Kĩ sư Tự động hóa và Tin học


Tên ngành đào tạo: Tự động hóa và Tin học
(mã ngành: thí điểm)
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt + Tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4,5 nămVăn bằng: Bằng kĩ sư hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Tự động hóa và Tin học được ban hành theo Quyết định số 5172/QĐ-ĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Giám đốc ĐHQGHN.

Chương trình Kĩ sư Tự động hoá và Tin học – Automation and Informatics (AAI) được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chương trình đào tạo do Đại học Quốc gia cấp bằng có yếu tố liên kết với Học viện hàng không Mát-xơ-cơ-va (MAI). Đây là ngành học có tính liên ngành giữa Điện tử, Công nghệ thông tin và Tự động hoá. Sinh viên theo học ngành này được trang bị các phương pháp và công cụ không chỉ trong lĩnh vực tự động hóa như cơ khí, điện, điện tử, vi xử lý, lập trình nhúng, điều khiển tự động, … để thiết kế hoặc vận hành một hệ thống điều khiển tự động, mà còn trong lĩnh vực công nghệ thông tin như dữ liệu, lập trình, mạng máy tính, hệ thống thông tin để thiết kế hoặc vận hành hệ thống thông tin trong công nghiệp.


Bên cạnh các nội dung kiến thức phù hợp với xu thế trong thời đại chuyển đổi số, chương trình Tự động hoá và Tin học rất chú trọng đào tạo kĩ năng thực hành và thực tế tại doanh nghiệp cho sinh viên cũng như tăng cường sử dụng tiếng Anh cho sinh viên.

  1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

1.1. Kiến thức chung

  • CĐR 1: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, về pháp luật, an ninh-quốc phòng, giáo dục thể chất trong nghề nghiệp và cuộc sống.

1.2 Kiến thức theo lĩnh vực

  • CĐR 2: Áp dụng được kiến thức cơ bản về toán học, tin học, vật lý, hóa học và cơ học lý thuyết, cơ học môi trường liên tục, lí thuyết xác suất và thống kê toán trong công việc chuyên môn kỹ thuật công nghệ.

1.3 Kiến thức của khối ngành

  • CĐR 3: Áp dụng được các kiến thức cơ bản về nguyên lý tự động hóa, tính toán số, phân biệt khái niệm cơ bản trong vật liệu, đàn hồi nhiệt; vận dụng thành thạo các kiến thức về lập trình trong công việc chuyên môn.

1.4. Kiến thức của nhóm ngành

  • CĐR 4: Áp dụng nguyên lý cơ bản về đo lường và cảm biến, điều khiển, kỹ thuật điện-điện tử, điều khiển số, vẽ kỹ thuật, mạng máy tính, xử lý tín hiệu số, nguyên lý an toàn thông tin, hệ điều hành thời gian thực, ứng dụng ioT, quyền sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp, quản trị bền vững trong công việc chuyên môn.

1.5 Kiến thức của ngành

  • CĐR 5: Áp dụng được các kiến thức chuyên sâu về tự động hóa (theo định hướng tự động hóa) như mô phỏng, cơ sở chế tạo máy, điều khiển PLC và tự động hóa quá trình sản xuất, người máy, vi xử lý, xử lý tín hiệu số, mô phỏng, động cơ và truyền động điện trong thiết kế, lựa chọn giải pháp và vận hành các hệ thống máy móc và quản trị doanh nghiệp.

Áp dụng kiến thức về tin học (theo định hướng tin học) như cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, thị giác máy tính, quản lý hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu lớn, khung kiến trúc Dot Net, công nghệ phần mềm trong công việc thiết kế, xây dựng, quản trị hệ thống liên quan chuyên môn.

  1. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1 Kĩ năng chuyên môn

  • CĐR 6: Giải quyết vấn đề chuyên môn liên quan đến thiết kế, vận hành, cải tiến các thiết bị, hệ thống và quy trình trong sản xuất trong lĩnh vực kĩ thuật tự động hóa và tin học.
  • CĐR 7: Tổng hợp và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong hoạt động nghề nghiệp; quản trị thay đổi và khắc phục sự cố thiết bị, hệ thống kĩ thuật.
  • CĐR 8: Lập kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện công việc của cá nhân hoặc đội nhóm và báo cáo; cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề.

2.2 Kĩ năng bổ trợ

  • CĐR 9: Thuyết trình, giao tiếp hiệu quả trong phối hợp làm việc và báo cáo áp dụng các công nghệ cập nhật.
  • CĐR 10: Tự học và chủ động tìm tòi cái mới liên quan đến vấn đề chuyên môn; từ lý thuyết và thực tiễn, kinh nghiệm để học tập suốt đời.

