT tại Australia |
Đỗ Ngọc Diệp | GS.TS | Toán | Viện Toán | Giáo sư Toán tại Mỹ | ||||
22 | INS7037 | Seminar Seminar | 2 | Hồ Tú Bảo | GS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Giáo sư CNTT tại Nhật Bản |
Rachel Chung | PGS | CNTT | Đại học Pittsburg – Mỹ | Tiến sỹ CNTT tại Mỹ | ||||
23 | INS7038 | Dự án nghiên cứu Research Project | 5 | Hồ Tú Bảo | GS | CNTT | Khoa Quốc tế – ĐHQGHN | Giáo sư CNTT tại Nhật Bản |
Nguyễn Ngọc Thành | GS.TS | CNTT | Trường Công nghệ Wroclaw, Ba Lan | Giáo sư CNTT tại Ba Lan | ||||
24 | INS7034 | Phương pháp nghiên cứu Research methodology | 2 | Nguyễn Hải Thanh | PGS | Toán Tin | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ Toán Tin tại Ấn Độ |
Lê Đức Thịnh | TS | Toán | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ Toán tại Mỹ | ||||
25 | INS7202 | Luận văn tốt nghiệp Dissertation | 10 | Các giảng viên & chuyên gia tham gia chương trình | ||||
Danh sách học phần bổ sung cho nhóm ngành gần | ||||||||
26 | INS6018 | Cơ sở an toàn thông tin Fundamentals of Information Security | 3 | Trương Công Đoàn | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc |
Lê Quang Minh | TS | CNTT | Viện CNTT, ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Nga | ||||
27 | INS6019 | Điều khiển thiết bị ngoại vi từ máy tính Control Peripheral Devices from Computer | 3 | Trần Đức Tân | PGS.TS | ĐTVT | Đại học Phenikaa | Tiến sỹ ĐTVT tại Canada |
Chử Đức Hoàng | TS | Điện tử viễn thông | Bộ Khoa học công nghệ-Vingroup | Đủ trình độ giảng dạy bằng T.Anh | ||||
28 | INS6020 | Phát triển ứng dụng điều khiển bằng máy tính Develop Applications from Computer | 3 | Chử Đức Hoàng | TS | Điện tử viễn thông | Bộ Khoa học công nghệ-Vingroup | Đủ trình độ giảng dạy bằng T.Anh |
Phạm Việt Hương | TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ ĐTVT tại Mỹ | ||||
29 | INS6021 | Phát triển phần mềm Software Development | 3 | Trương Công Đoàn | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc |
Nguyễn Hà Nam | PGS.TS | CNTT | Viện CNTT – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc | ||||
30 | INS6022 | Lập trình cho phân tích dữ liệu Programming for Data Analytics | 3 | Trương Công Đoàn | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Hàn Quốc |
Lê Quang Minh | TS | CNTT | Viện CNTT, ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Nga | ||||
31 | INS6023 | Khai phá dữ liệu Data Mining | 3 | Ngô Xuân Bách | PGS.TS | CNTT | Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông | Tiến sỹ CNTT tại Nhật |
Rachel Chung | PGS | CNTT | Đại học Pittsburg – Mỹ | Tiến sỹ CNTT tại Mỹ | ||||
32 | INS6024 | Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence | 3 | Lê Quang Minh | TS | CNTT | Viện CNTT, ĐHQGHN | Tiến sỹ CNTT tại Nga |
Ngô Xuân Bách | PGS.TS | CNTT | Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông | Tiến sỹ CNTT tại Nhật |
- Giới thiệu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
- Thiết bị, Phòng thí nghiệm
Phòng sản xuất thử nghiệm thiết bị đầu cuối thông minh và phát triển các ứng dụng AI
– Cơ sở học liệu
Hiện Trường Quốc tế đang sở hữu một cơ sở học liệu khá phong phú. Các nguồn tài liệu cần thiết dành cho học tập và nghiên cứu khoa học bao gồm: giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu tra cứu bằng tiếng Anh và tiếng Việt, v.v. đã được trang bị tương đối đầy đủ nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong Trường.
Thư viện Trường Quốc tế hiện có 12.136 bản sách thuộc các lĩnh vực kinh tế, quản trị, khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn học v.v. bằng tiếng Việt, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, và các loại hình tài liệu khác như luận văn, báo, tạp chí và tài nguyên số (trên 60% bằng tiếng Anh). Đây là nguồn học liệu rất có giá trị để giúp cho các khoa học có thể tham khảo, cập nhật được những công nghệ mới, kiến thức mới để áp dụng trong các nghiên cứu khoa học, những bài giảng trên lớp cho sinh viên. Hệ thống tra cứu tích hợp (OPAC) của Thư viện Trường Quốc tế cho phép bạn đọc khai thác khoảng 128.000 tên sách (750.000 bản), 2.145 tạp chí, 2.000 luận văn thạc sĩ/tiến sĩ, 600 báo cáo dự án nghiên cứu cấp ĐHQGHN, cấp Bộ và cấp nhà nước, các cơ sở dữ liệu trực tuyến như Proquest Central, EBSCO, Springerlink, ACM, IEEE, E-journal v.v. thuộc Trung tâm Thông tin Thư viện, ĐHQGHN.
Bên cạnh đó, Trường luôn tranh thủ sự hỗ trợ về giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở học liệu điện tử của các trường đối tác nước ngoài. Sinh viên theo học các chương trình đào tạo liên kết quốc tế tại Trường Quốc tế được khai thác nguồn sách điện tử và cơ sở dữ liệu học thuật của thư viện các trường đối tác như ĐH East London, ĐH Keuka, ĐH Nantes, ĐH HELP, ĐH KH & CN Lunghwa, v.v. Đây chính là cơ sở giúp giảng viên, sinh viên Khoa Quốc tế tiếp cận các tri thức hiện đại, tiến bộ của thế giới một cách nhanh nhất.
Ngoài ra, Trường Quốc tế chủ trương và đã triển khai việc đặt mua sách, giáo trình của các nhà xuất bản quốc tế uy tín. Trường đã và đang hướng đến việc sở hữu những bộ tài liệu giảng dạy hoàn chỉnh với Powerpoint slides, ngân hàng câu hỏi, tài liệu hướng dẫn soạn bài giảng, tài liệu tham khảo v.v.