Ngành đào tạo: Quản lí | Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh |
Thời gian đào tạo: 4 năm | Văn bằng: Bằng Cử nhân khoa học Quản lí do Đại học Keuka cấp |
Ngày 6 tháng 7 năm 2015, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có QĐ số 2406/QĐ-ĐHQGHN về việc uỷ quyền cho Khoa Quốc tế – ĐHQGHN (Nay là Trường Quốc tế) liên kết với trường ĐH Keuka, Hoa Kỳ thực hiện chương trình liên kết đào tạo cấp bằng Cử nhân khoa học Quản lý.
Chương trình Cử nhân Khoa học Quản lý được tổ chức đào tạo theo sự hợp tác giữa Trường Quốc tế và Trường Đại học Keuka, Hoa Kỳ, một trong những trường đại học tư thục lâu đời và uy tín được thành lập từ năm 1890. Trường Đại học Keuka được USNews đánh giá là một trong 26 trường đại học tốt nhất ở miền Bắc Hoa Kỳ. Quá trình đào tạo chương trình đều có sự tham gia của đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, các học giả và cố vấn chương trình từ phía đại học Keuka nhằm đem đến những kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên của Keuka.
Điểm nổi bật của chương trình đào tạo thể hiện ở việc kết hợp khung đào tạo tiên tiến đang được sử dụng tại Đại học Keuka (Hoa Kỳ), có điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của ĐHQGHN cũng như thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam và khu vực. Cấu trúc chương trình được thành các khối kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên ngành đảm bảo cung cấp toàn diện các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho sinh viên về khoa học quản lí. Việc bổ sung khối kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành khởi nghiệp và chuyên ngành marketing giúp sinh viên thu nạp được kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp cần thiết theo xu hướng và nhu cầu thị trường hiện nay, có khả năng tự khởi nghiệp hay làm việc ở lĩnh vực marketing.
Chương trình áp dụng phương pháp dạy học, đánh giá và kiểm tra tiên tiến, tập trung lấy người học làm trung tâm, nâng cao khả năng tự học, tự rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề của sinh viên trong phạm vi từng môn học, từng hoạt động trải nghiệm. Giáo dục trải nghiệm là điểm nổi bật và độc đáo của các chương trình đào tạo, trải nghiệm giúp sinh viên chiếm lĩnh được kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm thông qua sự gắn kết lý luận trên giảng đường với áp dụng trong thực tiễn. Với việc tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, trải nghiệm và thực tập thực tế, sinh viên tốt nghiệp Cử nhân khoa học Quản lý theo chuẩn Hoa Kỳ có thể hướng tới những vị trí làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu và quản lý, các tổ chức xã hội và phi chính phủ.
Về kiến thức
Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về nhiều lĩnh vực toán và khoa học tự nhiên, kinh tế – xã hội, chính trị thế giới, nghệ thuật – nhân văn…
Sinh viên cũng được trang bị kiến thức chuyên sâu về kinh doanh và quản lý gồm cả lý thuyết và thực tiễn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị marketing quốc tế, tài chính, kế toán, kinh doanh quốc tế.
Điểm nổi bật của chương trình đào tạo là sinh viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo Tiếng Anh (tương đương IELTS 6.0 trở lên) để làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Về kỹ năng
Sinh viên được trang bị, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp, bao gồm kỹ năng viết và giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán, thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo.
Sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng phân tích tình huống, các kỹ năng tiếp cận, phân tích, xử lý một cách độc lập các vấn đề như tài chính, kế toán, marketing, nhân sự, điều khiển và quản lý những hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế v.v.
Ngoài ra, trong quá trình học tập, sinh viên sẽ phải tự hình thành được khả năng nghiên cứu độc lập, khả năng phân tích, so sánh những vấn đề trong thực tế sản xuất kinh doanh với lý thuyết được cung cấp.
Về thái độ
Sinh viên được giáo dục để hình thành những phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp để có thể phát huy tối đa hiệu quả công việc, bao gồm thái độ suy nghĩ và hành động một cách độc lập, bản lĩnh dám làm – dám chịu trách nhiệm, có ý thức chấp hành pháp luật trong kinh doanh và kỷ luật trong môi trường doanh nghiệp, có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình với công việc, có tinh thần hợp tác trong quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản lý theo chuẩn Hoa Kỳ có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, hoặc hướng tới những vị trí làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu và quản lý, các tổ chức xã hội và phi chính phủ, cụ thể:
– Nhóm 1 – Chuyên viên quản trị, hoạch định chiến lược: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác, có thể đảm nhận các công việc như bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự …, triển vọng phát triển trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án và giám đốc doanh nghiệp;
– Nhóm 2 – Chuyên viên phân tích và tư vấn quản lý: có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn quản trị doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan, có thể đảm nhận các công việc, trợ lý phân tích và lập báo cáo về thị trường kinh doanh, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, kế hoạch nhân sự, sản xuất … của doanh nghiệp, triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức;
– Nhóm 3 – Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu, có thể đảm nhận công việc, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến khoa học quản lý, trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các học phần về quản trị nguồn nhân lực, marketing, chiến lược, tài chính … triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực khoa học quản lý.
STT | Mã môn học | Tên môn học | Số tín chỉ |
I. | Năm thứ nhất | 22 | |
1 | ENG101 | Tiếng Anh chuyên ngành I | 2 |
2 | BUS101 | Nhập môn Kinh doanh và Xã hội | 3 |
3 | ENG102 | Tiếng Anh chuyên ngành II | 2 |
4 | CMP120 | Nhập môn hệ thống máy tính | 3 |
5 | ENG103 | Tiếng Anh học thuật | 2 |
6 | MAT102 | Đại số học | 3 |
7 | MKT220 | Nguyên lý Marketing | 3 |
8 | ENG110 | Kỹ năng viết luận | 3 |
II. | Năm thứ hai | 36 | |
9 | INS301 | Lãnh đạo | 3 |
10 | ENG112 | Viết và nghiên cứu | 3 |
11 | ENG215 | Văn học môi trường | 3 |
12 | PSY101 | Nhập môn tâm lý học | 3 |
13 | HIS114 | Nền văn minh phương Tây II | 3 |
14 | SS231 | Thống kê cho Khoa học xã hội | 3 |
15 | ACC101 | Kế toán I: Kế toán tài chính | 3 |
16 | POL140 | Chính trị thế giới | 3 |
17 | FIN312 | Quản trị tài chính | 3 |
18 | ECO211 | Kinh tế vi mô | 3 |
19 | ECO210 | Kinh tế vĩ mô | 3 |
20 | PHL115 | Đạo đức | 3 |
III. | Năm thứ ba | 37 | |
21 | HRM208 | Quản lý nhân lực | 3 |
22 | ACC102 | Kế toán II: Kế toán quản trị | 3 |
23 | COM122 | Nhập môn giao tiếp | 3 |
24 | BUS202 | Môi trường pháp lý cho doanh nghiệp | 3 |
25 | PHL101 | Nhập môn triết học | 3 |
26 | BUS350 | Kinh doanh quốc tế | 3 |
27 | MKT370 | Hành vi người tiêu dùng | 3 |
28 | MGT353 | Doanh nghiệp và mối quan hệ với chính phủ | 3 |
29 | CMP335 | Thiết kế trang web | 3 |
30 | PHY201 | Nhập môn vật lý | 4 |
31 | COM123 | Diễn thuyết | 3 |
32 | BUS330 | Quản lý sản xuất | 3 |
IV. | Năm thứ tư | 26 | |
33 | ACC301 | Hạch toán I | 3 |
34 | MKT320 | Quan hệ công chúng | 3 |
35 | FIN315 | Quản trị tài chính quốc tế | 3 |
36 | BUS444 | Quản trị chiến lược | 3 |
37 | MGT351 | Quản trị doanh nghiệp nhỏ | 3 |
38 | FP401 | Môn học thực nghiệm | 3 |
39 | ART201 | Lịch sử nghệ thuật phương Tây | 3 |
40 | BUS410 | Khởi nghiệp kinh doanh | 3 |
41 | MIS301 | Công nghệ và hệ thống thông tin doanh nghiệp | 3 |
Tổng số tín chỉ | 121 |
Chương trình áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến đang được sử dụng tại Đại học Keuka (Hoa Kỳ), có điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của ĐHQGHN. Đặc biệt, chương tình thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến, nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của sinh viên. Đồng thời tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.
Khuyến khích làm việc theo nhóm, tham gia các bài tập tình huống, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, trình bày trên lớp các bài tập lớn.
Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên tham gia chương trình còn giúp sinh viên sử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến nhằm truyền thụ và tạo lập cho sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, học tập, tư duy khoa học và năng lực sáng tạo.
Đội ngũ giảng viên của đại học Keuka có trình độ chuyên môn cao, tận tụy trong giảng dạy và đào tạo. Bên cạnh đó, Keuka duy trì một số lượng lớn các học giả, cố vấn cũng như chương trình giảng dạy mang tính quốc tế trong đội ngũ giảng dạy của mình; các giảng viên cũng như các cố vấn viên này được thu hút từ các trường đại học hàng đầu khác. Họ không chỉ đem lại tầm vóc quốc tế cho nhà trường mà còn đem đến những kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên của Keuka. Ngoài việc xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, khoa đã ký hợp đồng với nhiều giảng viên thỉnh giảng, cộng tác viên là người Việt Nam, người nước ngoài tâm huyết có trình độ từ thạc sĩ trở lên, riêng đội ngũ giảng viên dạy chuyên môn phần lớn có trình độ tiến sĩ.
Danh sách giảng viên tham gia
Số TT | Họ và tên | Học hàm, Học vị, nước tốt nghiệp | Chuyên ngành |
1 | Simon John Campbell Nash | Thạc sĩ, Đại học Washington, Hoa Kỳ | Nghệ thuật trong kinh tế học |
2 | Nguyễn Thanh Tùng | PGS. Tiến sĩ, Đại học Monash, Úc | Mạng viễn thông |
3 | Đỗ Ngọc Diệp | GS. Tiến sĩ khoa học, Đại học Moscow, Nga | Toán |
4 | Nguyễn Hải Thanh | PGS.Tiến sĩ Đại học Quốc gia Belarus | Toán ứng dụng |
5 | William A. Myers | Tiến sĩ, Đại học Prescott, Arizona, Hoa Kỳ | Giáo dục vì sự bền vững |
6 | Phạm Thị Thủy | Thạc sĩ, Đại học Monash, Úc | Ngôn ngữ |
7 | Nguyễn Tố Hoa | Thạc sĩ, Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN | Lý luận và phương pháp giảng dạy bằng tiếng Anh |
8 | Ngô Dung Nga | Thạc sĩ, Đại học Chung Ang, Hàn Quốc | Quốc tế học |
9 | Nguyễn Thị Hồng | Thạc sĩ, Trường Quốc tế, ĐHQGHN | Quản trị kinh doanh |
10 | Nguyễn Thị Thu Huyền | Thạc sĩ, Đại học Ngoại Ngữ | Lí luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh |
11 | Lê Hoài Thu | Thạc sĩ, Đại học Hà Nội | Lí luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh |
12 | Vũ Thanh Vân | Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền | Báo chí học |
13 | Vũ Xuân Đoàn | PGS. Tiến sĩ, Pháp | Ngôn ngữ học |
14 | Nguyễn Đức Nam | Thạc sĩ tại Úc | Tâm lý học |
15 | Lê Văn Liên | Tiến sĩ tại Kyushu, Nhật Bản | Kế toán |
16 | Chu Huy Anh | Thạc sĩ Đại học bang California, Fullerton | Thuế |
17 | Nguyễn Thành Tâm | Thạc sĩ, Đại học Sunshine Coast, Queensland, Úc | Quản trị kinh doanh |
18 | Hoàng Kim Thu | Thạc sĩ, Vương Quốc Anh | Kinh tế tài chính |
19 | Stephen G. Davies | Thạc sĩ, đại học Maryville, St Louis, Hoa Kỳ | Marketing |
20 | Richard Pearl | Tiến sĩ, Đại học Pace, New York | Quản lí và Marketing |
21 | Nguyễn Huy Sinh | Tiến sĩ, California, Mỹ | Luật |
22 | Ngô Tự Lập | Tiến sĩ, Mỹ | Ngôn ngữ và văn hoá Anh |
23 | Đỗ Ngọc Bích | Thạc sĩ tại Anh | Marketing |
24 | Albert J. Wilt | Thạc sĩ, đại học Rochester, Hoa Kỳ | Quản trị kinh doanh |
25 | Gregg Alan Brown | Thạc sĩ, đại học San Francisco | Phát triển nguồn nhân lực, tổ chức |
26 | Nguyễn Thanh Tùng | PGS.Tiến sĩ, Đại học Monash, Úc | Mạng viễn thông |
27 | Lê Đức Thịnh | Tiến sĩ, đại học bang Pennsylvania, Hoa Kỳ | Toán học |
28 | Vahid (Victor) Keyhani | Tiến sĩ, đại học Louisiana, Hoa Kỳ | Toán thống kê trong kinh doanh và quản trị |
29 | Paul H. McAfee | Thạc sĩ, đại học Rochester, Hoa Kỳ | Quản trị kinh doanh |
30 | Lynn J. Lannon | Thạc sĩ, Đại học Cambridge, Anh | Giáo dục |
31 | Paul Bruening Sorensen | Thạc sĩ, Đại học Lesley, Mỹ | Quản lí doanh nghiệp |
32 | Đỗ Phương Huyền | Thạc sĩ, Đại học East Anglia, Vương Quốc Anh | Kinh tế và tài chính |
33 | Phạm Hương Trang | Thạc sĩ tại Đức | Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch |
34 | Nguyễn Phú Hưng | Tiến sĩ | Quản trị kinh doanh |
35 | Nguyễn Thị Nhân Hòa | Tiến sĩ, Đại học tổng hợp Melbourne Úc | Khảo thí ngôn ngữ |
36 | Phạm Thị Huệ | Tiến sĩ, Monash Úc | Hệ Thống thông tin quản lý và Công nghệ thông tin |
37 | Vũ Ngọc Tú | PGS., Tiến sĩ ở Việt Nam; Thạc sỹ ở Úc | Ngôn ngữ Anh |
38 | Nguyễn Minh Huyền | Thạc sĩ tại Anh | Giáo dục và phát triển quốc tế |
I. Chỉ tiêu: 90 sinh viên
II. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Phương thức 1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT và quy định của ĐHQGHN
Phương thức 2. Xét tuyển thẳng theo quy định của Trường Quốc tế và trường đối tác:
Cách 1: Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS đạt tối thiểu 5.5 (hoặc TOEFL iBT 72) và có điểm trung bình chung (TBC) kết quả học tập bậc THPT của 5/6 học kỳ đầu đạt từ 8,0/10 điểm (hoặc 3.50 theo thang điểm 4.0); Có hạnh kiểm xếp loại từ “Khá” trở lên.
Cách 2: Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS đạt tối thiểu 5.5 (hoặc TOEFL iBT 72) và có kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức đạt tối tiểu 80/150 điểm.
Phương thức 3. Xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (học bạ)
– Thí sinh cần đáp ứng đồng thời 2 điều kiện:
1. Có điểm TBC kết quả học bạ của 5/6 học kỳ đầu đạt từ 6,5 điểm trở lên, có hạnh kiểm xếp loại từ ”Khá” trở lên
2. Có điểm TBC môn Ngoại ngữ của 5/6 học kỳ đầu đạt từ 7,0/10 điểm hoặc đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu hoặc bậc 4 (B2) theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc IELTS 5.5 hoặc tương đương.
Phương thức 4. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
– Thí sinh cần đáp ứng đồng thời 2 điều kiện:
1. Có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong bốn tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D96, D90 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Quốc tế – ĐHQGHN năm 2024 (tính theo thang điểm 30, điểm môn chính là môn tiếng Anh nhân hệ số 2)
2. Có điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh đạt từ 6,0 điểm trở lên trên thang điểm 10 (trừ đối tượng được miễn thi môn này).
Phương thức 5. Xét tuyển theo các phương thức khác
+ Thí sinh có điểm chứng chỉ A-Level của tổ hợp kết quả 3 môn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương đương điểm C, PUM range ≥ 60).
+ Thí sinh có kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 trở lên (Thí sinh khai báo Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT là 7853-Vietnam National University-Hanoi.)
+ Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS đạt tối thiểu 5.5 (hoặc TOEFL PBT từ 513 hoặc TOEFL iBT từ 72) và có tổng điểm 2 bài thi còn lại thuộc tổ hợp xét tuyển trong kỳ thi TN THPT đạt tối thiểu 10 điểm.
+ Xét tuyển thí sinh quốc tế theo quy định của ĐHQGHN và của Bộ GD&ĐT
III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN BAO GỒM
- Bản sao công chứng học bạ THPT của thí sinh
- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường Quốc tế
- Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ quốc tế theo phương thức thí sinh đăng ký xét tuyển
- 02 ảnh chân dung cỡ 6x9cm, 03 ảnh 3x4cm mặt sau ghi rõ họ tên
- Bản sao công chứng CMND/CCCD
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2022) (nộp trực tiếp hoặc chuyển phát bảo đảm tới HĐTS để XÁC NHẬN NHẬP HỌC)
(Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.)
- Đăng ký nhận tư vấn tại: https://tuyensinh.vnuis.edu.vn/chuongtrinhlienket
- Thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến tại: https://ts.isvnu.vn/sinh-vien/dang-nhap
- Lệ phí hồ sơ và xét tuyển: 1.000.000 VNĐ/hồ sơ (nộp online khi đăng kí xét tuyển trực tuyến).
- Thời gian xét tuyển: Trường Quốc tế nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 18/03/2024 cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Địa chỉ hỗ trợ thí sinh ĐKXT trực tuyến:
Địa chỉ 1: Bộ phận Tuyển sinh – Phòng 302, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ 2: Văn phòng Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà E5, Trường Quốc tế – ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
HOTLINE: 024.3555.3555 – 0379.884.488 (Ms Sim)
IV. HỌC PHÍ (dự kiến): 263.200.000VNĐ/4 năm học
– Học phí không bao gồm học phí học chương trình tiếng Anh dự bị (11.165.000 VNĐ/1 sinh viên/1 cấp độ), phí thi lại, học lại, học cải thiện điểm và các khoản phí khác nếu sinh viên không đảm bảo được tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo.
– Các khoản thu được thực hiện vào đầu mỗi học kì theo thông báo thu của Trường, mức thu mỗi học kỳ căn cứ theo số tín chỉ đăng ký học trong kỳ hoặc tính bình quân học phí và phí dịch vụ mỗi học kỳ theo kế hoạch đào tạo của Trường.