– CĐR 11: Có năng lực sử dụng tiếng Anh với trình độ tương đương bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định của ĐHQGHN, có khả năng làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế, có khả năng sử dụng tiếng Anh để làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp có yếu tố quốc tế ở trong và ngoài nước.

  1. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
  • CĐR 12: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm hiệu quả trong điều kiện làm việc thay đổi, phối hợp hiệu quả để đạt mục tiêu chung. Kết nối và hướng dẫn đội nhóm thực hiện tốt các công việc được giao.
  • CĐR 13: Thích nghi nhanh với các môi trường làm việc khác nhau, môi trường quốc tế đa văn hóa, giải quyết nhiều công việc khác nhau theo kế hoạch và tiến độ đề ra.
  • CĐR 14: Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế làm việc của đơn vị công tác; công khai minh bạch và trách nhiệm với công việc.
  • CĐR 15: Thực hiện công việc kiên trì, linh hoạt, chăm chỉ, trung thực với mục tiêu hoàn thành với kết quả tốt nhất; có trách nhiệm cộng đồng và xã hội, có lập trường chính trị vững vàng, có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước.
  1. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhận các vị trí công tác sau:

  • Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách, phát triển dự án về phần cứng và phần mềm, điều khiển tự động;
  • Kỹ sư phân tích, thiết kế, lắp đặt các hệ thống phần cứng và phần mềm;
  • Kỹ sư phân tích, thiết kế, đánh giá các giải pháp hệ thống tự động hóa trong sản xuất và dịch vụ;
  • Kỹ sư phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ áp dụng tự động hóa và công nghệ thông tin.
  • Kỹ sư vận hành, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống sản xuất, tự động hóa nhà máy, tự động hóa tòa nhà, đô thị.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực tự động hóa và công nghệ thông tin;
  • Vị trí lãnh đạo chịu trách nhiệm hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động các hệ thống điểu khiển tự động, hệ thống thông tin trong doanh nghiệp hay dự án.

 

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư ngành Tự động hóa và Tin học có khả năng thích ứng và làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa; khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc cao hơn, cụ thể:

  • Có khả năng tự cập nhật các kiến thức mới liên quan đến lĩnh vực điều khiển, tự động hóa và tin học, đảm bảo khả năng xây dựng và vận hành các hệ thống điều kiện tự động, hệ thống thông tin;

Có khả năng nghiên cứu, học tập độc lập trong các môi trường nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, học viên, đai học hàng đầu trong và ngoài nước với đẩy đủ các kĩ năng về ngoại ngữ và nghiên cứu chuyên sâu.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhận các vị trí công tác sau:

– Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách, phát triển dự án về phần cứng và phần mềm, điều khiển tự động;

– Chuyên viên phân tích, thiết kế các hệ thống phần cứng và phần mềm;

– Chuyên viên phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ;

– Chuyên viên phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ

– Tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực tự động hóa và công nghệ thông tin;

 – Hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động các hệ thống điểu khiển tự động, hệ thống thông tin độc lập của riêng mình.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TỪ KHÓA QH2022

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TỪ KHÓA QH2021

(*): Sinh viên tự tích lũy các học phần Tiếng Anh B1, B2 và phải đạt trình độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trước khi học các học phần thuộc khối kiến thức ngành.

Nội dung đang được cập nhật.

Đội ngũ giảng viên đảm bảo điều kiện duy trì ngành đào tạo

STTHọ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tạiChức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệpChuyên ngành được đào tạoNăm, nơi tham gia giảng dạyĐúng/ Không đúng với hồ sơGhi chú
1.Lê Trung Thành, 1980, Hiệu trưởngPhó Giáo sư, 2013; tiến sĩ, 2009, ÚcĐiện tử viễn thông2015- nay: Trường Quốc tếĐúng
2.Phạm Thị Việt Hương 1984, giảng viênTiến sĩ, 2013, MỹKĩ thuật điện2017-nay: Trường Quốc tếĐúng
3.Nguyễn Thế Vĩnh, 1978, giảng viên, Viện Quốc tế Pháp ngữTiến sĩ Pháp,

2014

Điện tự động hóa2018-nay: Trường Quốc tếĐúng
4.Phạm Huy ThôngTiến sĩCông nghệ thông tinViện CNTTĐúng
5.Nguyễn Doãn Đông, 1986, giảng viênTiến sĩ, 2020, RumaniCông nghệ thông tin2018-nay: Trường Quốc tếĐúng
6.Nguyễn Anh Tuấn, 1985, giảng viênThạc sĩ, 2012, Thái LanCông nghệ thông tin2015-nay: Trường Quốc tếĐúng
7.Phạm Hải Yến, 1982, giảng viênThạc sĩ, 2009, Việt NamTự động hóa2021, Trường Quốc tếĐúng
8.Lê Duy Tiến, 1982, giảng viên, Trường Quốc tếThạc sĩ, Việt Nam, 2014Công nghệ thông tin2017 – nay, Trường Quốc tếĐúngĐề tài: 6

