Chương trình tiến sĩ Tin học và Kĩ thuật máy tính – Doctor of Philosophy in Informatics and Computer Engineering (ICE) là một ngành đào tạo đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế xã hội và quốc phòng của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các nền tảng nghiên cứu, phát triển các công nghệ trong tương lai, đặc biệt là những nghiên cứu ứng dụng thiết thực trong cuộc sống.
THÔNG TIN CHUNG
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Tin học và Kĩ thuật máy tính
+ Tiếng Anh: Informatics and Computer Engineering
- Mã số ngành đào tạo: Thí điểm
- Danh hiệu tốt nghiệp: Tiến sĩ
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Tiến sĩ chuyên ngành Tin học và Kĩ thuật máy tính
+ Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Informatics and Computer Engineering
- Đặc điểm của chương trình đào tạo:
+ Chương trình đào tạo do Đại học Quốc gia cấp bằng;
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Quốc tế – ĐHQGHN.
Đối tượng tuyển sinh cho chương trình đào tạo tiến sĩ Tin học và Kĩ thuật máy tính cần đáp ứng các điều kiện về văn bằng như sau:
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học chính quy từ loại giỏi trở lên có ngành/chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
- Thí sinh có bằng thạc sĩ ngành/chuyên phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
- Thí sinh tốt nghiệp trình độ tương đương Bậc 7 theo khung trình độ Quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
(Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành)
– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định của ĐHQGHN. Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp nhưng phải học bổ sung kiến thức hoặc thí sinh dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu của 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.
– Có dự thảo đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
– Có thư giới thiệu của ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu.
Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tiếng Anh phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
- a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng Anh;
- b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hoặc sư phạm tiếng Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- c) Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương trình độ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển được cấp bởi các cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận;
Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ tiếng Anh theo quy định của chương trình đào tạo (trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ).
YÊU CẦU KHÁC
- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Có đủ sức khỏe để học tập;
- Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo.
– Dự kiến 05-07 chỉ tiêu/năm.
– Thực hiện tuyển sinh nhiều lần trong năm theo hướng dẫn tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN ban hành hàng năm, có thể kết hợp thi tuyển và xét tuyển, có thể tuyển sinh trực tuyến.
– Hội đồng chuyên môn chịu trách nhiệm xét công nhận tương đương các học phần được bảo lưu hoặc phải học bổ sung thêm căn cứ thực tế nội dung đề cương mà học viên đã được đào tạo.
- Giảng viên đại học, giáo viên tại các cơ sở giáo dục trong lĩnh vực Tin học và Kĩ thuật máy tính;
- Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu, các bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty;
- Chuyên gia nghiên cứu, phát triển các hệ thống công nghệ, điện gia dụng, nhà thông minh, mạch điều khiển trong công nghiệp, vi mạch, chip,…
- Chuyên gia cao cấp trong các tập đoàn lớn về Tin học và Kỹ thuật máy tính trong nước và khu vực.
- Chủ trì, tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu tầm quốc gia và quốc tế.
- Làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (PostDoc) tại các trường đại học ở trong nước và nước ngoài;
- Tự nghiên cứu và phát triển trong môi trường học thuật, xây dựng các hướng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề trong khoa học và thực tiễn.
- Thời gian đào tạo Tiến sĩ cho người có bằng Thạc sĩ là 3 năm và cho người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm.
- Các học phần bổ sung kiến thức, bồi dưỡng kiến thức của chương trình Tiến sĩ được giảng dạy trong năm đầu của thời gian đào tạo Tiến sĩ dạng 3 năm và năm thứ 2 cho dạng 4 năm.
