Ngành đào tạo: | Hệ thống thông tin quản lý (mã xét tuyển: QHQ03) |
Thời gian đào tạo: | Dự kiến 4 năm |
Ngôn ngữ đào tạo: | Tiếng Anh (toàn bộ khối kiến thức ngành) |
Mô hình đào tạo: | Học toàn phần tại Khoa Quốc tế |
Văn bằng: | Bằng cử nhân hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cấp. |
Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý được ban hành theo Quyết định số 1025/QĐ-ĐHQGHN ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Giám đốc ĐHQGHN và được giao cho Khoa Quốc tế tổ chức đào tạo theo Quyết định số 2142/QĐ-ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Giám đốc ĐHQGHN. Chương trình được ĐHQGHN phê duyệt thành chương trình chất lượng cao theo đặc thù đơn vị theo Quyết định số 3345/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/10/2016.
Chương trình đào tạo ngành Cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý là chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, khung chương trình, phương pháp giảng dạy, quy trình kiểm tra đánh giá theo chuẩn giáo dục quốc tế, được thiết kế trên cơ sở chương trình đào tạo của một số trường đại học uy tín như Đại học East London (Anh), Đại học Quản lý Singapore (SMU), Đại học bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) được đào tạo bằng tiếng Anh với tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy chiếm 25-30% khối thức ngành và chuyên ngành. Khoa Quốc tế luôn cố gắng đảm bảo 100% giáo trình, tài liệu tham khảo cho khối kiến thức ngành và chuyên ngành là các học liệu đang được sử dụng ở các trường đại học nước ngoài. Chất lượng đầu ra đạt chuẩn của các trường đại học tiên tiến nước ngoài.
Các sinh viên 3 khoá đầu tiên của chương trình cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý của Khoa Quốc tế – ĐHQGHN tỏ ra sức năng động, nhiều sinh viên năm thứ ba đã tích cực đi thực tập, làm quen với môi trường công việc ở doanh nghiệp, tham gia cùng các thầy cô trong các đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao vào thực tiễn.
Xem thêm thông tin tại đây
Mô tả chi tiết về chương trình đào tạo tại đây
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.Chuẩn đầu ra về kiến thức
1.1. Kiến thức chung
– Về mặt chính trị, sinh viên tốt nghiệp hiểu rõ các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; trình bày lại được đường lối chính trị, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới; thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh;
– Với kiến thức quốc phòng, an ninh, sinh viên hiểu rõ đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng của Đảng và Nhà nước, vận dụng được những kĩ năng cơ bản về quân sự, tác nghiệp và các kĩ thuật liên quan. Sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức khi tham gia công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong trường hợp cần thiết;
– Với các kiến thức về giáo dục thể chất, sinh viên vận dụng được các nguyên tắc tập luyện, thi đấu để có được một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để làm việc hiệu quả và tham gia vào các hoạt động thể thao cộng đồng.
1.2. Kiến thức theo lĩnh vực
– Về tin học, sinh viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng tin học thành thạo, làm nền tảng để làm việc trong môi trường công nghệ cao;
– Sinh viên tốt nghiệp thể hiện và vận dụng được nhận thức của mình về nền tảng khoa học chung, đặc biệt là các lĩnh vực toán học, kiến trúc máy tính, hệ thống mạng máy tính, tâm lí học, làm nền tảng cho việc nghiên cứu các học phần chuyên ngành và các vấn đề quản lí thông tin trong thực tế làm việc; Giải thích được vai trò của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn và kinh tế trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại kĩ thuật số, hội nhập và toàn cầu hóa.
1.3. Kiến thức của khối ngành
– Sinh viên tốt nghiệp áp dụng được kiến thức của khối ngành Kinh doanh và Quản lí về các học thuyết và qui luật kinh tế, cách thức vận hành của thị trường, vai trò tác động của chính phủ đối với nền kinh tế để phân tích, ra quyết định kinh doanh, đầu tư; Vận dụng được những vấn đề cơ bản, cốt lõi của Luật pháp và Đạo đức trong kinh doanh.
1.4. Kiến thức của nhóm ngành
– Sinh viên tốt nghiệp vận dụng được kiến thức đặc thù cơ bản của nhóm ngành Quản trị – Quản lí về phân tích các tổ chức và quản trị kinh doanh, các hệ thống thông tin trong tổ chức, các phương pháp định lượng trong quản lí, cơ sở dữ liệu trong phân tích kinh doanh; Áp dụng được các kiến thức lập trình cơ bản, tạo lập và thiết kế Web, vận dụng được công nghệ internet, kiến trúc ứng dụng Web cũng như sử dụng các công cụ đa phương tiện, mạng internet.
– Ngoài ra, sinh viên có thể tự chọn một số học phần để vận dụng các khái niệm đạo đức trong kinh doanh, các qui định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ.
1.5. Kiến thức ngành
– Sinh viên tốt nghiệp có thể vận dụng được các kiến thức của ngành Hệ thống thông tin quản lí như mô hình hóa và thiết kế hệ thống thông tin, các hệ thống thông tin quản lí và doanh nghiệp, quản trị dự án, phân tích kinh doanh hỗ trợ ra quyết định, phát triển các hệ thống hướng đối tượng và các nguyên lí an toàn thông tin; vận dụng được các kiến thức chuyên sâu của ngành như thiết kế đa phương tiện và phát triển web, lập kế hoạch và hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tài chính – ngân hàng; có khả năng phân tích, sáng chế, đánh giá và ra quyết định trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động trong các lĩnh vực chuyên sâu của ngành (theo một trong bốn nhóm môn chuyên sâu lựa chọn): quản lí hệ thống thông tin, quản lí thông tin tài chính, quản lí thông tin marketing hay quản lí thông tin bất động sản; vận dụng được các kiến thức bổ trợ về phương pháp nghiên cứu, lãnh đạo và xây dựng đội ngũ, về lập trình cơ bản và nâng cao.
2.Chuẩn đầu ra về kĩ năng
2.1. Kĩ năng chuyên môn
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
– Sinh viên tốt nghiệp thu nhận và phát triển được những kĩ năng phù hợp và chuyên nghiệp về thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống quản lí – quản trị nói chung và và các hệ thống thông tin quản lí nói riêng như: lập kế hoạch và mô hình hóa, phát triển các hệ cơ sở dữ liệu, xây dựng thuật toán và lập trình, khai phá dữ liệu, quản trị dự án và quản trị hoạt động, phân tích và xây dựng các hệ hỗ trợ ra quyết định cho quản lí và kinh doanh; có các kĩ năng chuyên sâu về tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và kinh doanh; và đặc biệt là kĩ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo phục vụ công việc trong môi trường công nghệ cao và hội nhập kinh tế.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
– Sinh viên tốt nghiệp có năng lực phân tích và nhận diện vấn đề; tìm kiếm và phân tích thông tin một cách khoa học để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp giải quyết vấn đề; có năng lực tư duy và lập luận logic, khoa học trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
– Sinh viên có khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu và khám phá kiến thức mới; có cách nhìn phản biện, phê phán với các kiến thức hiện tại; chủ động trong việc ứng dụng kiến thức mới, công nghệ mới vào công việc; khả năng thích ứng cao với môi trường hoạt động.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích vấn đề một cách logic, có so sánh, đối chiếu với các vấn đề khác, các yếu tố khác của hệ thống; có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống, có khả năng tư duy giải quyết vấn đề một cách hệ thống: hình thành ý tưởng, thiết kế, vận hành và triển khai.
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nhận diện các yếu tố tác động từ bên ngoài để hiểu bối cảnh hoạt động; đánh giá các tác động của các yếu tố đó đến cơ sở hoạt động và ngành nghề; từ đó thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh và chủ động trước những biến động của bối cảnh xã hội. Sinh viên cũng hiểu được ảnh hưởng của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội về ngành nghề, hiểu được các ràng buộc đến từ văn hóa dân tộc, bối cảnh lịch sử, các giá trị thời đại và bối cảnh toàn cầu đối với nghề nghiệp của mình.
2.1.6. Bối cảnh tổ chức
– Sinh viên tốt nghiệp nắm được các kĩ năng phân tích, đánh giá tổ chức nơi mình làm việc trên các phương diện như văn hoá tổ chức, chiến lược phát triển của tổ chức, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, mối quan hệ giữa cấu trúc của tổ chức và cấu trúc của hệ thống thông tin quản lí, quan hệ giữa đơn vị với công việc đảm nhận để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và làm việc thành công trong đơn vị.
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kĩ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, khả năng phát hiện và xây dựng các giải pháp công nghệ và quản lí giải quyết hợp lí các vấn đề trong nghề nghiệp.
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
– Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu, cải tiến, đổi mới, sáng chế, phát minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, có khả năng quản trị và dẫn dắt thay đổi – đổi mới, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ khoa học kĩ thuật và công cụ lao động mới.
2.2. Kĩ năng bổ trợ
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
– Sinh viên tốt nghiệp có kĩ năng hiệu quả về học và tự học; quản lí thời gian và tự chủ trong học tập và trong công việc; chủ động nhận diện, phân tích và thích ứng với sự phức tạp của thực tế; kĩ năng quan sát và học hỏi từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của những cá nhân khác để học tập suốt đời.
2.2.2. Làm việc theo nhóm
– Sinh viên làm chủ được kĩ năng tổ chức làm việc nhóm như hình thành nhóm, hoạch định hoạt động nhóm, lãnh đạo và tạo động lực cho nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và các kĩ năng làm việc trong nội bộ nhóm và với các nhóm khác.
2.2.3. Quản lí và lãnh đạo
– Sinh viên tốt nghiệp thu nhận được các kĩ năng phù hợp về quản lí và lãnh đạo như lập mục tiêu hoạt động, phân công nhiệm vụ trong đơn vị, hướng dẫn hoạt động, tạo động lực cho từng cá nhân, kiểm soát và đánh giá hoạt động của đơn vị; khả năng đàm phán, thuyết phục và ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp.
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
– Sinh viên tốt nghiệp sẽ có các kĩ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả trong công việc, bao gồm: lập luận, sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức.
2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
– Sinh viên có kĩ năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc, trong giao tiếp với các cá nhân, tổ chức bằng văn bản hay giao tiếp trực tiếp (trình độ tiếng Anh tối thiểu bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác
– Sinh viên sử dụng thành thạo các kĩ năng mềm khác như soạn thảo văn bản, thuyết trình, quản lí mail…
3.Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng sau đây:
– Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
– Hướng dẫn giám sát người khác trong việc sử dụng và phát triển các hệ thống thông tin quản lí;
– Tự phê, tự định hướng, tự rút kinh nghiệm và có thể bảo vệ được quan điểm ý kiến cá nhân;
– Lập kế hoạch, điều phối quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;
– Nghiên cứu cải tiến các hoạt động mình tham gia.
4.Về phẩm chất đạo đức
4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
– Sinh viên tốt nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, các phẩm chất cá nhân phù hợp như sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, mong muốn cải tiến và đổi mới, sáng tạo, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.
4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
– Sinh viên tốt nghiệp có đạo đức nghề nghiệp tốt, có hành vi, ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động, có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, về bảo mật và an toàn thông tin, có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình với công việc, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp.
4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
– Sinh viên có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm xã hội, ủng hộ và bảo vệ cái đúng và sự phát triển đổi mới, có lập trường chính trị vững vàng và có ý thức phục vụ nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước.
5.Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhận các vị trí việc làm sau:
– Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách, phát triển dự án về ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lí và kinh doanh tại các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp;
– Chuyên viên phân tích phân tích, thiết kế các hệ thống quản lí và kinh doanh, chuyên gia tư vấn phát triển kinh doanh và ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ ngân hàng, chuyên gia thiết kế và vận hành các hệ thống kinh doanh/hỗ trợ ra quyết định/quản trị tri thức;
– Chuyên viên quản trị hạ tầng công nghệ thông tin cho các hệ thống thông tin quản lí và kinh doanh, chuyên gia tư vấn về công nghệ và tích hợp hệ thống, chuyên viên điều hành kĩ thuật các hệ thống thông tin doanh nghiệp, chuyên viên điều hành thương mại điện tử, chuyên viên phân tích kinh doanh điện tử.
6.Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển và sáng chế đổi mới phần mềm và các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lí và kinh doanh; Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động và hệ thống kinh doanh độc lập của riêng mình và tự nâng cao trình độ.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhận các vị trí việc làm sau:
– Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách, phát triển dự án về ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lí và kinh doanh tại các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp;
– Chuyên viên phân tích phân tích, thiết kế các hệ thống quản lí và kinh doanh, chuyên gia tư vấn phát triển kinh doanh và ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ ngân hàng, chuyên gia thiết kế và vận hành các hệ thống kinh doanh/hỗ trợ ra quyết định/quản trị tri thức;
Chuyên viên quản trị hạ tầng công nghệ thông tin cho các hệ thống thông tin quản lí và kinh doanh, chuyên gia tư vấn về công nghệ và tích hợp hệ thống, chuyên viên điều hành kĩ thuật các hệ thống thông tin doanh nghiệp, chuyên viên điều hành thương mại điện tử, chuyên viên phân tích kinh doanh điện tử.
