Trong tháng 10 vừa qua, GS.TS. Sabri Boubaker –Trường Kinh doanh EM Normandie, CH. Pháp, và PGS.TS. Đỗ Xuân Hùng – đã có chuyến thăm và giảng dạy tại Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Hai học giả đã có những bài giảng hữu ích đến các giảng viên và sinh viên của Nhà trường. Website Trường Quốc tế xin gửi tóm tắt bài giảng của GS.TS. Sabri Boubaker và GS.TS. Sabri Boubaker.
Chủ đề 1: “Sự dễ đọc, dễ hiểu của báo cáo thường niên và quyết định vay nợ của doanh nghiệp”
Hiện nay, thông tin trong báo cáo doanh nghiệp có thể dễ dàng bị che giấu hoặc làm cho khó hiểu. Điều này ảnh hưởng đến công khai thông tin, sự bất đối xứng thông tin và tính minh bạch trong mắt các nhà đâu tư. Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các quyết định chiến lược của công ty như các lựa chọn vay nợ. Ở Mỹ, báo cáo thường niên là văn bản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Năm 1998, Ủy ban chứng khoán Mỹ yêu cầu thông tin được trình bày trong báo cáo thường niên càng dễ hiểu càng tốt. Trong bài chia sẻ này, GS.TS. Sabri Boubaker sẽ nghiên cứu mối liên hệ giữa sự dễ đọc dễ hiểu của báo cáo thường niên và lựa chọn vay nợ của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của GS.TS. Sabri Boubaker có nhắc tới một điều luật có tên là the Plain Writing Act (PWA) vào tháng 10/2010. Điều luật này yêu cầu các doanh nghiệp sử dụng từ ngữ và câu từ dễ hiểu trong công khai thông tin. Sự bất đối xứng thông tin sẽ là kênh nối giữa mối liên hệ nói trên: thứ nhất, giảm chi phí xử lý thông tin, thứ hai, ngăn chặn các chủ doanh nghiệp giấu đi thông tin xấu. Rất nhiều nhà đầu tư không muốn đọc báo cáo thường niên quá dài hoặc khó đọc. Có nhiều nhà đầu tư còn không mua bán cổ phiếu của công ty có báo cáo thường niên quá dài và khó đọc. Báo cáo khó đọc có khả năng đang che giấu một thông tin xấu hay vấn đề đạo đức nào đó. Vì vậy, công ty với báo cáo khó đọc sẽ vay nợ từ ngân hàng tư nhân nhiều hơn là các nguồn vay nợ công.
GS.TS. Sabri Boubaker chia sẻ nghiên cứu với sinh viên và giảng viên Trường Quốc tế.
Diễn giả sử dụng dữ liệu của Compustat Capital IQ để thu thập các biến tài chính trong báo cáo thường niên. Ngân hàng có thể dễ dàng xử lý thông tin khó hiểu hơn là những nhà đầu tư cá nhân khác. Vậy nên khả năng dễ hiểu càng thấp (bao gồm báo cáo dài hơn, kích cỡ của bản ghi lớn hơn, hay số lượng của từ ngữ không thông dụng nhiều hơn), vay nợ ngân hàng tư nhân của doanh nghiệp càng cao. GS.TS. Sabri Boubaker cho rằng tăng sự dễ đọc dễ hiểu của báo cáo tài chính cho phép công ty chuyển giao từ nợ ngân hàng sang vay nợ công. GS.TS. Sabri Boubaker còn sử dụng thêm các đo lường khác như độ bao phủ của nhà phân tích, xác suất giao dịch nội gián, xếp hạng nợ, và tỉ lệ các nhà đầu tư lớn, là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách thông tin được phân tích bởi các bên liên quan.
Cuối buổi chia sẻ, GS.TS. Sabri Boubaker khẳng định có một mối liên hệ tiêu cực giữa khả năng đọc hiểu của báo cáo công ty và vay nợ ở ngân hàng tư nhân. Báo cáo tài chính càng dễ đọc dễ hiểu thì càng giảm hạn chế tài chính và cung cấp quyền tiếp cận tốt hơn đến nợ công. Các công ty có nhiều hạn chế tài chính hơn thì phản ứng mạnh mẽ hơn với tính dễ đọc dễ hiểu của báo cáo thường niên.
Chủ đề 2: “Mức độ dễ đọc hiểu của báo cáo tài chính và quyết định nợ của doanh nghiệp”
Mở đầu, diễn giả chia sẻ về tầm quan trọng của báo cáo tài chính và tầm quan trọng của thông tin so sánh trong báo cáo tài chính. Trong báo cáo tài chính, thông tin so sánh đóng vai trò quan trọng giúp nhà đầu tư và các bên liên quan đưa ra quyết định chính xác hơn. Khi thông tin về một doanh nghiệp có thể được so sánh với các doanh nghiệp khác hoặc với chính doanh nghiệp đó qua các kỳ khác nhau, giá trị của thông tin đó sẽ tăng lên rất nhiều. Điều này không chỉ giúp đánh giá chính xác hiệu suất mà còn hỗ trợ các quyết định tài chính và đầu tư mang tính chiến lược hơn.
Bài giảng của học giả Sabri Boubaker thu hút sự quan tâm của người tham dự.
Một yếu tố then chốt trong việc xác định các lựa chọn nợ của doanh nghiệp chính là bất đối xứng thông tin tức khi một bên trong giao dịch có nhiều thông tin hơn bên còn lại. Trong trường hợp này, nhà đầu tư hoặc các tổ chức tín dụng có thể khó khăn trong việc đánh giá rủi ro, từ đó ảnh hưởng đến điều kiện và mức độ sẵn sàng cung cấp vốn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nợ công, như trái phiếu, nhạy cảm hơn với bất đối xứng thông tin so với các khoản vay từ ngân hàng. Ngân hàng có khả năng tiếp cận thông tin tư nhân của doanh nghiệp và có thể theo dõi doanh nghiệp một cách chặt chẽ, trong khi nhà đầu tư trên thị trường nợ công phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin công khai và có thể so sánh được.
Diễn giả đã phát triển giả thuyết về tính so sánh của thông tin ảnh hưởng đến quyết định nợ của doanh nghiệp. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng thông tin so sánh cao hơn dẫn đến sự gia tăng sử dụng trái phiếu của doanh nghiệp, bởi tính minh bạch giúp thị trường công dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, sự phụ thuộc vào nợ ngân hàng giảm khi thông tin được cải thiện, do chi phí vốn từ thị trường công trở nên hấp dẫn hơn khi nhà đầu tư có thể đánh giá rủi ro một cách chính xác.
Chủ đề 3: “Biến động tốt và xấu trong tiền điện tử: Thước đo của độ biến động chung bất đối xứng”
Ngữ cảnh của bài chia sẻ là sự vốn hóa thị trường tiền điện tử càng ngày càng lớn và khối lượng giao dịch cũng tăng nhanh. Mức ảnh hưởng của tiền điện tử ngày càng tăng nhanh lên thị trường tài chính. Điều này khiến những nhà quản lý rủi ro và những policy maker hiểu về shock và chúng ảnh hưởng tổng quát thế nào tới sự biến động của thị trường này. Có rất nhiêu loại rủi ro, và độ thường xuyên xảy ra của các loại shock cũng khác nhau theo thời gian. Bài chia sẻ của diễn giả sẽ cung cấp một công cụ định lượng đo lường sự biến động chung của tất cả các shock lên thị trường.
Mô hình biến động chung (covol) sẽ đo lường biến động chung của các đồng tiền điện tử lớn nhất theo thời gian. Bài nghiên cứu dùng mô hình biến động chung qua các phân ngành và đo lường sự bất cân xứng trong biến động của lợi nhuận dương và lợi nhuận âm. Assoc.Prof. Đỗ Xuân Hùng cũng chia sẻ về tâm lý bầy đàn bất cân xứng. Diễn giả sử dụng một đo lường có tên gọi là Chỉ số tương quan biến động chung (RCI) cho thấy cảm tính của thị trường đang lạc quan hay bi quan. Diễn giả sử dụng dữ liệu của 25 đồng tiền ảo, loại bỏ tiền cân bằng (stablecoin) trong khoảng thời gian 2015-2024. Tác giả cho thấy chỉ số này giải thích cho biến động cho 25 đồng tiền ảo và cả độ tương quan giữa các đồng tiền ảo. Chính sách tiền tệ của Mỹ có tác động lớn đến biến động chung của thị trường tiền ảo.
Chủ đề nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Xuân Hùng luôn sát với thực tiễn và khá hấp dẫn.
Có sự bất cân xứng dưới tác động của hai loại hình thông tin tốt và xấu. Tại mỗi thời điểm Assoc.Prof. Đỗ Xuân Hùng phân tách biến động do thông tin tốt và xấu. Có những thời điểm mà tâm lý đi xuống chi phối thị trường và có những thời điểm tâm lý đi lên chi phối thị trường. Diễn giả xây dựng một danh mục đầu tư có khả năng thay đổi để mua bán liên tục dựa trên chỉ số RCI đã tạo ra. Nếu chỉ số này lớn hơn 70 thì tâm lý đi lên đang chi phối thị trường, lúc đó danh mục đầu tư vay 125% để mua tiền điện tử thuộc BDM Index và nếu chỉ số RCI dưới 30 thì giảm thành phân tiền điện tử trong danh mục đầu tue. Ở giữa 30 và 70 thì giữ nguyên 100% của BDM index. So sánh với danh mục đầu tư dùng để so sanh (là mua và giữ nguyên 100% của BDM index) thì lợi nhuận sau khi kiểm soát rủi ro (Sharpe ratio) cao hơn, cho thấy chiến lược đầu tư dựa trên RCI index sẽ cho lợi nhuận cao.
Cuối bài chia sẻ, tác giả khẳng định chỉ số bài nghiên cứu tạo ra có chỉ số hữu ích cho việc quản lý danh mục đầu tư tiền ảo do chỉ số đã xác định được tâm lý thị trường ở thời điểm hiện tại.
Chủ đề 4: “Thảm hoạ thiên nhiên và xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp”
Biến đổi khí hậu đang khiến thảm họa thiên nhiên xảy ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Theo Cơ sở Dữ liệu Các Sự kiện Khẩn cấp (EM-DAT), số lượng các thảm họa liên quan đến khí hậu đã tăng gấp ba lần trong 30 năm qua. Những thảm hoạ này đã gây ra thiệt hại lớn về con người và kinh tế. Các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa thiên nhiên và không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực mà chúng gây ra. Một trong số đó là xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Trong bài chia sẻ này, PGS.TS. Đỗ Xuân Hùng nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm họa thiên nhiên và xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp từ góc nhìn của các cơ quan xếp hạng tín dụng (CRA).
Sinh viên rất hứng thú với nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Xuân Hùng.
Nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Xuân Hùng sử dụng dữ liệu về thiên tai của Mỹ từ năm 1999 đến 2015 và phát hiện rằng các công ty nằm ở các bang bị ảnh hưởng bởi thảm họa bị hạ xếp hạng một cách bất thường bởi các cơ quan xếp hạng tín dụng. Cụ thể, các công ty nằm ở các bang bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên bị hạ hạng bất thường từ 0.36-0.53. Mối liên hệ này không xuất hiện trong 3 tháng trước khi xảy ra thảm hoạ nhưng kéo dài một tháng sau thảm hoạ. Phản ứng của các CRA đối với thảm họa thiên nhiên cũng phù hợp với phản ứng tiêu cực của thị trường. Bằng cách sử dụng phân tích biến công cụ (IV) để trích xuất những thay đổi xếp hạng của các công ty bị ảnh hưởng do thảm họa thiên nhiên, nghiên cứu tiếp tục điều tra các hiệu ứng lan tỏa của thảm họa thiên nhiên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi về xếp hạng của các công ty bị ảnh hưởng do thảm họa thiên nhiên dẫn đến những thay đổi cùng hướng (ngược hướng) trong xếp hạng đối với các công ty có liên quan (cạnh tranh) không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa thiên nhiên. Điều thú vị là nghiên cứu cũng nhận thấy rằng phản ứng lan truyền của các CRA đối với thảm họa thiên nhiên kịp thời hơn so với phản ứng lan truyền của thị trường. Đây là bằng chứng quan trọng về sự nhạy cảm của CRA đối với các sự kiện cực đoan của thiên nhiên.
Khoa Kinh tế và Quản lý