Bài báo: 5

9.Hồ Tú Bảo, 1952, giảng viênGiáo sư, 1998; tiến sĩ, 1987, PhápKhoa học máy tính2019-nay: Trường Quốc tếĐúng
Thông tin chi tiết xem tại ĐÂY

I. MÃ NGÀNH: QHQ08

II. CHỈ TIÊU: 100 sinh viên

III. ĐIỂM CHUẨN 2023: 21

IV. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

  1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN
  2. Xét tuyển theo kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN từ 80/150 điểm
  4. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 72 trở lên kết hợp kết quả học tập bậc THPT hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  5. Xét tuyển các phương thức khác:
    5.1. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM đạt tối thiểu 750/1.200 điểm
    5.2. Xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Vương quốc Anh (A-Level) với kết quả 3 môn thi đảm bảo mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên
    5.3. Xét tuyển theo kết quả kì thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) với quả SAT đạt từ 1100/1600 trở lên
    5.4. Xét tuyển thí sinh quốc tế

V. HÌNH THỨC ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN

– Đối với các phương thức: (1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN; (2) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN; (3) Xét tuyển kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN; (4) Xét tuyển các chứng chỉ quốc tế, kết quả các kỳ thi chuẩn hoá chung, bao gồm: A-Level, SAT: thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT (theo mẫu quy định của Trường Quốc tế – ĐHQGHN tại ĐÂY) và lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến/online tại địa chỉ: https://ts.isvnu.vn trước 17h00, ngày 23/6/2024 theo thông báo chi tiết của Trường. Những trường hợp đặc biệt, thí sinh không thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến, thí sinh liên hệ hotline để được cán bộ phụ trách hướng dẫn trực tiếp.

– Đối với phương thức xét Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT (theo mẫu quy định của Trường Quốc tế – ĐHQGHN tại ĐÂY) và lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến/online tại địa chỉ: https://ts.isvnu.vn theo thông báo chi tiết của Trường và hướng dẫn tuyển sinh năm 2024 của Bộ GD&ĐT.

– Đối với phương thức xét Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến/online theo kế hoạch và hướng dẫn tuyển sinh năm 2024 của Bộ GD&ĐT trên Hệ thống.

Địa chỉ hỗ trợ thí sinh ĐKXT:

Cơ sở 1: Văn phòng Tuyển sinh Trường Quốc tế – Nhà E5, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở 2: Bộ phận Tuyển sinh – Phòng Công tác sinh viên, Phòng 302, tầng 3, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 1900 2609/ 0983 372 988/ 0379 884 488/ 0989 106 633/ 086 605 3336/ 086 675 3338.

Lưu ý: Trong trường hợp có thay đổi về lịch tuyển sinh vì các lí do bất khả kháng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN, Trường Quốc tế sẽ thông tin cập nhật trên website của Trường. 

Lệ phí xét tuyển

– Lệ phí hồ sơ xét tuyển theo các phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm: 30.000 VNĐ/ hồ sơ;

– Lệ phí xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT: theo quy định của Bộ GD&ĐT.

VI. HỌC PHÍ (dự kiến): 231.250.000 VNĐ/4,5 năm học

– Học phí không bao gồm học phí học chương trình tiếng Anh dự bị (11.165.000 VNĐ/1 sinh viên/1 cấp độ), phí thi lại, học lại, học cải thiện điểm và các khoản phí khác nếu sinh viên không đảm bảo được tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo.

– Các khoản thu được thực hiện vào đầu mỗi học kì theo thông báo thu của Trường, mức thu mỗi học kỳ căn cứ theo số tín chỉ đăng ký học trong kỳ hoặc tính bình quân học phí và phí dịch vụ mỗi học kỳ theo kế hoạch đào tạo của Trường.

Xem thêm:

>>> Chinh phục thử thách cùng ngành Tự động hóa và Tin học – Chìa khóa cho tương lai sự nghiệp tại Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-IS)

>>> Tự động hóa và Tin học – Ngành học “hot” tại Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Nơi đam mê hòa quyện cùng tiềm năng

>>> Tự động hóa và Tin học: Chìa khóa cho tự động hóa mọi ngành nghề

>>> Khám phá thế giới Tự động hóa và Tin học tại Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội