Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics


Ngành đào tạo: Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp và Logistics
(mã ngành thí điểm: 7520139QTD)
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 năm (cho sinh viên chỉ học chương trình cử nhân); 5 năm (cho sinh viên học chương trình thạc sĩ kết hợp)Văn bằng do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp: Cử nhân ngành Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp và Logistics; Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics

Chương trình cử nhân tích hợp thạc sĩ ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics-Industrial Systems Engineering and Logistics (ISEL) được Đại học Quốc gia phê duyệt và giao Trường Quốc tế tổ chức đào tạo theo quyết định số 1314/QĐ-ĐHQGHN ngày 21 tháng 4 năm 2022.

Chương trình này được xây dựng dựa trên các chương trình tương tự của các trường đại học lớn trên thế giới như Đại học Michigan, Hoa Kỳ và Đại học Thamasat, Thái Lan. Nội hàm chương trình trang bị cho người học các kiến thức về sản xuất công nghiệp cũng như các phương pháp quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất công nghiệp. Một vấn đề rất quan trọng trong quá trình sản xuất và phân phối là logistics nên chương trình được thiết kế theo hai hướng lựa chọn chuyên sâu là (1) Kỹ thuật hệ thống công nghiêp và (2) Logistics. Sinh viên lựa chọn theo các hướng chuyên sâu này sẽ được trang bị các kiến thức sâu sắc hơn trong lĩnh vực hẹp và giúp cho người học có lợi thế sau khi tốt nghiệp. Ngoài kiến thức lý thuyết thì chương trình tăng cường khả năng thực hành và thực tế chó sinh viên khối lượng thực hành và thực tập lớn thể hiện chi tiết trong các môn học cũng như các học phần đồ án, thực tập thực tế tại doanh nghiệp và khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh các khối kiến thức cốt lõi, triết lý của chương trình đào tạo người học có khả năng toàn diện, tạo nền tảng phát triển sự nghiệp lâu dài nên chương trình được đưa vào các nội dung liên quan đến khởi nghiệp, quản trị và các vấn đề hiện đại như khai thác và xử lý dữ liệu, trí tuệ nhân tạo. Để tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh, các học phần từ năm thứ 3 sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Chương trình được thiết kế thành hai giai đoạn. Sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp đại học sau khi hoàn thành 145 tín chỉ và có thể đăng kí tích luỹ các học phần trong khối thạc sĩ và học tiếp chương trình thạc sĩ tích hợp chỉ với 1 năm học để được cấp bằng thạc sĩ.

1. Chuẩn đầu ra của CTĐT Cử nhân Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp và Logistics

Về kiến thức

– CĐR 1: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, về pháp luật, an ninh-quốc phòng, giáo dục thể chất trong nghề nghiệp và cuộc sống.

– CĐR 2: Áp dụng được kiến thức cơ bản về toán học, tin học và lập trình ứng dụng, vật lí, lí thuyết xác suất và thống kê toán, kinh tế, kinh doanh trong hoạt động chuyên môn.

– CĐR 3: Vận dụng được các các kiến thức cơ bản về kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics như hệ cơ sở dữ liệu, kĩ thuật điện, thiết kế và phát triển ứng dụng web, vận trù học vào việc cải tiến quản lí, điều hành các hoạt động sản xuất-kinh doanh.

– CĐR 4: Vận dụng được các kiến thức nền tảng về kinh tế kĩ thuật, quản trị dự án và quản trị hoạt động, quản lí các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, phân tích và mô phỏng hệ thống, giao tiếp người máy, quản lí chất lượng và chuỗi cung ứng.

– CĐR 5: Áp dụng được các kiến thức chuyên sâu để giải quyết có hiệu quả các bài toán thực tế về ứng dụng CNTT và các công nghệ – kĩ thuật hiện đại, thiết kế và điều khiển hệ thống, điều hành sản xuất- kinh doanh trong lĩnh vực kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics.