- Kế hoạch đào tạo:
Thời gian | Đối tượng là Thạc sĩ | Đối tượng là cử nhân, kỹ sư |
Năm thứ 1 | Hoàn thiện đề cương nghiên cứu | Học các học phần bổ túc kiến thức trong chương trình Thạc sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính |
Học các học phần bổ sung (nếu có) | ||
Biên soạn tài liệu tổng quan | ||
Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu luận án | Biên soạn tài liệu tổng quan (một phần) | |
Thu thập và xử lý dữ liệu của đề tài | Hoàn thiện đề cương nghiên cứu | |
Học các học phần bắt buộc, tự chọn | ||
Thực hiện và báo cáo 3 chuyên đề Tiến sĩ | ||
Viết bài báo để tham dự hội nghị, hội thảo khoa học | ||
Năm thứ 2 | Viết bài báo để tham dự hội nghị, hội thảo khoa học | Biên soạn hoàn thiện tài liệu tổng quan |
Tổng quan về luận án | Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu luận án | |
Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí | Thu thập và xử lý dữ liệu của đề tài | |
Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí trong nước và quốc tế | Học các học phần bồi dưỡng kiến thức | |
Thực hiện và báo cáo 3 chuyên đề Tiến sĩ | ||
Năm thứ 3 | Viết và tổng hợp luận án | Viết bài báo để tham dự hội nghị, hội thảo khoa học |
Bảo vệ luận án ở cấp cơ sở | Biên soạn luận án | |
Bảo vệ luận án cấp nhà nước | Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí | |
Năm thứ 4 | Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí | |
Viết và tổng hợp luận án | ||
Bảo vệ luận án ở cấp cơ sở và cấp Nhà nước |
Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngành phù hợp nhóm 1 | Học phần bổ sung |
Tin học và Kĩ thuật máy tính; Kĩ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Kĩ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ kĩ thuật máy tính; Công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Hệ thống thông tin quản lý; Toán tin; Công nghệ Kĩ thuật điện tử – viễn thông; Phân tích dữ liệu kinh doanh; Công nghệ Kĩ thuật máy tính. | Không |
Ngành phù hợp nhóm 2 | Học phần bổ sung |
Toán ứng dụng; Toán cơ; Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử; Công nghệ Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa; Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa; Kĩ thuật cơ điện tử; Kĩ thuật điện tử – viễn thông; Tự động hóa và Tin học.
| 1- Thiết kế và phát triển hệ thống IoT (IoT system design and development) 2 TC 2- Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence Fundamentals 3 TC 3- Xử lý tín hiệu số nâng cao Advanced Digital Signal Processing 3 TC 4- Phân tích dữ liệu lớn Big Data Analytics 3 TC 5- Các vấn đề ICT hiện đại Advanced Topics in ICT 2 TC |
Các trường hợp đặc biệt khác: Thủ trưởng đơn vị thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá mức độ phù hợp của người dự tuyển với chương trình đào tạo; xác định các học phần cần bổ sung trước khi dự tuyển, đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo và các quy định hiện hành; báo cáo ĐHQGHN trước khi tuyển sinh và chịu trách nhiệm về việc đánh giá chuyên môn này.
- Yêu cầu về chất lượng luận án
– Luận án tiến sĩ được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, khuyến khích có phản biện là các giáo sư hiện đang giảng dạy tại nước ngoài.
– Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là sản phẩm nghiên cứu của chính tác
giả thu được chủ yếu trong thời gian học, chưa được công bố trong các công trình
nghiên cứu nào của người khác, bảo đảm liêm chính học thuật và các quy định hiện
hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác thì
phải trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công
trình khoa học của tập thể trong đó tác giả có đóng góp phần chính thì phải xuất trình
các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể cho phép tác giả sử
dụng kết quả chung để viết luận án. Cụ thể, các yêu cầu về kết quả và nội dung như sau:
+ Chỉ ra được những đóng góp mới về mặt học thuật;
+ Vận dụng những phương pháp, công cụ toán học cơ bản để phân tích các quan điểm, cũng như kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án;
+ Từ kết quả phân tích ở trên, chỉ ra được hướng mới; xây dựng các thuật toán hoặc phương pháp mới, hoặc đề xuất các giải pháp mới có ý nghĩa khoa học để giải quyết các mục tiêu mà luận án đặt ra; đồng thời phải chứng minh chúng bằng lý luận toán học hoặc kết hợp với thực nghiệm máy tính.
