Chương trình tiến sĩ Kinh tế và Quản lí – Doctor in Economics and Management là một chương trình đào tạo sau đại học có tính chất liên ngành. Chương trình được thiết kế để kích thích tư duy phản biện và cung cấp cho người học khóa đào tạo để tiến hành nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng trong lĩnh vực Kinh tế và Quản lí. Đây là một chương trình chuyên biệt liên kết chặt chẽ giữa Tiến sĩ Kinh tế học, Quản lí kinh tế và Quản trị kinh doanh nhưng cho phép nghiên cứu sâu hơn về các tổ chức.
THÔNG TIN CHUNG
- Tên chuyên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Kinh tế và Quản lí+ Tiếng Anh: Economics and Management
- Mã số chuyên ngành đào tạo: Chuyên ngành đào tạo thí điểm+ Mã số đề xuất: 9310116.01QTD
- Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
- Thời gian đào tạo: 03 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 04 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế và Quản lí+ Tiếng Anh: The Degree of Doctor in Economics and Management
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đối tượng tuyển sinh thỏa mãn một trong số các điều kiện sau:
– Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên hoặc bằng tốt nghiệp thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp với nhóm ngành Kinh tế học, Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; Kế toán – Kiểm toán
– Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bằng cử nhân tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên một số ngành thuộc nhóm ngành Quản lí – Quản trị, hoặc các chuyên ngành thí điểm như Chính sách công và phát triển, Quản trị các tổ chức tài chính, Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp.
Lưu ý: Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
- Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu
– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định của ĐHQGHN. Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp nhưng phải học bổ sung kiến thức hoặc thí sinh dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu của 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.
– Có dự thảo đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
– Có thư giới thiệu của ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu.
Không yêu cầu về kinh nghiệm, thâm niên công tác
Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tiếng Anh phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
- a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng Anh;
- b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Anh hoặc sư phạm tiếng Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- c) Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương trình độ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển được cấp bởi các cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận;
Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ tiếng Anh theo quy định của chương trình đào tạo (trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ).
– Theo chỉ tiêu tuyển sinh được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp hàng năm (dự kiến khoảng 10 NCS/ năm).
– Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
– Hội đồng chuyên môn chịu trách nhiệm xét công nhận tương đương các học phần được bảo lưu hoặc phải học bổ sung thêm căn cứ thực tế nội dung đề cương mà học viên đã được đào tạo.
- Vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, bộ, ngành: có năng lực hoạch định, triển khai các chính sách kinh tế ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô vào thực tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế, quản lý của nhà nước, các chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của các tổ chức kinh tế công và tư, góp phần giúp các cơ quan nhà nước thực thi quản lý ngày càng hiệu quả hơn.
Nhóm 2: Cán bộ quản lý cấp cao tại các tổ chức, doanh nghiệp: Có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng và khả năng tư duy độc lập, có kỹ năng triển khai các công cụ quản lý vào thực tiễn, trên cơ sở thực thi quản lý để làm việc với tư cách là lãnh đạo các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế công và tư trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nhóm 3: Các chuyên gia tư vấn cao cấp thực thi chính sách cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý: Có kỹ năng hoạch định, phân tích chính sách về các vấn đề liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế; tài chính quốc tế; đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, cơ quan quản lý của chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế như UN, ADB, IMF, WB, iNGOs…trên cơ sở đó tư vấn giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng các chủ trương, chính sách kinh tế của nhà nước.
Nhóm 4: Nghiên cứu viên và giảng viên về Quản lý kinh tế: Có khả năng thực hiện các đề tài/chương trình nghiên cứu về kinh tế, quản trị – quản lý, kinh doanh trong các viện nghiên cứu; có thể giảng dạy ngành kinh tế học, quản trị – quản lý, kinh doanh bậc đại học và sau đại học tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo thuộc nhóm ngành kinh tế và quản lý, kinh doanh.
Nhóm 5: Tự khởi nghiệp các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Lab chuyên ngành: Có khả năng tự chủ, sáng tạo để thành lập hoặc tham gia thành lập các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Lab chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế và quản lý, trở thành các lãnh đạo và chuyên gia tư vấn độc lập cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, tiến sĩ chuyên ngành kinh tế và quản lý có khả năng trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về kinh tế, quản lý có tính học thuật cao; hoặc tham gia hoạt động thực tiễn như công tác quản trị và lãnh đạo tại các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước; có khả năng tổ chức và thực hiện được các nghiên cứu độc lập hoặc thực hiện được các công việc có mức độ phức tạp cao.
Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Danh mục các chuyên ngành phù hợp
- Ngành/chuyên ngành phù hợp không phải bổ sung kiến thức: Quản lí kinh tế; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế.
- Ngành/chuyên ngành phù hợp phải bổ sung kiến thức
Nhóm 1:
Nhóm ngành | Ngành/chuyên ngành | Học phần bổ sung | Số tín chỉ | |
Kinh tế học | – Kinh tế học – Kinh tế chính trị – Kinh tế đầu tư – Kinh tế phát triển – Kinh tế quốc tế – Thống kê kinh tế – Toán kinh tế – Kinh tế số | Bắt buộc: 1 học phần – Hành vi tổ chức & Lãnh đạo Tự chọn: 2/10 học phần – Môi trường kinh doanh quốc tế – Luật pháp trong kinh doanh quốc tế – Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao – Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao – Phân tích chính sách kinh tế – xã hội – Quản lí nhà nước về kinh tế nâng cao – Tăng trưởng phát triển và sự chuyển đổi kinh tế – Quản trị rủi ro quốc tế – Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao – Quản trị tài chính quốc tế | 3 3 6 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 | |
Kinh doanh;
| – Kinh doanh thương mại – Marketing – Thương mại điện tử | |||
Tài chính–Ngân hàng–Bảo hiểm; | – Công nghệ tài chính – Tài chính-Ngân hàng – Bảo hiểm | |||
Kế toán–Kiểm toán | – Kế toán – Kiểm toán | |||
Luật | – Luật kinh tế | |||
Tổng | 9 |
Nhóm 2:
Nhóm ngành | Ngành/chuyên ngành | Học phần bổ sung | Số tín chỉ |
Quản trị – Quản lí | – Chính sách công (trong lĩnh vực kinh tế) – Quản lí công (trong lĩnh vực kinh tế) – Hệ thống thông tin quản lí | Bắt buộc: 3 học phần – Hành vi tổ chức & Lãnh đạo – Phân tích kinh tế – Các phương pháp định lượng Tự chọn: 2/10 học phần – Môi trường kinh doanh quốc tế – Luật pháp trong kinh doanh quốc tế – Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao – Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao – Phân tích chính sách kinh tế – xã hội – Quản lí nhà nước về kinh tế nâng cao – Tăng trưởng phát triển & sự chuyển đổi kinh tế – Quản trị rủi ro quốc tế – Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao – Quản trị tài chính quốc tế | 9 3 3 3 6 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 |
Khác | Chính sách công và phát triển | ||
Quản trị các tổ chức tài chính | |||
Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp | |||
Tổng | 15 |
Đối với đối tượng dự tuyển từ cử nhân, do đơn vị chưa có chương trình đào tạo thạc sĩ tương ứng, do vậy các học phần thuộc khối kiến thức bổ sung được xây dựng và lựa chọn dựa trên các chương trình thạc sĩ về quản trị kinh doanh, quản lí kinh tế, kinh doanh quốc tế của Trường Quốc tế, có tham khảo thêm khung chương trình của các trường đào tạo trên thế giới, đảm bảo cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu mang tính liên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. Các học phần bổ sung cung cấp các kiến thức nền tảng về kinh tế học, quản trị – quản lí, quản trị kinh doanh, phương pháp định lượng trước khi nghiên cứu sinh theo học các học phần thuộc chương trình đào tạo tiến sĩ.
Chuẩn đầu ra
- Yêu cầu về chất lượng luận án
– Luận án phải là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có đóng góp mới cho việc giải quyết vấn đề khoa học, lí luận hoặc thực tiễn đang đặt ra, góp phần xây dựng, hình thành khung lí thuyết mới, hệ tư tưởng mới phù hợp với khoa học Kinh tế và Quản lý.
– Luận án phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực kinh tế và quản lý, giải quyết sáng tạo các vấn đề quản trị trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó cho tác giả sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án.
– Luận án được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, trong đó khuyến khích nghiên cứu sinh viết bằng tiếng Anh.
- Chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên môn
PLO1: Bình luận các lí thuyết, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; ngoại ngữ (tiếng Anh) và vận dụng được những kiến thức trên trong học tập, nghiên cứu và tác nghiệp.
PLO 2: Bình luận các chính sách và các hoạt động kinh tế và quản lý trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về kinh tế học, quản lý, kinh doanh và các vấn đề về toàn cầu hóa.
PLO 3: Thiết kế hoặc đề xuất những kiến thức mới chuyên sâu về kinh tế và quản lý trong triển khai, tổng kết, đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế của nhà nước; sử dụng các kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý trong quản lý, lãnh đạo, xây dựng và thẩm định chiến lược, kế hoạch phát triển các tổ chức kinh tế – xã hội vào hoạt động triển khai, đánh giá hoạt động quản lý các cấp và có kỹ năng xử lý tốt các tình huống đặt ra của quản lý trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu ngày càng phức tạp.
PLO 4: Đánh giá một số khía cạnh của một vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực Kinh tế, Quản lý và Kinh doanh nhất định được lựa chọn, phù hợp với hướng nghiên cứu của Luận án, đảm bảo thể hiện được quan điểm nghiên cứu độc lập của NCS, cách thức giải quyết vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính mới của vấn đề nghiên cứu hay cách giải quyết vấn đề nghiên cứu.
PLO 5: Đề xuất kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành với vai trò là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ), có tổng điểm đạt từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (là tác giả chính, không chia điểm khi có đồng tác giả). Các công bố quốc tế phải được viết bằng tiếng nước ngoài, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
– Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus);
– Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN;
– Có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN.
- Chuẩn đầu ra về kỹ năng
PLO 6: Thiết lập năng lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kinh tế, quản trị – quản lý, kinh doanh.