Về kĩ năng

– CĐR 6:  Biết cách nhận diện, phân tích và giải quyết vấn đề một cách khoa học và có khả năng thiết kế, vận hành, cải tiến các hệ thống và quy trình, áp dụng công nghệ mới để giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics.

– CĐR 7: Có khả năng phản biện, phê phán và thực hiện các giải pháp thay thế, khả năng cải tiến, đổi mới trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng quản trị thay đổi, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề.

– CĐR 8: Biết cách dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác, biết cách truyền đạt vấn đề và đưa ra giải pháp thực hiện, biết cách truyền tải kiến thức, kĩ năng tới mọi người, có khả năng lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện công việc.

– CĐR 9: Phát triển được các kĩ năng cần thiết như kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng viết báo cáo và văn bản, kĩ năng sử dụng công nghệ số để làm việc một cách có hiệu quả.

– CĐR 10. Biết cách học và tự học một cách hiệu quả, có khả năng quản lí thời gian và tự đào tạo trong hoạt động chuyên môn, khả năng quan sát và học hỏi từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của những cá nhân khác để học tập suốt đời.

– CĐR 11. Có năng lực tiếng Anh tương đương hoặc cao hơn Bậc 4 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, có khả năng sử dụng tiếng Anh để làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp có yếu tố quốc tế ở trong và ngoài nước

Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

– CĐR 12: Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, có tinh thần chủ động và sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

– CĐR 13: Có năng lực tự chủ, tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, có thể chịu được áp lực công việc cao, có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ được giao.

– CĐR 14: Có trách nhiệm với đơn vị công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, tận tâm, công bằng, minh bạch, tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế làm việc của đơn vị công tác.

– CĐR 15: Có phẩm chất đạo đức cá nhân và nghề nghiệp như kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, chính trực, có ý thức phản biện, mong muốn cải tiến và đổi mới, có trách nhiệm cộng đồng và xã hội, có lập trường chính trị vững vàng, có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Mục tiêu bổ sung cho chương trình thạc sĩ Kĩ thuật Hệ thống công nghiệp và Logistics 180 tín chỉ

Đào tạo nhân lực trình độ thạc sĩ chất lượng cao, có kiến thức lí thuyết và thực tế sâu, rộng, tiến tiến trong lĩnh vực trong lĩnh vực kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics, có kĩ năng nghiên cứu phát triển, quản trị đổi mới và sử dụng các công nghệ mới, có khả năng quản lí, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp, có năng lực nghiên cứu để đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia.

Chuẩn đầu ra bổ sung của CTĐT thạc sĩ Kĩ thuật Hệ thống công nghiệp và Logistics 180 Tín chỉ như sau:

Về kiến thức:

– CĐR 16: Áp dụng được các kiến thức nâng cao để giải quyết có hiệu quả các bài toán thực tế phức tạp, có tính chất liên ngành về phân tích ra quyết định, mô hình và thuật toán tối ưu, lập kế hoạch sản xuất, hệ thống vận tải và hậu cần quốc tế, thiết kế thực nghiệm trong lĩnh vực kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics.

Về kỹ năng:

– CĐR 17: Biết cách phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định, giải pháp một cách khoa học và hiệu quả, có khả năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn sâu, có khả năng sử dụng và phát triển các công nghệ và các quy trình quản trị tiên tiến.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

– CĐR 18: Có năng lực nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến, kết luận mang tính chuyên gia, có năng lực hợp tác vả trách nhiệm cao trong quản lí, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

Tốt nghiệp chương trình đại học kết hợp thạc sĩ ngành Kĩ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics giúp người học có cơ hội lựa chọn công việc trong các lĩnh vực khác nhau như:

  • Kỹ sư phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ;
  • Kỹ sư thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực cho doanh nghiệp;
  • Phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp;
  • Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm tối thiểu hóa về chi phí sản xuất và vận hành đến mức thấp nhất;
  • Quản lý logistics và chuỗi cung ứng;
  • Quản lý các dự án công nghiệp của công ty, tập đoàn liên doanh;
  • Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận hàng hóa; Chuyên viên kế hoạch, chuyên viên chất lượng, chuyên viên dự án, chuyên viên cung ứng vật tư;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay tại các trung tâm dạy nghề trên khắp cả nước.