– Về hình thức, luận án được viết sử dụng chữ thuộc mã Unicode, loại chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, không quá 200 trang A4 không kể phụ lục, trong đó có cam đoan của nghiên cứu sinh về nội dung luận án; ít nhất 50% số trang trình bày các kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh, gồm các phần với nội dung như:
+ Phần mở đầu: giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài;
+ Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án đã được công bố ở trong và ngoài nước, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu;
+ Nội dung, kết quả nghiên cứu (một hoặc vài chương): trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận và giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và bàn luận;
+ Kết luận và kiến nghị: trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo hoặc những nghiên cứu còn bỏ ngỏ cần đến sự tham gia của cộng đồng;
+ Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án;
+ Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án, kèm theo văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có);
+ Phụ lục (nếu có).
- Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
CĐR 1: Tổng hợp các kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực Tin học và Kĩ thuật máy tính;
CĐR 2. Phát triển các kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu thuộc một lĩnh vực được đào tạo liên quan tới khoa học tính toán, phần cứng, phần mềm và ứng dụng;
CĐR 3. Đánh giá được các vấn đề nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở cấp độ quốc tế và ứng dụng liên ngành rộng rãi;
CĐR 4. Vận dụng được kiến thức về quản trị tổ chức, điều hành, quản lý các công việc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới;
CĐR 5. Lập kế hoạch tổ chức triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ thuộc lĩnh vực tin học và kĩ thuật máy tính trong thực tiễn.
- Yêu cầu về kĩ năng
CĐR 6. Làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển;
CĐR 7. Tăng cường kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn;
CĐR 8. Thành thạo kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển một cách khoa học;
CĐR 9. Phát triển kĩ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra các kết luận, hướng xử lí một cách sáng tạo, độc đáo;
CĐR 10. Thành thạo tiếng Anh để đọc hiểu tài liệu, viết báo cáo khoa học, trao đổi, trình bày vấn đề lưu loát, trôi chảy trong môi trường trong nước và quốc tế.
- Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm
CĐR 11. Nghiên cứu đổi mới sáng tạo, khai phá và tạo ra các tri thức mới;
CĐR 12. Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau;
CĐR 13. Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia;
CĐR 14. Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt người khác;
CĐR 15. Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng, quy trình mới.
CĐR 16: Có phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, trung thực trong khoa học, và đạo đức xã hội.
- Vị trí làm việc của nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp
Giảng viên đại học, giáo viên tại các cơ sở giáo dục trong lĩnh vực Tin học và Kĩ thuật máy tính;
Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu, các bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty;
Chuyên gia nghiên cứu, phát triển các hệ thống công nghệ, điện gia dụng, nhà thông minh, mạch điều khiển trong công nghiệp, vi mạch, chip,…
Chuyên gia cao cấp trong các tập đoàn lớn về Tin học và Kĩ thuật máy tính trong nước và khu vực.
Chủ trì, tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu tầm quốc gia và quốc tế.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (PostDoc) tại các trường đại học, tổ chức nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài;
Tự nghiên cứu và phát triển trong môi trường học thuật, xây dựng các hướng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề trong khoa học và thực tiễn.
- Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
1.1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 129 tín chỉ, trong đó:
– Phần 1: Các học phần bổ sung: 33 tín chỉ
+ Bắt buộc: 21 tín chỉ
+ Tự chọn: 12/44 tín chỉ
– Phần 2: Các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ: 8 tín chỉ
– Phần 3: Chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học: 8 tín chỉ
– Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
– Phần 5: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ
1.2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 96 tín chỉ, trong đó:
– Phần 1: Các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ: 8 tín chỉ.
– Phần 2: Chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học:8 tín chỉ
– Phần 3: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).
