Nhân sự của Phòng gồm:
| 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHÒNG Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển (KHCN&HTPT) là đơn vị trực thuộc Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. Phòng KHCN&HTPT được đổi tên và điều chỉnh chức năng nhiệm vụ từ năm 2016 với mục đích tham mựu, giúp cho Ban Giám hiệu trong các công tác về hoạt động Khoa học công nghệ, Hợp tác phát triển, Truyền thông và Quản trị thương hiệu và Thông tin thư viện. 2. LIÊN HỆ
3. DANH SÁCH CÁN BỘ
|
1. Công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ
a) Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản (quy định, hướng dẫn) giúp Hiệu trưởng quản lý công tác khoa học công nghệ.
b) Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm về hoạt động khoa học công nghệ của Trường.
c) Tổ chức xây dựng các chương trình nghiên cứu, hệ thống đề tài nghiên cứu, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch đột xuất về nghiên cứu, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) các cấp. Xây dựng và tổ chức triển khai các dự án đầu tư về khoa học công nghệ.
d) Thực hiện các thủ tục để thẩm định, xét duyệt, nghiệm thu, đánh giá các báo cáo, đề tài, đề án, dự án NCKH (đề tài, đề án, dự án cấp cơ sở) theo quy định về tổ chức và quản lí NCKH hiện hành. Đề xuất khen thưởng, xử lý các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ NCKH.
đ) Đầu mối trong việc tìm kiếm thông tin phổ biến các chương trình, đề tài, dự án trong và ngoài nước đến cán bộ, viên chức, người lao động trong Trường.
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình NCKH trong phạm vi quản lý và tiếp nhận, thẩm định tư liệu, sản phẩm NCKH của Trường. Lưu trữ, quản lý các tài liệu, hồ sơ thuộc lĩnh vực NCKH.
f) Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học từ cấp Trường trở lên; các phiên họp của Hội đồng khoa học và đào tạo (mảng Khoa học).
g) Phối hợp với các Khoa đề xuất cơ chế phát triển nhóm nghiên cứu chuyên sâu và các sản phẩm NCKH đặc trưng của từng đơn vị.
h) Phối hợp với công tác hợp tác phát triển và các đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án, chương trình NCKH với nước ngoài.
i) Làm đầu mối tổ chức ứng dụng các kết quả NCKH vào việc giảng dạy và học tập trong và ngoài Trường.
j) Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính trong việc xây dựng và quản lí hồ sơ khoa học của cán bộ, giảng viên trong Trường.
k) Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính lập kế hoạch và sử dụng ngân sách khoa học công nghệ (nếu có).
2. Công tác hợp tác phát triển
a) Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản giúp Hiệu trưởng quản lý các hoạt động của Trường có liên quan đến công tác hợp tác phát triển.
b) Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch hợp tác trong nước và quốc tế của Trường.
c) Làm đầu mối quản lí các chương trinh học bổng, tài trợ bên ngoài; quản lý, kiểm tra, báo cáo các chương trình liên kết đào tạo quốc tế; tổng hợp và báo cáo các hoạt động đoàn ra – đoàn vào của Trường.
d) Làm đầu mối biên soạn tài liệu về Trường bằng các thứ tiếng nước ngoài theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.
đ) Làm đầu mối hoặc phối họp xây dựng, triển khai, phát triển các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế.
e) Xây dựng chương trình, kế hoạch quảng bá hình ảnh, vị thế của Trường Quốc tế với các đối tác trong nước và quốc tế.
f) Tìm kiếm các nguồn tài trợ, tăng cường hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, cán bộ với các tổ chức quốc tế.
g) Làm đầu mối và phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính và các đơn vị có liên quan trong việc quản lý giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên nước ngoài đang công tác và học tập tại Trường; cán bộ và sinh viên của Trường ở nước ngoài.
h) Làm đầu mối tiếp nhận, thẩm định, hướng dẫn, xử lý hồ sơ đi công tác, học tập tại nước ngoài của cán bộ, giảng viên của các đơn vị trực thuộc Trường và trực tiếp làm hồ sơ đi công tác nước ngoài cho Ban Hiệu trưởng
i) Lưu trữ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản ký kết hợp tác trong và ngoài nước.
j) Quản lí và hỗ trợ giảng viên, sinh viên quốc tế hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ phục vụ công tác tổ chức cán bộ và quản lý sinh viên.
k) Phát triển đối tác mới và mô hình họp tác mới trong và ngoài nước theo định hướng của chiến lược phát triển Trường.
m) Thúc đẩy và tổ chức thực hiện các chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên quốc tế.
l) Xây dựng và quản lí văn bản liên quan đến công tác hợp tác phát triển trình Hiệu trưởng phê duyệt.
n) Làm đầu mối tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện liên quan đến công tác đối ngoại trong Trường và các chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên quốc tế.
o) Đầu mối phát triển và duy trì công tác đối ngoại với các tổ chức trong và ngoài nước.
3. Công tác thông tin thư viện
a) Đầu mối xây dựng các văn bản quản lí điều hành liên quan đến công tác quản lý thông tin thư viện của Trường.
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn công tác thư viện tại Trường. Tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.
c) Đầu mối tiếp nhận các tài liệu do Trường xuất bản, các công trình nghiên cứu Trường học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của Trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng.
d) Tổ chức xử lí, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lí tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu tích hợp, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật.
đ) Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật.
e) Tổ chức hướng dẫn bạn đọc, đặc biệt là các sinh viên, học viên, cán bộ mới vào Trường sử dụng Thư viện. Thường xuyên tổ chức công tác giới thiệu sách, tài liệu, tạp chí và các thông tin Trường học công nghệ mới.
f) Thường xuyên công bố thông tin thư mục cung cấp cho cán bộ và sinh viên, học viên nội dung tóm tắt của tài liệu, sách, báo, tạp chí, công trình mới để thuận tiện cho việc tra cứu và cập nhật thông tin mới nhất.
4. Công tác truyền thông
a) Xây dựng và quản lí bộ nhận diện thương hiệu của Trường Quốc tế.
b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông phục vụ quảng bá hình ảnh của Trường.
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông nội bộ của Trường.
d) Xây dựng kế hoạch sản xuất và quản lí các sản phẩm, ấn phẩm có sử dụng thương hiệu Trường Quốc tế.
đ) Quản lí website.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao
Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bản quyền © 2022 thuộc về Trường Quốc tế - ĐHQGHN