PLO 7. Thiết lập kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới;
PLO 8. Thiết lập năng lực hoạch định, chuyên gia cao cấp về phản biện chiến lược, chính sách và quyết định quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô.
PLO 9. Thiết lập các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình các vấn đề về chính sách, chương trình hành động của các tổ chức công và tư trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh; giao tiếp được bằng tiếng Anh với trình độ tương đương bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, viết các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành và bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo thuộc danh mục các tạp chí/hội thảo có uy tín trong nước và quốc tế;
PLO 10. Đánh giá các phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm thống kê trong phân tích kinh tế;
PLO 11. Thiết lập các kỹ năng tự nghiên cứu, tư vấn lãnh đạo, xử lý tình huống, ứng phó với sự thay đổi…;
PLO 12. Thiết lập các kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp các thành viên nhóm, lãnh đạo nhóm..;
- Chuẩn đầu ra về mức độ tự chủ và trách nhiệm
PLO 13. Đánh giá khả năng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, thể hiện bản lĩnh, kiên trì, công minh – chính trực, nhiệt tình, sáng tạo, tự tin;
PLO 14. Thiết lập sự công tâm, khách quan, chuyên nghiệp, tôn trọng chữ tín, tuân thủ sự liêm chính khoa học, các quy định pháp luật và chuẩn mực xã hội,
PLO 15. Thiết lập năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến;
PLO 16. Thiết lập năng lực hoạch định và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách kinh tế; tham gia lãnh đạo và quản lý kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau; giảng dạy chuyên ngành kinh tế, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh bậc đại học và sau đại học;
PLO 17. Đề xuất những ý kiến của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn;
PLO 18. Quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới;
PLO 19. Thiết lập khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế.
5. Vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, bộ, ngành: có năng lực hoạch định, triển khai các chính sách kinh tế ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô vào thực tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế, quản lý của nhà nước, các chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của các tổ chức kinh tế công và tư, góp phần giúp các cơ quan nhà nước thực thi quản lý ngày càng hiệu quả hơn.
Nhóm 2: Cán bộ quản lý cấp cao tại các tổ chức, doanh nghiệp: Có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng và khả năng tư duy độc lập, có kỹ năng triển khai các công cụ quản lý vào thực tiễn, trên cơ sở thực thi quản lý để làm việc với tư cách là lãnh đạo các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế công và tư trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nhóm 3: Các chuyên gia tư vấn cao cấp thực thi chính sách cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý: Có kỹ năng hoạch định, phân tích chính sách về các vấn đề liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế; tài chính quốc tế; đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, cơ quan quản lý của chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế như UN, ADB, IMF, WB, iNGOs…trên cơ sở đó tư vấn giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng các chủ trương, chính sách kinh tế của nhà nước.
Nhóm 4: Nghiên cứu viên và giảng viên về Quản lý kinh tế: Có khả năng thực hiện các đề tài/chương trình nghiên cứu về kinh tế, quản trị – quản lý, kinh doanh trong các viện nghiên cứu; có thể giảng dạy ngành kinh tế học, quản trị – quản lý, kinh doanh bậc đại học và sau đại học tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo thuộc nhóm ngành kinh tế và quản lý, kinh doanh.
Nhóm 5: Tự khởi nghiệp các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Lab chuyên ngành: Có khả năng tự chủ, sáng tạo để thành lập hoặc tham gia thành lập các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Lab chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế và quản lý, trở thành các lãnh đạo và chuyên gia tư vấn độc lập cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, tiến sĩ chuyên ngành kinh tế và quản lý có khả năng trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về kinh tế, quản lý có tính học thuật cao; hoặc tham gia hoạt động thực tiễn như công tác quản trị và lãnh đạo tại các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước; có khả năng tổ chức và thực hiện được các nghiên cứu độc lập hoặc thực hiện được các công việc có mức độ phức tạp cao.
- Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ
Nghiên cứu sinh có bằng cử nhân loại giỏi trở lên ngành/chuyên ngành phù hợp được phép dự tuyển.
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 134 tín chỉ, trong đó:
– Phần 1: Các học phần bổ sung: 35 tín chỉ
+ Bắt buộc: 23 tín chỉ
+ Tự chọn: 12 tín chỉ
– Phần 2: Các học phần trong chương trình đào tạo: 11 tín chỉ
+ Bắt buộc: 7 tín chỉ
+ Tự chọn: 4 tín chỉ
– Phần 3: Chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học: 8 tín chỉ
+ Chuyên đề NCS: 6 tín chỉ
+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ
+ Nghiên cứu khoa học (không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo)
– Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)
– Phần 5: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 99 tín chỉ , trong đó:
Phần 1: Các học phần trong chương trình đào tạo: 11 tín chỉ
+ Bắt buộc: 7 tín chỉ
+ Tự chọn: 4 tín chỉ
– Phần 2: Chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học: 8 tín chỉ
+ Chuyên đề NCS: 6 tín chỉ
+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ
+ Nghiên cứu khoa học (không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo)
– Phần 3: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)
– Phần 4: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ
- Khung chương trình đào tạo
3.1. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ
TT | Mã số | Học phần | Số tín chỉ | Số giờ tín chỉ | Học phần tiên quyết | ||
Lý thuyết | Thực hành | Tự học | |||||
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG | 35 | ||||||
I.1 | Bắt buộc | 23 | |||||
1 | PHI5001 | Triết học (Philosophy) | 4 | 60 | 0 | ||
2 | INS5001 | Tiếng Anh chuyên ngành (English for specific purposes) | 4 | 20 | 40 | ||
3 | INS6014 | Hành vi tổ chức & Lãnh đạo (Organizational Behavior and Leadership) | 3 | 22 | 20 | 3 | |
4 | INS6001 | Phân tích kinh tế (Economics Analysis) | 3 | 30 | 15 | ||
5 | INS6010 | Môi trường kinh doanh quốc tế (International Business Environment) | 3 | 28 | 17 | ||
6 | INS6011 | Luật pháp trong kinh doanh quốc tế (Law on International Business) | 3 | 28 | 17 | ||
7 | INS7016 | Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao (Advanced International Strategic Management) | 3 | 32 | 13 | ||
I.2 | Tự chọn: | 12/30 | |||||
8 | INS6050 | Các phương pháp định lượng (Quantitative methods) | 3 | 24 | 21 | ||
9 | INS7075 | Phân tích chính sách kinh tế – xã hội (Socio-Economic Policy Analysis) | 3 | 30 | 15 | ||
10 | INS7076 | Quản lí nhà nước về kinh tế nâng cao (Advanced State Management on Economy) | 3 | 30 | 15 | ||
11 | INS7077 | Tăng trưởng phát triển và sự chuyển đổi kinh tế (Growth Development and Economic Transformation) | 3 | 30 | 15 | ||
12 | INS7078 | Phân tích các vấn đề về tiền tệ và ngân hàng (Analytical Issues in Money & Banking) | 3 | 30 | 15 | ||
13 | INS7021 | Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao (Advanced International Human Resource Management) | 3 | 31 | 14 | ||
14 | INS7020 | Quản trị rủi ro quốc tế (International Risk Management) | 3 | 30 | 15 | ||
15 | INS7017 | Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao (Advanced GlobalSupply Chain Management) | 3 | 30 | 15 | ||
16 | INS7009 | Quản trị tài chính quốc tế (International Financial Management) | 3 | 30 | 15 | ||
17 | INS7019 | Truyền thông Marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications) | 3 | 30 | 15 | ||
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO | 11 | ||||||
II.1 Bắt buộc | 7 | ||||||
18 | INS8001 | Phương pháp nghiên cứu nâng cao (Advanced Research Methodology) | 3 | 25 | 20 | 0 | |
19 | INS8002 | Các lí thuyết kinh tế đương đại (Contemporary Economic Theories) | 2 | 20 | 10 | 0 | |
20 | INS8003 | Ra quyết định quản lí (Managerial decision making) | 2 | 20 | 10 | 0 | |
II.2. Tự chọn | 4/6 | ||||||
21 | INS8004 | Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (Science, Technology and Innovation Policies | 2 | 20 | 10 | 0 | |
22 | INS8005 | Quản trị thay đổi trong tổ chức (Organizational Change Management) | 2 | 20 | 10 | 0 | |
23 | INS8006 | Chuyên đề về các vấn đề đương đại trong kinh tế và quản lí (Seminars on Contemporary Issues in Economics and Management) | 2 | 20 | 10 | 0 | |
PHẦN 3. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | 8 | ||||||
III.1. Chuyên đề tiến sĩ | 6 | ||||||
24 | INS8007 | Chuyên đề 1 | 2 | 0 | 0 | 30 | |
25 | INS8008 | Chuyên đề 2 | 2 | 0 | 0 | 30 | |
26 | INS8009 | Chuyên đề 3 | 2 | 0 | 0 | 30 | |
III.2 | INS8010 | Tiểu luận tổng quan | 2 | ||||
III.3 | Nghiên cứu khoa học | ||||||
– Báo cáo NCKH tại các seminar cấp Bộ môn/Viện; – Tham gia tối thiểu 02 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; – Công bố sản phẩm NCKH: công bố kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành với vai trò là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) tổng điểm từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình. Các bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: – Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus); – Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN; – Có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN. | |||||||
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO | |||||||
– Tham gia đầy đủ các seminar khoa học, hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định; – Trợ giảng bậc đại học/thạc sĩ hoặc hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh thực hành, thực tập; – Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc tham gia giảng dạy, trợ giảng các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do đơn vị tổ chức. | |||||||
PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ | |||||||
27 | INS9002 | Luận án tiến sĩ | 80 | ||||
Tổng cộng | 134 |
3.2. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ
TT | Mã số | Học phần | Số tín chỉ | Số giờ tín chỉ | Mã số học phần tiên quyết | |||
Lý thuyết | Thực hành | Tự học | ||||||
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN | ||||||||
I. Các học phần NCS | 11 | |||||||
I.1 Bắt buộc | 7 | |||||||
1 | INS8001 | Phương pháp nghiên cứu nâng cao (Advanced Research Methodology) | 3 | 25 | 20 | 0 | ||
2 | INS8002 | Các lý thuyết kinh tế đương đại (Contemporary Economic Theories) | 2 | 20 | 10 | 0 | ||
INS8003 | Ra quyết định quản lý (Managerial decision making) | 2 | 20 | 10 | ||||
I.2. Tự chọn | 4/6 | |||||||
4 | INS8004 | Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (Science, Technology and Innovation Policies | 2 | 20 | 10 | 0 | ||
5 | INS8005 | Quản trị thay đổi trong tổ chức (Organizational Change Management) | 2 | 20 | 10 | 0 | ||
6 | INS8006 | Chuyên đề về các vấn đề đương đại trong kinh tế và quản lý (Seminars on Contemporary Issues in Economics and Management) | 2 | 20 | 10 | 0 | ||
II. Chuyên đề NCS | 6 | |||||||
7 | INS8007 | Chuyên đề 1 | 2 | 0 | 0 | 30 | ||
8 | INS8008 | Chuyên đề 2 | 2 | 0 | 0 | 30 | ||
9 | INS8009 | Chuyên đề 3 | 2 | 0 | 0 | 30 | ||
III | INS8010 | Tiểu luận tổng quan | 2 | |||||
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | ||||||||
– Báo cáo NCKH tại các seminar cấp Bộ môn/Viện; – Tham gia tối thiểu 02 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; – Công bố sản phẩm NCKH: công bố kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành với vai trò là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) tổng điểm từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình. Các bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: – Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây gọi chung là danh mục WoS/Scopus); – Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN; – Có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (1) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (2) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (3) báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (4) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN. | ||||||||
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO | ||||||||
– Tham gia đầy đủ các seminar khoa học, hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định. – Trợ giảng bậc đại học/thạc sĩ hoặc hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh thực hành, thực tập; – Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc tham gia giảng dạy, trợ giảng các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do đơn vị tổ chức. – Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng học kỳ. | ||||||||
PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ | ||||||||
10 | INS9002 | Luận án tiến sĩ (Thesis) | 80 | |||||
Tổng cộng | 99 |
Lưu ý:
– Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể yêu cầu NCS học bổ sung những học phần cần thiết trong hoặc ngoài đơn vị đào tạo giúp NCS có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn thực hiện luận án dựa trên đề nghị của tiểu ban chuyên môn và cán bộ hướng dẫn.
– Cán bộ hướng dẫn có thể đề nghị Hiệu trưởng quyết định thay thế một số học phần trong chương trình đào tạo bằng các học phần khác, hoặc bổ sung thêm một số học phần ngoài CTĐT cần thiết cho luận án của NCS.
Tất cả các học phần đều có ít nhất 2 giảng viên phụ trách có trình độ chuyên môn cao.
Tất cả các học phần giảng dạy được giảng dạy bằng tiếng Anh đều có giảng viên giảng dạy có trình độ chuyên môn tốt và giảng dạy tốt bằng tiếng Anh, các giảng viên đều được đào tạo dài hạn tại nước ngoài hoặc các cơ sở đào tạo sử dụng tiếng Anh ở nước ngoài.
PGS. TS. Lưu Thị Minh Ngọc có kinh nghiệm giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực Kinh tế chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội.
TT | Mã HP | Tên học phần | Số tín chỉ | Cán bộ giảng dạy | ||||
Họ và tên | Chức danh KH, học vị | Chuyên ngành đào tạo | Đơn vị công tác | Trình độ tiếng Anh
| ||||
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG | ||||||||
1 | PHI 5001 | Triết học (Philosophy) | 4 | Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN | ||||
2 | INS5001 | Tiếng Anh chuyên ngành (English for specific purposes) | 4 | Nguyễn Thị Tố Hoa | TS | Ngôn ngữ Anh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | |
Nguyễn Việt Hùng | TS | Ngôn ngữ Anh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | |||||
3 | INS6014 | Hành vi tổ chức & Lãnh đạo Organizational Behavior and Leadership | 3 | Bùi Mỹ Trinh
| TS | Quản lý chiến lược Marketing và CNTT | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Quản lý chiến lược tại Đài Loan |
Tạ Huy Hùng | TS | Kinh tế học | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan | ||||
4 | INS6001 | Phân tích kinh tế (Economics Analysis) | 3 | Trần Quang Tuyến | TS | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Kinh tế tại Niu Di Lân |
Nguyễn Anh Tuấn | PGS.TS | Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế | ĐHQGHN | IELTS 6.5 | ||||
5 | INS6010 | Môi trường kinh doanh quốc tế (International Business Environment) | 3 | Nguyễn Thế Cường | TS | Kinh doanh và Quản lý | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Kinh doanh và Quản lý tại Úc |
Lê Thị Mai | TS | Kinh doanh và Quản lý | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Kinh doanh và Quản lý tại Đài Loan | ||||
6 | INS6011 | Luật pháp trong kinh doanh quốc tế (Laws on International Business) | 3 | Trần Kiên | TS | Luật | Trường Đại học Luật, ĐHQGHN | Tiến sĩ Luật học tại Vương Quốc Anh |
Nguyễn Lê Thu | TS | Luật | Trường Đại học Luật, ĐHQGHN | Tiến sĩ Luật học tại Vương Quốc Anh | ||||
7 | INS7016 | Quản trị chiến lược quốc tế nâng cao (Advanced International Strategic Management) | 3 | Hoàng Văn Hải | PGS.TS | Kinh tế, Quản lý | Trường Đại học Tài chính, Ngân hàng Hà Nội | |
Nguyễn Phương Mai | TS | Quản trị kinh doanh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan | ||||
8 | INS6050 | Các phương pháp định lượng (Quantitative methods) | 3 | Trần Đức Quỳnh | TS | Toán Tin | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Tin học tại Pháp |
Lê Đức Thịnh | TS | Toán | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Toán tại Mỹ | ||||
9 | INS7075 | Phân tích chính sách kinh tế – xã hội (Socio-Economic Policy Analysis) | 3 | Đào Thanh Trường | PGS.TS | Xã hội học | Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN | |
Trần Quang Tuyến | TS | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Kinh tế tại Niu Di Lân | ||||
10 | INS7076 | Quản lý nhà nước về kinh tế nâng cao (Advanced State Management on Economy) | 3 | Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN | ||||
11 | INS7077 | Tăng trưởng phát triển và sự chuyển đổi kinh tế (Growth Development and Economic Transformation) | 3 | Nguyễn Việt Cường | TS | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ ngành Kinh tế tại Hà Lan |
Nghiêm Xuân Hòa | TS | Kinh tế học | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Kinh tế học tại Úc | ||||
12 | INS7078 | Phân tích các vấn đề về tiền tệ và ngân hàng (Analytical Issues in Money & Banking) | 3 | Trần Thị Thanh Tú | PGS.TS | Tài chính | ĐHQGHN | Thạc sĩ tại Úc |
Nguyễn Anh Tuấn | PGS.TS | Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế | ĐHQGHN | IELTS 6.5 | ||||
13 | INS7021 | Quản trị nguồn nhân lực quốc tế nâng cao (Advanced International Human Resource Management) | 3 | Tạ Huy Hùng | TS | Kinh tế học | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan |
Hoàng Văn Hải | PGS.TS | Kinh tế, Quản lý | Trường Đại học Tài chính, Ngân hàng Hà Nội | |||||
14 | INS7020 | Quản trị rủi ro quốc tế (International Risk Management) | 3 | Đỗ Phương Huyền | TS | Tài chính ngân hàng | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Thạc sĩ Tài chính tại Vương Quốc Anh |
Nguyễn Văn Định | PGS.TS | Tài chính | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Mỹ | ||||
15 | INS7017 | Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao (Advanced GlobalSupply Chain Management) | 3 | Trần Công Thành | TS | Kinh doanh và Quản lý | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Kinh doanh và Quản lý tại Vương Quốc Anh |
Trần Thị Thu Hương | TS | Kinh doanh Thương mại | Đại học Thương Mại | Cử nhân ngành Tiếng Anh | ||||
16 | INS7009 | Quản trị tài chính quốc tế (International Financial Management) | 3 | Nguyễn Văn Định | PGS.TS | Tài chính | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Mỹ |
Trần Thị Thanh Tú | PGS.TS | Tài chính | ĐHQGHN | Thạc sĩ tại Úc | ||||
17 | INS7019 | Truyền thông Marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications) | 3 | Nguyễn Phương Mai | TS | Quản trị Kinh doanh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan |
Lê Thị Mai | TS | QTKD | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ ngành Kinh doanh và Quản lý tại Đài Loan | ||||
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN | ||||||||
18 | INS8001 | Phương pháp nghiên cứu nâng cao (Advanced Research Methodology) | 3 | Trần Quang Tuyến | TS | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Kinh tế tại Niu Di Lân |
Bùi Mỹ Trinh
| TS | Quản lý chiến lược Marketing và CNTT | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Quản lý chiến lược tại Đài Loan | ||||
19 | INS8002 | Các lý thuyết kinh tế đương đại (Contemporary Economic Theories) | 2 | Nguyễn Việt Cường | TS | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ ngành Kinh tế tại Hà Lan |
Trần Quang Tuyến | TS | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Tiến sĩ Kinh tế tại Niu Di Lân | ||||
20 | INS8003 | Ra quyết định quản lý (Managerial decision making) | 2 | Lưu Thị Minh Ngọc | PGS.TS | QTKD | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Cử nhân Ngôn ngữ Anh |
Lê Quân | GS.TS | Khoa học quản lý | Đại học Quốc gia Hà Nội | Tiến sĩ Khoa học Quản lý tại Pháp | ||||
21 | INS8004 | Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (Science, Technology and Innovation Policies | 2 | Đào Thanh Trường | PGS. TS. | Xã hội học | Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN | |
Hoàng Văn Tuyên | TS | Quản lý Khoa học và Công nghệ | HVQLKH,CN&ĐMST | Thạc sĩ tại Bỉ | ||||
Tạ Huy Hùng | TS | Kinh tế học | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đài Loan | ||||
22 | INS8005 | Quản trị thay đổi trong tổ chức (Organizational Change Management) | 2 | Lưu Thị Minh Ngọc | PGS.TS | Quản trị kinh doanh | Đại học Quốc gia Hà Nội | Cử nhân Ngôn ngữ Anh |
Lê Quân | GS.TS | Khoa học quản lý | Đại học Quốc gia Hà Nội | Tiến sĩ Khoa học Quản lý tại Pháp | ||||
23 | INS8006 | Chuyên đề về các vấn đề đương đại trong kinh tế và quản lý
| 2 | Chuyên gia theo các vấn đề lựa chọn |
Các giảng viên tham gia giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo (chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư) đều đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021, cụ thể như sau:
Có thời gian giảng dạy ở trình độ đại học hoặc thạc sĩ từ 01 năm trở lên kể từ khi có bằng tiến sĩ. Trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm được phân công giảng dạy, là tác giả chính của 02 bài báo, báo cáo khoa học trong các ấn phẩm được tính từ 0,75 điểm trở lên theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định.