– Phần 4: Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ
- Khung chương trình
2.1. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | Số giờ học tập (1) Lý thuyết (2) Thực hành (3) Tự học | Học phần tiên quyết | ||||
I | HỌC PHẦN BỔ SUNG | 33 | |||||||
I.1 | Bắt buộc | 21 | |||||||
1 | PHI5001 | Triết học Philosophy | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
2 | INS6025 | Cơ sở dữ liệu nâng cao Advanced Database Systems | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
3 | INS6026 | Thiết kế hệ thống nhúng Embedded System Design | 3 | 30 | 30 | 90
| |||
4 | INS6027 | Học máy hiện đại và ứng dụng Modern Machine Learning and Applications | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
5 | INS6028 | Xử lý tín hiệu số nâng cao Advanced Digital Signal Processing | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
6 | INS7025 | Phân tích dữ liệu lớn Big Data Analytics | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
7 | INS7030 | An toàn thông tin nâng cao Advanced Information Security | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
I.2 | Tự chọn | 12/44 | |||||||
8 | INS6030 | Các vấn đề ICT hiện đại Advanced Topics in ICT | 2 | 30 | 0 | 70 | |||
9 | INS6029 | Mạng máy tính nâng cao Advanced Computer Networks | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
10 | INS6019 | Điều khiển thiết bị ngoại vi từ máy tính Control of peripheral devices from computer | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
11 | INS6020 | Phát triển ứng dụng điều khiển bằng máy tính Develop Applications from Computer | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
12 | INS6021 | Phát triển phần mềm Software Development | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
13 | INS6022 | Lập trình cho phân tích dữ liệu Programming for Data Analytics | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
14 | INS6024 | Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence Fundamentals | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
15 | INS7026 | Hệ thống điện tử y sinh Biomedical Engineering Systems | 2 | 30 | 0 | 70 | |||
17 | INS6032 | Lập trình gpu và tính toán song song Gpu Programming and Parallel Computing | 2 | 20 | 40 | 60 | |||
18 | INS7027 | Blockchain và ứng dụng Block Chain and Application | 2 | 18 | 24 | 58 | |||
19 | INS7028 | Xử lý ngôn ngữ tự nhiên Natural Language Processing | 2 | 15 | 30 | 55 | |||
20 | INS7029 | Xử lý ảnh số Digital Image Processing | 2 | 17 | 26 | 57 | |||
21 | INS7031 | Phát triển hệ thống erp cho doanh nghiệp Developing Erp Systems for Enterprises | 2 | 26 | 8 | 66 | |||
22 | INS7032 | Thiết kế và phát triển hệ thống IoT IoT Systems Design and Development | 2 | 17 | 26 | 57 | |||
23 | INS7034 | Phương pháp nghiên cứu Research Methodology | 2 | 20 | 20 | 60 | |||
24 | INS7035 | Mô hình và thuật toán tối ưu Optimization Models and Algorithms | 2 | 24 | 12 | 64 | |||
25 | INS7036 | Thông tin lượng tử Quantum Information | 2 | 20 | 20 | 60 | |||
26 | INS7037 | Seminar Seminar | 2 | 20 | 20 | 60 | |||
27 | INS6031 | Thiết kế mạch điện tử số Digital Circuits Design | 2 | 20 | 20 | 60 | |||
II | CÁC HỌC PHẦN TIẾN SĨ | 8 | |||||||
II.1 | Bắt buộc | 5 | |||||||
20 | INS8034 | Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao Advanced research methodology | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
21 | INS8037 | Seminar 2 | 2 | 0 | 20 | 80 | |||
II.2 | Tự chọn | 3/15 | |||||||
22 | INS8024 | Chủ đề về trí tuệ nhân tạo Topics on Artificial Intelligence | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
23 | INS8023 | Chủ đề về khai phá dữ liệu và phân tích dự đoán Topics on Data mining and Predictive Analysis | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
24 | INS8032 | Chủ đề về IoT và phân tích dữ liệu Topics on IoT on data analysis | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
25 | INS8031 | Chủ đề về Kĩ thuật điện tử Topics on Electronics Engineering | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
26 | INS8035 | Chủ đề về tính toán thông minh Topics on Computational Intelligence | 3 | 30 | 30 | 90 | |||
III | CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ, TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | 8 | |||||||
III.1. Chuyên đề tiến sĩ | 6 | ||||||||
27 | INS8030 | Chuyên đề 1 | 2 | 0 | 20 | 80 | |||
28 | INS8033 | Chuyên đề 2 | 2 | 0 | 20 | 80 | |||
29 | INS8036 | Chuyên đề 3 | 2 | 0 | 20 | 80 | |||
III.2 Tiểu luận tổng quan | 2 | ||||||||
30 | INS8038 | Tiểu luận tổng quan Research perspective report | 2 | 0 | 20 | 80 | |||
III.3 Nghiên cứu khoa học | |||||||||
NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội nghị khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. | |||||||||
IV. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO | |||||||||
Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng học kỳ. NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định. Tham gia công tác trợ giảng, giảng dạy thực hành và các hoạt động hỗ trợ đào tạo dưới sự phân công của đơn vị chuyên môn. | |||||||||
V. LUẬN ÁN TIẾN SĨ | |||||||||
31 | INS9001 | Luận án tiến sĩ | 80 | Tiếng Anh hoặc tiếng Việt | |||||
CỘNG | 129 |
2.2. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | Số giờ học tập (1) Lý thuyết (2) Thực hành (3) Tự học | Học phần tiên quyết | |||
I | CÁC HỌC PHẦN TIẾN SĨ | 8 | ||||||
I.1. Bắt buộc | 5 | |||||||
20 | INS8034 | Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao Advanced research methodology | 3 | 30 | 30 | 90 | ||
21 | INS8037 | Seminar 2 | 2 | 0 | 20 | 80 | ||
I.2. Tự chọn | 3/15 | |||||||
22 | INS8024 | Chủ đề về trí tuệ nhân tạo Topics on Artificial Intelligence | 3 | 30 | 30 | 90 | ||
23 | INS8023 | Chủ đề về khai phá dữ liệu và phân tích dự đoán Topics on Data mining and Predictive Analysis | 3 | 30 | 30 | 90 | ||
24 | INS8032 | Chủ đề về IoT và phân tích dữ liệu Topics on IoT on data analysis | 3 | 30 | 30 | 90 | ||
25 | INS8031 | Chủ đề về Kĩ thuật điện tử Topics on Electronics Engineering | 3 | 30 | 30 | 90 | ||
26 | INS8035 | Chủ đề về tính toán thông minh Topics on Computational Intelligence | 3 | 30 | 30 | 90 | ||
II | CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ, TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | 8 | ||||||
II.1. Chuyên đề tiến sĩ | 6 | |||||||
27 | INS8030 | Chuyên đề 1 | 2 | 0 | 20 | 80 | ||
28 | INS8033 | Chuyên đề 2 | 2 | 0 | 20 | 80 | ||
29 | INS8036 | Chuyên đề 3 | 2 | 0 | 20 | 80 | ||
II.2 Tiểu luận tổng quan | 2 | |||||||
30 | INS8038 | Tiểu luận tổng quan Research perspective report | 2 | 0 | 20 | 80 | ||
II.3 Nghiên cứu khoa học | ||||||||
NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội nghị khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. | ||||||||
III. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO | ||||||||
Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng học kỳ. NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định. Tham gia công tác trợ giảng, giảng dạy thực hành và các hoạt động hỗ trợ đào tạo dưới sự phân công của đơn vị chuyên môn. | ||||||||
IV. LUẬN ÁN TIẾN SĨ | ||||||||
31 | INS9001 | Luận án tiến sĩ | 80 | Tiếng Anh hoặc tiếng Việt | ||||
CỘNG | 96 |
Lưu ý: Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
(1): Lí thuyết
(2): Thực hành, Thí nghiệm, Thảo luận
(3): Thực tập, Nghiên cứu, Tự học có kiểm tra đánh giá
Đội ngũ giảng dạy bao gồm các giảng viên cơ hữu người Việt Nam; giảng viên thỉnh giảng đến từ các đơn vị thành viên và trực thuộc của ĐHQGHN và giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường đại học uy tín của Việt Nam; giảng viên nước ngoài trong mạng lưới các trường đại học đối tác của Trường Quốc tế; các học giả quốc tế theo Chương trình thu hút học giả của Khoa; giảng viên nước ngoài tham gia đồng hướng dẫn
Các giảng viên đều có học vị Tiến sĩ trở lên, được đào tạo ở các trường đại học có uy tín trên thế giới; có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu đúng với học phần tham gia giảng dạy trong chương trình; và có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giảng dạy, trao đổi khoa học.
Các giảng viên đều có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu, đã và đang tham gia các dự án nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực chuyên môn của mình. Về thành tích, các giảng viên tham gia chương trình đều có bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế và đều đã từng tham gia các hội thảo quốc tế về lĩnh vực chuyên môn của mình.
Tất cả các học phần đều có 2 giảng viên phụ trách có trình độ chuyên môn cao. Tất cả các học phần giảng dạy bằng tiếng Anh đều có giảng viên giảng dạy có trình độ chuyên môn tốt và giảng dạy tốt bằng tiếng Anh, các giảng viên đều được đào tạo dài hạn tại nước ngoài hoặc các cơ sở đào tạo sử dụng tiếng Anh ở nước ngoài.
PGS. TS. Lê Trung Thành có kinh nghiệm giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực Tin học và Kỹ thuật máy tính chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội.
TT | Mã HP | Tên học phần | Số tín chỉ | Cán bộ giảng dạy | ||||
Họ và tên | Chức danh KH, học vị | Chuyên ngành đào tạo | Đơn vị công tác | Trình độ tiếng Anh
| ||||
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG | ||||||||
1 | PHI 5001 | Triết học Philosophy | 3 | ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN | ||||
2 | INS6018 | Toán kỹ thuật Maths for Engineering | 4 | Nguyễn Hải Thanh | PGS | Toán Tin | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Toán Tin tại Ấn Độ |
Lê Đức Thịnh | TS | Toán | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Toán tại Mỹ | ||||
3 | INS6025 | Cơ sở dữ liệu nâng cao Advanced database systems | 3 | Trần Thị Oanh | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Nhật Bản |
Nguyễn Hà Nam | PGS.TS | CNTT | Viện nghiên cứu cao cấp về Toán | Tiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc | ||||
4 | INS6027 | Học máy hiện đại và ứng dụng Modern Machine Learning and Applications | 3 | Trần Đức Quỳnh | TS | Toán Tin | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Toán Tin tại Pháp |
Hồ Tú Bảo | GS.TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Giáo sư CNTT tại Nhật Bản | ||||
5 | INS6028 | Xử lý tín hiệu số nâng cao Advanced Digital Signal Processing | 3 | Lê Trung Thành | PGS.TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ ĐTVT tại Australia |
Phạm Thị Việt Hương | TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ ĐTVT tại Mỹ | ||||
6 | INS7032 | Thiết kế và phát triển hệ thống IoT IoT system design and development | 2 | Nguyễn Thị Thuỷ | PGS. TS | CNTT | Học viện Nông nghiệp VN | Tiến sĩ tại Áo |
Nguyễn Doãn Đông | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Rumani | ||||
7 | INS6026 | Thiết kế hệ thống nhúng Design embedded systems | 3 | Trần Xuân Tú | PGS.TS | CNTT | Viện CNTT – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Pháp |
Nguyễn Thị Thuỷ | PGS.TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tốt nghiệp Đại học tại Hà Lan | ||||
8 | INS7025 | Phân tích dữ liệu lớn Big Data Analytics | 3 | Nguyễn Hà Nam | PGS.TS | CNTT | Viện nghiên cứu cao cấp về toán | Tiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc |
Lemai Nguyen | PGS.TS | CNTT | Trường Đại học Deakin, Australia | Tiến sĩ CNTT tại Australia | ||||
9 | INS7030 | Cơ sở an toàn thông tin Fundamental Security | 3 | Nguyễn Đại Thọ | TS | CNTT | ĐHCN-ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Pháp |
Vũ Việt Vũ | TS | CNTT | Viện CNTT-ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Pháp | ||||
10 | INS6021 | Phát triển phần mềm Software Development | 3 | Trương Công Đoàn | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc |
Nguyễn Doãn Đông | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Rumani | ||||