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo 145 tín chỉ cho cử nhân 180 tín chỉ cho thạc sĩ kết hợp (chưa tính các học phần GDTC, GDQP-AN)
Khối kiến thức chung:                                                                  21 tín chỉ
(chưa tính các học phần GDTC, GDQP-AN)
Khối kiến thức theo lĩnh vực: 27 tín chỉ
Khối kiến thức theo khối ngành:23 tín chỉ
Khối kiến thức theo nhóm ngành:29 tín chỉ
Các học phần bắt buộc:          23 tín chỉ
Các học phần tự chọn:6/12 tín chỉ
Khối kiến thức ngành:45 tín chỉ
Các học phần bắt buộc:     11 tín chỉ
Các học phần tự chọn chuyên sâu:24/48 tín chỉ
Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:10 tín chỉ
Tổng số tín chỉ (Cấp bằng cử nhân)145 tín chỉ
Khối kiến thức dành cho sinh viên muốn lấy bằng Thạc sỹ (1 năm)35 tín chỉ
2. Khung chương trình đào tạo
Ghi chú: Từ khối kiến thức nhóm ngành, các học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh
(*): Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc tương đương sau khi kết thúc năm thứ 2. 
Nội dung đang được cập nhật.

Danh sách đội ngũ cán bộ giảng dạy thuộc ĐHQGHN tham gia đào tạo

STTHọ và tên, Năm sinh, Chức vụ, Cơ quan công tác hiện tạiHọc hàm,

năm phong

Học vị,

nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành đào tạoThành tích khoa học

(5 năm gần đây)

Trình độ tiếng Anh
1Lê Hoàng Sơn, 1984, Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHNPGS, 2016TSCNTTMột trong 3 nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam với hàng trăm bài báo công bố quốc tếTiến sĩ CNTT tại Việt Nam
2Lê Quang Minh, 1978, Giảng viên, Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHNTSCNTTĐề tài:7, Bài báo: 13Tiến sĩ CNTT tại Nga
3Vũ Việt Vũ, Trường phòng Khoa học và Đào tạo, Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội.TSCNTTBài báo: 14Tiến sĩ CNTT tại Pháp

Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu thuộc Trường Quốc tế – ĐHQGHN tham gia đào tạo

STTHọ và tên, Năm sinh, Chức vụ, Cơ quan công tác hiện tạiHọc hàm,

năm phong

Học vị,

nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành đào tạoTham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)Thành tích khoa học (5 năm gần đây)Trình độ tiếng Anh
1.                   Trần Thị Oanh*, 1984, Phó Trưởng Khoa CKHUD, Trường Quốc tế TSCNTTĐề tài: 05, Bài báo: 09Tiến sĩ CNTT tại Nhật Bản
2.                   Nguyễn Thanh Tùng*, 1979, Giảng viên cao cấp, Trường Quốc tếPGS, 2015TSCNTTCó tham giaĐề tài: 05, Bài báo: 12Tiến sĩ CNTT tại Australia
3.                   Trần Đức Quỳnh*, 1981, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường Quốc tếTSTin họcCó tham giaĐề tài: 5, Bài báo: 10Tiến sĩ Tin học tại Pháp
4.                   Lê Trung Thành*, 1980, Hiệu trưởngPGS, 2013TSĐTVTTrên 10 nămĐề tài: 5, Bài báo: 16Tiến sĩ ĐTVT tại Australia
5.                   Phạm Thị Việt Hương*, 1984, Giảng viên, Trường Quốc tếTSĐTVTĐề tài: 2, Bài báo: 11Tiến sĩ ĐTVT tại Mỹ
6.                   Trương Công Đoàn, 1980, Giảng viên, Trường Quốc tếTSCNTTĐề tài: 1, Bài báo: 5Tiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc
7.                   Nguyễn Quang Thuận*, 1981, Phó Hiệu TrưởngTSToán TinĐề tài: 21, Bài báo: 5Tiến sĩ Toán Tin tại Pháp
8.                   Lê Đức Thịnh, 1979, Phó Trưởng Khoa CKHUDTSToánĐề tài: 1, Bài báo: 3Tiến sĩ Toán tại Mỹ
9.                   Nguyễn Doãn Đông, 1986, Giảng viên Khoa CKHUDTSTin họcĐề tài: 01, Bài báo: 06Tiến sĩ Tin học tại Rumani
10.               Đoàn Thu Trang, 1985, giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2015, Hà LanQuản trị kinh doanhĐề tài:

Bài báo: 2

11.               Nguyễn Văn Định, 1966, Phó Hiệu trưởngPGS, 2006tiến sĩ, 2002, Việt NamTài chính Ngân hàngCó tham giaĐề tài: 02

Bài báo: 05

Tiến sỹ, Việt Nam
12.               Hồ Nguyên Như Ý, 1990, giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2019, Đài LoanQuản lý công nghiệpĐề tài: 03

Bài báo: 12

Tiến sĩ, Đài Loan
13.               Phạm Hải Yến, 1982, giảng viên, Trường Quốc tếThạc sỹ, Việt Nam, 2009Tự động hóaĐề tài: 01

Bài báo: 03

Thạc sỹ, Việt Nam
14.               Trần Công Thành, 1982, Giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2019, AnhQuản trị kinh doanhĐề tài: 01

Bài báo: 06

Tiến sĩ, Anh
15.               Lê Xuân Hải, 1982, Giảng viên, Trường Quốc tế Tiến sĩ, Việt NamQuản trị kinh doanhĐề tài:

Bài báo: 03

Cử nhân tại Mỹ,

Thạc sĩ tại Áo

16.               Ngô Trí Trung, 1989, giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2010, ÚcQuản trị kinh doanhĐề tài: 02

Bài báo: 12

Tiến sỹ, Úc
17.               Phạm Thị Liên, 1974, Trưởng Khoa KT&QLTiến sĩ, Nhật Bản, 2011Kinh tếCó tham giaĐề tài: 0

Bài báo: 03

TS, Nhật Bản
18.               Lê Hương Linh, 1980, Giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, Đài Loan, 2018Kế toánĐề tài: 0

Bài báo: 03

TS, Đài Loan
19.               Lê Thị Mai, 1989, Giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2008, MỹQuản lí kinh tế và tài chínhĐề tài: 02

Bài báo: 05

TS, Mỹ
20.               Nguyễn Phú Hưng, 1975, Giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2013, Ðài LoanKinh doanh điện tử và dịch vụĐề tài:

Bài báo: 03

TS, Đài Loan
21.               Nguyễn Thị Hồng Hanh, 1983, giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2013, Ðài LoanKinh doanh điện tử và dịch vụĐề tài:

Bài báo: 03

TS, Đài Loan
22.               Mai Anh, 1977, giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2011, PhápKhoa học quản lýCó tham giaĐề tài: 01

Bài báo: 03

Tiến sĩ, Pháp
23.               Phạm Hương Trang, 1981, Giảng viên, Trường Quốc tếThạc sĩ, 2009, ĐứcQuản lý toàn cầuĐề tài:  02

Bài báo: 05

Thạc sĩ tại Đức
24.               Chu Văn Hùng, 1968, giảng viên, Trường Quốc tếThạc sĩ, 2000, ÚcNgân hàngĐề tài:

Bài báo: 04

Thạc sĩ tại Úc
25.               Lê Thị Thu Hường, 1991, Giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, Anh, 2021Tài chínhĐề tài: 0

Bài báo: 02

Tiến sĩ tại Anh
26.               Nguyễn Thị Kim Oanh, giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2016, AnhKế toánCó tham giaĐề tài:

Bài báo: 05

Tiến sĩ, Anh
27.               Đỗ Phương Huyền, 1986, Giảng viên, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2019, Việt NamKinh tế tài chínhĐề tài: 01

Bài báo: 06

Tiến sĩ tại Việt Nam
28.               Nguyễn Phương Mai, 1981, Giảng viên chính, Trường Quốc tếTiến sĩ, 2016, Việt NamQuản trị kinh doanhCó tham giaĐề tài: 02

Bài báo: 10

Tiến sỹ tại Việt Nam
29.               Đỗ Ngọc Bích, giảng viên, Trường Quốc tếThS, AnhMarketingĐề tài:

Bài báo: 03

Thạc sĩ tại Anh

Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng nước ngoài tham gia đào tạo về chuyên ngành xin mở

STTHọ và tên, Năm sinh, Chức vụ, Cơ quan công tác hiện tạiHọc hàm,

năm phong

Học vị,

nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành đào tạoThành tích khoa họcTrình độ tiếng Anh
1.       Hồ Tú Bảo, Viện nghiên cứu tiên tiến nhật BảnGSTSCNTTHơn 200 bài, 3 sách, 29 book chapterGiáo sư CNTT tại Nhật Bản
2.       Nguyễn Đức KhươngGSTSTài chínhNhiều công trình NCKH có giá trịGiáo sư tại Pháp
3.       Lê Mai, Đại học Deakin, ÚcPGSTSCNTTNhiều công trình NCKH có giá trịTiến sĩ CNTT tại Australia
4.       Nguyễn Lê Minh, Viện nghiên cứu tiên tiến Nhật BảnGSTSCNTTCông bố trên 60 bài báo khoa học uy tínLàm việc ở nước ngoài bằng tiếng Anh
5.       Lê Thị Hoài An, Đại học Lorraine, PhápGSTSToán tinCông bố hơn 200 bài báo khoa họcTiến sĩ tại Pháp
6.       Lê Hoài Minh, Đại học Lorrain, PhápPGSTSCNTTCông bố trên 50 bài báo khoa học uy tínTiến sĩ tại Pháp
7.       Rachel Chung,

PGS.TS, Chatham University

8.       Lemai Nguyen, Giảng viên, Trường Đại học Deakin, AustraliaPGSTS

Danh sách giảng viên thỉnh giảng các trường bên ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội

STTHọ và tên, Năm sinh, Chức vụ, Cơ quan công tác hiện tạiHọc hàm,

năm phong

Học vị,

nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành đào tạoThành tích khoa học (5 năm gần đây)Trình độ tiếng Anh
1.       Nguyễn Thị Hồng Vân, Giảng viên, Đại Học Ngoại ThươngTSQuản trị kinh doanhCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng tiếng anh
2.       Ngô Xuân Bách,1984, Trưởng Khoa, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PGS, 2020TSkhoa học máy tínhĐề tài: 5, Bài báo: 18Tiến sĩ KHMT tại Nhật Bản
3.       Nguyễn Thị Thu Thủy, Giảng viên, Đại Học Thương MạiPGSTSkhoa học máy tínhĐủ trình độ giảng dạy bằng tiếng anh
4.       Lê Anh Ngọc, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo ĐH Swinburne, Việt NamTSKỹ thuật thông tin và truyền thôngCó nhiều công bố khoa học có giá trịTốt nghiệp TS ở Hàn quốc
5.       Nguyễn Hà Nam, Viện nghiên cứu cao cấp về ToánPGSTSCông nghệ thông tinBài báo: 20Tiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc
6.       Đỗ Ngọc Diệp, Viện Toán học Việt NamGSTSToán họcĐề tài+ bài báo: 78Tiến sĩ tại Nga
7.        Nguyễn Thị ThuỷPGSTSkhoa học máy tínhBài báo: 50Tiến sĩ tại Áo
8.       Nguyễn Thị Anh Thơ, 1986, giảng viên, Đại học Luật Hà NộiThạc sĩ, Úc, 2012Kinh tế đối ngoạiĐề tài: 2

Bài báo: 6

9.       Vũ Xuân ĐoànPGSTSKhoa học ngôn ngữCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng tiếng anh
10.   Cù Nguyên Giáp, Giảng viên, Đại Học Thương MạiThSKhoa học máy tínhĐề tài: 02

Bài báo: 05

Đủ trình độ giảng dạy bằng tiếng anh
11.   Nguyễn Đình Trần Long, Giảng viên CNTT, Đại Học Hà NộiThSCNTTCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng Tiếng anh
12.   Nguyễn Ngọc ĐiệpTSKhoa học chính trịCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng Tiếng anh
13.   Phan Xuân Minh, Đại học Bách Khoa Hà NộiGSTSĐiều khiển tự độngCó nhiều công bố khoa học có giá trịTiến sĩ tại Đức
14.   Francesco Meca, Giảng viên, Đại học BUV, Việt NamThSQuản trịĐủ trình độ giảng dạy bằng tiếng anh
15.   Nguyễn Mạnh Hùng, Đại Học Giao Thông Vận TảiTSCông nghệ thông tinCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng Tiếng anh
16.   Michael Omar, Giảng viên, Đại Học FPTThSCông nghệ thông tinCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng Tiếng anh
17.   Nguyễn Đình Văn, Giảng viên, Viện Mica- ĐH Bách Khoa Hà NộiTSCông nghệ thông tinCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng Tiếng anh
18.   Hà Tú Cầu, Giảng viên, Viện Khoa học Pháp LýTSCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng Tiếng anh
19.   Trương Ninh Thuận, Giảng viên, Đại Học Quốc Gia Hà NộiPGSTSCông nghệ thông tinBài báo: 15Đủ trình độ giảng dạy bằng Tiếng anh
20.   Phạm Thị Mỹ Hạnh, Giảng viên, Đại Học Ngoại ThươngTS, 2017Kinh tế

 

Đề tài: 01

Bài báo: 02

Tiến sỹ tại Anh
21.   Nguyễn Văn Hạnh, Giảng viên, Đại Học Bách Khoa Hà NộiTSThống kêĐề tài: 03

Bài báo: 05

Tiến sỹ tại Pháp
22.   Ngô Vi Dũng, Giảng viên, Đại học PhenikaaTSKinh tế và Quản trịBài báo: 08Tiến sỹ tại Bỉ
23.   Tạ Anh Sơn, Giảng viên, Viện Toán Tin Ứng Dụng, Đại Học Bách Khoa Hà NộiTSToán tinBài báo: 10Tiến sỹ tại Pháp
24.   Nguyễn Thị Anh Thơ, Đại học Luật Hà NộiThSKinh tế đối ngoạiCó nhiều công bố khoa học có giá trịThạc sỹ tại Úc
25.   Nguyễn Đại Thọ, Giảng viên, Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà NộiTSCNTTCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng tiếng anh
26.   Bùi Nguyễn Quốc Trình,

Đại học Việt Nhật

PGSTSVật lýCó nhiều công bố khoa học có giá trịTiến sĩ tại Nhật Bản
27.   Nguyễn Văn Thoan, giảng viên, Đại học ngoại thươngTSKinh tếCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng tiếng anh
28.   Nguyễn Kim Anh, Giảng viên, Viện nghiên cứu Công nghệ – Đại học FPTTSCNTTCó nhiều công bố khoa học có giá trịĐủ trình độ giảng dạy bằng tiếng anh
29.   Lâm Sinh Công, ĐH Công nghệ- ĐHQG Hà NộiTSĐiện tửCó nhiều công bố khoa học có giá trịTiến sĩ tại Úc
30.   Trần Anh Vũ, Đại học Bách Khoa HNTSKĩ thuật điệnBài báo: 12TS tại Mỹ