1/ THÔNG TIN CHUNG
Ngành đào tạo: | Tiếng Việt : Hệ thống thông tin quản lý (mã ngành: 7340405) Tiếng Anh : Management Information System |
Thời gian đào tạo: | Dự kiến 4 năm |
Ngôn ngữ đào tạo: | Tiếng Anh |
Loại hình đào tạo: | Chương trình đào tạo thứ 2 |
Văn bằng: | Bằng cử nhân hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cấp. |
Cơ sở đào tạo | Khoa Quốc tế – ĐHQGHN |
Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý là chương trình chất lượng cao theo đặc thù đơn vị của Khoa Quốc tế, dành cho sinh viên đang theo học các ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Hàn Quốc, ngôn ngữ Nhật Bản tại Trường ĐHNN – ĐHQGHN có nguyện vọng học thêm văn bằng cử nhân thứ 2, tốt nghiệp tại Khoa Quốc tế – ĐHQGHN. Chương trình được ban hành theo văn bản số 463/ĐHQGHN-ĐT ngày 30 tháng 1 năm 2018 của Giám đốc ĐHQGHN. Theo đó, sinh viên được miễn toàn bộ các học phần tương đương giữa chương trình đào tạo của 2 đơn vị, sinh viên sẽ rút ngắn đáng kể được thời gian đào tạo chuẩn để có thể được Khoa Quốc tế – ĐHQGHN cấp bằng Đại học chính quy ngành Hệ thống thông tin quản lý.
2/ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
– Đào tạo những cử nhân với kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp trong lĩnh vực quản trị các hệ thống thông tin quản lí – kinh doanh.
Mục tiêu cụ thể
– Cung cấp kiến thức về ngành hệ thống thông tin quản lí trong thời đại kĩ thuật số, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá;
– Xây dựng kĩ năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của hệ thống thông tin quản lí tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu;
– Củng cố năng lực làm việc tại các bộ phận phân tích thông tin, quản lí hệ thống thông tin trong các cơ quan, xí nghiệp, lập trình quản lí cơ sở dữ liệu, hướng dẫn nhân viên các bộ phận khác sử dụng thông tin và hệ thống một cách hiệu quả;
– Cung cấp khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực quản lí hệ thống thông tin trong kinh doanh.
3/ THÔNG TIN TUYỂN SINH
– Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.
– Đối tượng xét tuyển: Sinh viên hệ chính quy chương trình đào tạo chuẩn các ngành của Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN được ban hành kèm theo Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQG ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc ĐHQGHN. Tại thời điểm bắt đầu học các học phần thuộc khối kiến thức nhóm ngành và ngành, sinh viên phải có chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu đầu vào của Khoa Quốc tế từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
4/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Tóm tắt yêu cầu của chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 137 tín chỉ, gồm:
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo 137 tín chỉ (Không tính các học phần GDTC, GDQP-AN và Kĩ năng bổ trợ) | |
Khối kiến thức chung: 27 tín chỉ (Không tính các học phần GDTC, GDQP-AN và Kĩ năng bổ trợ) | |
Khối kiến thức theo lĩnh vực: | 15 tín chỉ |
Khối kiến thức theo khối ngành: | 11 tín chỉ |
Khối kiến thức theo nhóm ngành: | 26 tín chỉ |
+ Các học phần bắt buộc: | 20 tín chỉ |
+ Các học phần tự chọn: | 6/18 tín chỉ |
Khối kiến thức ngành: | 58 tín chỉ |
+ Các học phần bắt buộc: | 24 tín chỉ |
+ Các học phần tự chọn kiến thức ngành | 6/21 tín chỉ |
+ Các học phần tự chọn kiến thức bổ trợ | 4/8 tín chỉ |
+ Các nhóm học phần chuyên sâu lựa chọn | 15/60 tín chỉ |
+ Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: | 9 tín chỉ |
- Số tín chỉ của chương trình đào tạo được bảo lưu, chuyển điểm và phải tích lũy:
– Số tín chỉ được bảo lưu, chuyển điểm: 36 tín chỉ
– Số tín chỉ phải tích lũy: 101 tín chỉ
Xem chi tiết khung chương trình TẠI ĐÂY
Sinh viên có cơ hội chuyển tiếp sang các trường đại học danh tiếng tại Anh, Úc, Mỹ, Đài Loan.
- Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh) | 145 tín chỉ |
– Khối kiến thức chung: (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh) | 21 tín chỉ |
– Khối kiến thức theo lĩnh vực: | 25 tín chỉ |
– Khối kiến thức theo khối ngành: | 08 tín chỉ |
– Khối kiến thức theo nhóm ngành: | 26 tín chỉ |
+ Các học phần bắt buộc: | 20 tín chỉ |
+ Các học phần tự chọn: | 6/10 tín chỉ |
– Khối kiến thức ngành: | 65 tín chỉ |
+ Các học phần bắt buộc: | 30 tín chỉ |
+ Các học phần tự chọn: | 06/18 tín chỉ |
+ Các học phần tự chọn kiến thức bổ trợ: | 04/10 tín chỉ |
+ Các học phần định hướng chuyên sâu: | 15 tín chỉ |
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: | 10 tín chỉ |
- Khung chương trình đào tạo
Các sinh viên thuộc QH2016-QH2018 sử dụng khung chương trình đào tạo tại đây
Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến đang được sử dụng tại các Đại học uy tín trên thế giới, có điều chỉnh cho phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ theo hướng dẫn của ĐHQGHN, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng trình bày, thảo luận, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng;
Thông qua các giờ giảng của giảng viên nước ngoài, chương trình dần dần tiếp thu phương pháp giảng dạy tiên tiến của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới (Mĩ, Australia và một số quốc gia khác);
Hướng dẫn sinh viên tự học theo kiểu nghiên cứu; chú trọng đào tạo, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp, khả năng thực hành và ứng dụng thực tế cho sinh viên;
Khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.
Tổ chức thực tập, kiến tập cho sinh viên ở các cơ quan, doanh nghiệp liên quan kể cả ở nước ngoài theo yêu cầu của chương trình.
Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình cử nhân Hệ thống thông tin quản lý là những nhà giáo có tên tuổi trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, trình độ từ thạc sĩ trở lên, được đào tạo ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Canada… Các giảng viên đều đạt chuẩn về ngoại ngữ để giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh, đồng thời có kiến thức chuyên môn sâu cũng như kinh nghiệm thực tế phong phú về lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy. Ngoài ra, Khoa còn có sự trao đổi giảng viên với một sô trường đại học danh tiếng nước ngoài để đưa giảng viên nước ngoài cùng đảm nhận giảng dạy một số học phần trong chương trình. Tỉ lệ giảng viên nước ngoài tham gia chương trình chiếm khoảng 20% các học phần chuyên ngành. Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước cùng phối hợp tạo nên một cộng đồng và môi trường giáo dục mang tính chất quốc tế tại Khoa.
Chương trình Thu hút học giả của Đại học Quốc gia Hà Nội đặt tại Khoa Quốc tế – ĐHQGHN (gọi tắt là Chương trình) ra đời với mục đích phát huy kinh nghiệm, năng lực, trí tuệ của các học giả đang làm việc tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới để đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chương trình đồng thời giúp tăng cường chỉ số hội nhập quốc tế của ĐHQGHN nói chung và Khoa Quốc tế nói riêng, tạo động lực, môi trường đào tạo và nghiên cứu quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Khoa, tiếp nhận chuyển giao công nghệ giảng dạy, nghiên cứu tiên tiến, quản trị đại học của nước ngoài, tăng cường tỷ lệ giảng viên đến từ các trường đại học uy tín nước ngoài giảng dạy tại Khoa.
Các học giả của Chương trình tham gia giảng dạy toàn bộ thời lượng một học phần hoặc phối hợp giảng dạy cùng giảng viên Khoa Quốc tế trong các chương đào tạo triển khai tại Khoa. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện với phương châm khuyến khích giảng viên của Khoa Quốc tế tham gia cùng soạn bài giảng và giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên. Trong quá trình này, sinh viên, học viên và giảng viên Khoa Quốc tế sẽ trải nghiệm những phương pháp làm việc, cách tiếp cận mới hiện đang được áp dụng tại các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.
Để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này, các học giả của Chương trình sẽ được ưu tiên sắp xếp giảng dạy những môn học mới hoặc đòi hỏi cập nhật phương pháp làm việc, kiến thức mới một cách thường xuyên hoặc những học phần mà hiện nay ở Việt Nam còn thiếu nguồn giảng viên có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu của học phần và của Chương trình.
Ngoài ra, Khoa đã và đang xây dựng nhóm giảng viên cơ hữu chủ lực cho chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý, kết hợp ký hợp đồng với giảng viên thỉnh giảng có kinh nghiệm công tác lâu năm trong các cơ sở đào tạo uy tín và các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Danh sách giảng viên tham gia
STT | Họ và tên | Học hàm | Học vị, nước, năm tốt nghiệp | Chuyên ngành |
1 | Lê Trung Thành | PGS | Tiến sĩ, Úc | Điện tử viễn thông |
2 | Nguyễn Thanh Tùng | PGS | Tiến sĩ, Úc | Công nghệ thông tin |
3 | Vũ Ngọc Tú | PGS | Tiến sĩ, Anh | Ngôn ngữ Anh |
4 | Nguyễn Thị Nhân Hòa
| Tiến sĩ, Úc (2008) | Khảo thí Ngôn ngữ | |
5 | Phạm Thị Thủy | Tiến sĩ, Đại học Monash, Úc (2003)
| Ngôn ngữ Anh | |
6 | Đỗ Thị Hồng Liên | Thạc sĩ, Bỉ (2012)
| Nghiên cứu giáo dục tiếng Anh | |
7 | Ngô Dung Nga | Thạc sĩ | Ngôn ngữ Anh | |
8 | Nguyễn Thị Lan Anh | Thạc sĩ | Ngôn ngữ Anh | |
9 | Dương Thị Thiên Hà | Thạc sĩ | Ngôn ngữ Anh | |
10 | Đỗ Thanh Vân | Thạc sĩ | Ngôn ngữ Anh | |
11 | Dương Thị Thu Huyền | Thạc sĩ | Ngôn ngữ Anh | |
12 | Nguyễn Thị Thu Huyền | Thạc sĩ | Ngôn ngữ Anh | |
13 | Đỗ Ngọc Diệp | Tiến sĩ khoa học | Toán | |
14 | Nguyễn Quang Thuận | Tiến sĩ, Pháp | Toán | |
15 | Nguyễn Hải Thanh | PGS | Tiến sĩ, Ấn Độ | Toán – Tin |
16 | Bùi Quang Hưng | Tiến sĩ, Nhật Bản | Hệ thống thông tin | |
17 | Vũ Xuân Đoàn | PGS | Tiến sĩ, Pháp | Ngôn ngữ |
18 | Đinh Phương Linh | Thạc sĩ, Anh | Chăm sóc y tế và xã hội | |
19 | Nguyễn Đức Nam | Thạc sĩ, Úc | Xã hội học | |
20 | Trần Huy Phương | Tiến sĩ, Nhật Bản | Quản trị | |
21 | Đỗ Ngọc Bích | Thạc sĩ, Anh | Quản trị – Marekting | |
22 | Hoàng Kim Thu | Thạc sĩ, Anh | Kinh tế-Tài chính | |
23 | Lê Đức Thịnh | Tiến sĩ, Đại học Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, 2013 | Toán học | |
24 | Khúc Năng Toàn | Tiến sĩ, Mỹ | Tâm lí học | |
25 | Nguyễn Vũ Hoàng | Tiến sĩ | Luật học | |
26 | Vũ Văn Ngọc | Tiến sĩ, Anh | Luật học | |
27 | Nguyễn Thị Nguyệt | PGS | Tiến sĩ | Kinh tế |
28 | Nguyễn Thùy Vinh | Tiến sĩ, Úc | Kinh tế | |
29 | Richard Pearl | Tiến sĩ, Mỹ | Quản trị, Marketing | |
30 | Phạm Hương Trang | Thạc sĩ, Đức | Quản trị kinh doanh | |
31 | Nguyễn Huy Sinh | Tiến sĩ, Mỹ, 2008 | Luật | |
32 | Trần Đức Quỳnh | Tiến sĩ, Pháp | Toán – Tin | |
33 | Nguyễn Phú Hưng | Tiến sĩ, Mỹ, 2008 | Quản trị và Tài chính | |
34 | Phạm Thị Huệ | Tiến sĩ, Úc | Công nghệ thông tin | |
35 | Mai Anh | Tiến sĩ, Pháp, 2010 | Quản trị kinh doanh | |
36 | Nguyễn Đại Thọ | Tiến sĩ, Đức | Hệ thống thông tin | |
37 | Jason J. Jung | Tiến sĩ, Hàn Quốc | Công nghệ thông tin | |
38 | Hoàng Gia Thư | Tiến sĩ, Mỹ | Quản trị kinh doanh | |
39 | Nguyễn Thị Anh Thơ | Thạc sĩ, Úc | Kinhh tế đối ngoại | |
40 | Phạm Đức Cường | Tiến sĩ, Úc, 2010 | Quản trị kinh doanh/Kế toán | |
41 | Trương Ninh Thuận | PGS | Tiến sĩ | Công nghệ thông tin |
42 | Võ Đình Hiếu | Tiến sĩ, Úc | Công nghệ thông tin | |
43 | Lê Quang Dũng | Thạc sĩ, Anh, 2012 | Quản trị kinh doanh | |
44 | Phạm Ngọc Hùng | PGS | Tiến sĩ, Nhật Bản | Công nghệ thông tin |
45 | Francesco Meca | Thạc sĩ, Italia | Marketing | |
46 | Mẫn Quang Huy | Tiến sĩ, Đức | Khoa học tính toán | |
47 | Phạm Quang Dũng | Tiến sĩ, Rumani | Công nghệ thông tin | |
48 | Nguyễn Văn Thoan | Tiến sĩ | Kinh doanh và quản lí thông tin | |
49 | Ming-Kun Lin | Tiến sĩ, Mỹ | Quản trị kinh doanh | |
50 | Tô Văn Khánh | Tiến sĩ, Nhật Bản | Công nghệ thông tin | |
51 | Nguyễn Thị Thủy | Tiến sĩ, Áo | Công nghệ thông tin | |
52 | Nguyễn Trí Thành | Tiến sĩ, Nhật Bản | Hệ thống thông tin | |
53 | Nguyễn Tuấn Dũng | Tiến sĩ, Pháp | Hệ thống thông tin | |
54 | Trần Thị Song Minh | Tiến sĩ, Áo | Hệ thống thông tin | |
55 | Nguyễn Thị Minh Huyền | Thạc sĩ, Anh | Quản trị | |
56 | Chiachi Tsan | GS | Tiến sĩ, Mỹ | Quản trị kinh doanh |
57 | Trần Thị Oanh | Tiến sĩ, Nhật Bản | Công nghệ thông tin | |
58 | Nguyễn Văn Định | PGS | TS, 2001 | Tài chính |
59 | Đỗ Phương Huyền | Thạc sĩ, Anh, 2010 | Kinh tế và tài chính
| |
60 | Sabri Boubaker | Tiến sĩ, Pháp | Tài chính | |
61 | Stacey Mirinaviciene | Thạc sĩ, Mỹ | Tài chính, Kế toán | |
62 | Phạm Thị Liên | PGS | Tiến sĩ, Úc | Quản trị kinh doanh |
63 | Phạm Hải Chung | Tiến sĩ | Marketing | |
64 | Hoàng Hữu Phê | Tiến sĩ | Quy hoạch đô thị | |
65 | Chu Văn Hùng | Thạc sĩ, Úc | Quản trị kinh doanh |
– Văn phòng tuyển sinh, Khoa Quốc tế – ĐHQGHN
Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội; ĐT (024) 3555 3555 . Hotline: 0983 372 988, 0379884488
– Phòng Công tác học sinh sinh viên, Khoa Quốc tế – ĐHQGHN
Nhà C, Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội; Điện thoại: (024) 3555 3555/ (024) 3557 5992 (số lẻ 36). Hotline: 0983 372 988, 0379884488
Đăng ký nhận tư vấn tuyển sinh trực tuyến tại đây: http://bit.ly/VNUIS-DH2019
Email: tuyensinh@khoaquocte.vn
Website: www.khoaquocte.vn; www.is.vnu.edu.vn