STT | Họ và tên | Học vị | Nước/Năm tốt nghiệp học vị TS | Chuyên ngành đào tạo | Đơn vị công tác | Số năm có giảng dạy ĐH, SĐH từ khi được cấp bằng TS | Công bố khoa học trong 5 năm gần nhất | ||
Số bài báo/ báo cáo khoa học là tác giả chính/ tác giả liên hệ với số điểm từ 0,75 trở lên | Số lượng sách chuyên khảo do các nhà xuất bản trong hoặc quốc tế xuất bản với vai trò là tác giả hoặc đồng tác giả của | Số chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế phát hành mà giảng viên tham gia với vai trò là tác giả | |||||||
1 | Trần Quang Tuyến | TS | Niu DI Lân, 2013 | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | 10 | 25 | ||
2 | Nguyễn Việt Cường | TS | Hà Lan, 2009 | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | 14 | 15 | ||
3 | Nguyễn Phương Mai | TS | Việt Nam, 2016 | QTKD | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | 7 | 20 | ||
4 | Lê Thị Mai | TS | Đài Loan, 2018 | Kinh doanh và Quản lý | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | 5 | 10 | ||
5 | Lê Đại Hùng | TS | Pháp, 2017 | Kinh tế học | Viện Kinh tế Việt Nam | 6 | 20 | ||
6 | Bùi Mỹ Trinh | TS | Đài Loan, 2017 | Quản lý chiến lược Marketing và CNTT | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | 6 | 4 | ||
7 | Trần Kiên | TS | Vương Quốc Anh, 2015 | Luật học | Trường ĐH Luật, ĐHQGHN | 8 | 8 | ||
8 | Nguyễn Lê Thu | TS | Vương Quốc Anh, 2019 | Luật | Trường ĐH Luật, ĐHQGHN | 4 | 10
| ||
9 | Trần Công Thành | TS | Vương Quốc Anh, 2019 | Kinh doanh Quốc tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | 4 | 3 | ||
10 | Đỗ Phương Huyền | TS | Việt Nam, 2019 | Tài chính ngân hàng | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | 4 | 4 | ||
11 | Nguyễn Thế Cường | TS | Úc, 2021 | Kinh doanh và Quản lý | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | 2 | 6 | ||
12 | Hoàng Văn Tuyên | TS | Việt Nam, 2017 | Quản lý Khoa học và Công nghệ | HVQLKH, CN&ĐMST | 6 | 7 | ||
13 | Trần Thị Thu Hương | TS | Việt Nam, 2019 | Kinh doanh thương mại | Trường Đại học Thương mại | 4 | 02 | ||
14 | Nghiêm Xuân Hòa | TS | Úc, 2020 | Kinh tế học | Trường Quốc tế, HĐQGHN | 3 | 02 | ||
15 | Nguyễn Tố Hoa | TS | Việt Nam, 2021 | Ngôn ngữ học | Trường Quốc tế, HĐQGHN | 2 | 07 | ||
16 | Nguyễn Việt Hùng | TS | Việt Nam, 2017 | Ngôn ngữ Anh | Trường Quốc tế, HĐQGHN | 6 | 10 | 6 | |
17 | Tạ Huy Hùng | TS | Việt Nam, 2019 | Quản trị kinh doanh | Trường Quốc tế, HĐQGHN | 4 | 07 | 1 | 2 |
18 | Trần Đức Quỳnh | TS | Pháp, | Toán | Trường Quốc tế, HĐQGHN | 10 | 10 | ||
19 | Lê Đức Thịnh | TS | Mỹ | Toán Tin | Trường Quốc tế, HĐQGHN | 11 | 03 |
Danh sách cán bộ đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh
STT | Họ và tên | Chức danh khoa học, học vị | Chuyên ngành đào tạo | Đơn vị công tác | Đủ điều kiện làm CBHD | Tiêu chuẩn đạt được trong 5 năm gần nhất | |
HD chính | HD phụ | ||||||
1. | Lê Quân | GS.TS | Khoa học Quản lý | Đại học Quốc gia Hà Nội | x | 11 đề tài NCKH, 12 sách giáo trình, chuyên khảo và trên 20 bài báo khoa học trong nước và quốc tế | |
2. | Nguyễn Văn Định* | PGS. TS | Tài chính | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 4 đề tài, hơn 14 bài báo khoa học | |
3. | Lưu Thị Minh Ngọc* | PGS. TS | Quản trị Kinh doanh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 3 đề tài, 7 sách giáo trình, chuyên khảo, 51 bài báo khoa học và hội thảo quốc tế | |
4. | Nguyễn Thị Kim Oanh | TS | Kế toán Quản trị | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 4 đề tài, hơn 10 bài báo khoa học | |
5. | Trần Quang Tuyến* | TS | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 3 đề tài, trên 50 bài báo khoa học | |
6. | Nguyễn Việt Cường* | TS | Kinh tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 2 đề tài, trên 18 bài báo khoa học | |
7. | Nguyễn Phương Mai* | TS | Quản trị Kinh doanh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 7 đề tài, trên 34 bài báo khoa học | |
8. | Lê Thị Mai* | TS | Kinh doanh và Quản lý | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 5 đề tài, trên 10 bài báo khoa học | |
9. | Nguyễn Thế Cường | TS | Kinh doanh và Quản lý | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 2 đề tài, trên 8 bài báo khoa học | |
10. | Bùi Mỹ Trinh* | TS | Quản lý chiến lược Marketing và CNTT | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 5 đề tài, trên 8 bài báo khoa học | |
11. | Trần Công Thành | TS | Kinh doanh Quốc tế | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 5 đề tài, trên 5 bài báo khoa học | |
12. | Đỗ Phương Huyền | TS | Tài chính ngân hàng | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | Trên 18 bài báo khoa học | |
13. | Mai Anh | TS | Khoa học Quản lý | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 3 đề tài, trên 6 bài báo khoa học | |
14. | Nguyễn Phú Hưng | TS | Quản lý và Tài Chính Công | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | ||
15. | Lê Hương Linh | TS | Phát triển ngành/công nghiệp | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 7 đề tài, trên 6 bài báo khoa học | |
16. | Nghiêm Xuân Hòa | TS | Kinh tế học | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 8 bài báo khoa học | |
17. | Lê Thị Thu Hường | TS | Tài chính | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 4 bài báo khoa học | |
18. | Hồ Nguyên Như Ý | TS | Quản lý Công nghiệp | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 8 bài báo khoa học | |
19. | Nguyễn Thị Phương | TS | Kế toán | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 4 bài báo khoa học | |
20. | Nguyễn Anh Tuấn | PGS.TS | Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế | ĐHQGHN | x | 8 đề tài NCKH, 34 bài báo khoa học trong nước và quốc tế | |
21. | Đào Thanh Trường | PGS. TS. | Xã hội học | Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN | x | 18 đề tài, trên 21 bài báo khoa học | |
22. | Trần Thị Thanh Tú | PSG | Tài chính | ĐHQGHN | x | 5 đề tài, trên 10 bài báo khoa học | |
23. | Hoàng Văn Tuyên | TS | Quản lý Khoa học và Công nghệ | HVQLKH, CN&ĐMST | x | 3 đề tài, trên 12 bài báo khoa học | |
24. | Lê Đại Hùng | TS | Kinh tế học | Viện Kinh tế Việt Nam | x | 8 đề tài, 36 bài báo khoa học | |
25. | Trần Thị Thu Hương | TS | Kinh doanh thương mại | Trường Đại học Thương mại | x | 6 đề tài, trên 5 bài báo khoa học | |
26. | Hoàng Văn Hải | Phó Giáo sư | Quản lý kinh tế | Trường Đh Tài chính Ngân hàng Hà Nội | x | 4 đề tài, trên 10 bài báo khoa học | |
27. | Tạ Huy Hùng | Tiến sĩ | Quản trị kinh doanh | Trường Quốc tế, ĐHQGHN | x | 5 đề tài, trên 25 bài báo khoa học | |
28. | Stéphane Goutte | Giáo sư | Kinh tế | Học giả tại Trường Quốc tế | x | ||
29. | Sabri Boubker | Giáo sư | Tài chính | Học giả tại Trường Quốc tế | x | ||
30. | Đỗ Xuân Hùng | Phó Giáo sư | Kinh tế (Tài chính và Ngân hàng) | Học giả tại Trường Quốc tế | x | ||
31. | Hoàng Việt Ngữ Vincent) | Tiến sĩ | Kinh tế | Học giả tại Trường Quốc tế | x | ||
31. | Đặng Hoàng Hải Anh | Tiến sĩ | Kinh tế Quốc tế | Học giả tại Trường Quốc tế | x | ||
32. | Suhaily Hasnan | Phó Giáo sư | Tài chính | Học giả tại Trường Quốc tế | x | ||
33. | Ammar Ali GULL | Tiến sĩ | Khoa học quản lý | Học giả tại Trường Quốc tế | x |
*giảng viên đứng tên mở ngành
Phòng Sau đại học, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: (024) 367 20 999
Hotline:
086 658 7468
Website: https://www.is.vnu.edu.vn/tuyen-sinh-sau-dai-hoc/chuyen-trang-tuyen-sinh-tien-si/
Email: tuyensinhtiensi@vnuis.edu.vn