11 | INS6023 | Khai phá dữ liệu Data Mining | 3 | Ngô Xuân Bách | PGS.TS | CNTT | Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông | Tiến sĩ CNTT tại Nhật |
Rachel Chung | PGS | CNTT | Đại học Pittsburg – Mỹ | Tiến sĩ CNTT tại Mỹ | ||||
12 | INS6029 | Mạng máy tính nâng cao Advanced Computer Networks | 3 | Nguyễn Hoài Sơn | PGS.TS | CNTT | ĐHCN, ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Nhật |
Chử Đức Hoàng | TS | ĐTVT | Bộ Khoa học Công nghệ | |||||
13 | INS6030 | Các vấn đề ICT hiện đại Advanced Topics in ICT | 2 | Nguyễn Quang Thuận | TS | Tin học | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Toán Tin tại Pháp |
Vũ Việt Vũ | TS | CNTT | Viện CNTT-ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Pháp | ||||
14 | INS6019 | Điều khiển thiết bị ngoại vi từ máy tính Control peripheral devices from computer | 3 | Trần Đức Tân | PGS.TS | ĐTVT | Đại học Phenikaa | |
Chử Đức Hoàng | TS | ĐTVT | Bộ Khoa học Công nghệ | |||||
15 | INS6020 | Phát triển ứng dụng điều khiển bằng máy tính Develop Applications from Computer | 3 | Phạm Thị Việt Hương | TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ ĐTVT tại Mỹ |
Chử Đức Hoàng | TS | ĐTVT | Bộ Khoa học Công nghệ | |||||
16 | INS6022 | Lập trình cho phân tích dữ liệu Programming for Data Analytics | 3 | Nguyễn Thị Thuỷ | PGS. TS | CNTT | Học viện Nông nghiệp VN | Tiến sĩ tại Áo |
Lê Quang Minh | TS | Viện CNTT, ĐHQGHN | ||||||
17 | INS6024 | Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence Fundamentals | 3 | Ngô Xuân Bách | PGS.TS | CNTT | Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông | Tiến sĩ CNTT tại Nhật |
Lê Quang Minh | TS | Viện CNTT, ĐHQGHN | ||||||
18 | INS6032 | Lập trình gpu và tính toán song song Gpu Programming and Parallel Computing | 2 | Trương Công Đoàn | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc |
Lê Đức Hậu | PGS. TS | Vingroup Big Data Institute | ||||||
19 | INS7027 | Blockchain và ứng dụng Block Chain and Application | 2 | Nguyễn Thanh Tùng | PGS. TS
| CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Australia |
Lê Hoàng Sơn | TS | CNTT | Viện CNTT, ĐHQGHN | |||||
20 | INS7031 | Phát triển hệ thống erp cho doanh nghiệp Developing Erp Systems for Enterprises | 2 | Trương Công Đoàn | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc |
Nguyễn Hà Nam | PGS. TS
| CNTT | Viện CNTT, ĐHQGHN | |||||
21 | INS7033 | Lập trình di động Mobile Programming | 2 | Nguyễn Thanh Tùng | PGS. TS
| CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Australia |
Nguyễn Hoài Sơn | PGS. TS
| CNTT | ĐHCN, ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Nhật | ||||
22 | INS7026 | Hệ thống điện tử y sinh Biomedical Engineering Systems | 2 | Trần Anh Vũ | TS | ĐTVT | Đại học Bách Khoa – HN | Tiến sĩ ĐTVT tại Mỹ |
Trần Đức Tân | PGS.TS | ĐTVT | Đại học Phenikaa | |||||
23 | INS7028 | Xử lý ngôn ngữ tự nhiên Natural Language Processing | 2 | Trần Thị Oanh | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Nhật Bản |
Ngô Xuân Bách | PGS.TS | CNTT | Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông | Tiến sĩ CNTT tại Nhật | ||||
24 | INS7029 | Xử lý ảnh số Digital Image Processing | 2 | Trần Anh Vũ | TS | ĐTVT | Đại học Bách Khoa – HN | Tiến sĩ ĐTVT tại Mỹ |
Trần Đức Tân | PGS.TS | ĐTVT | Đại học Phenikaa | |||||
25 | INS6031 | Thiết kế mạch điện tử số Electronic Circuits Design | 2 | Lê Trung Thành | PGS.TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ ĐTVT tại Australia |
Trần Xuân Tú | PGS.TS | CNTT | Viện CNTT – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Pháp | ||||
26 | INS7034 | Phương pháp nghiên cứu Research Methodology | 2 | Nguyễn Hải Thanh | PGS | Toán Tin | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Toán Tin tại Ấn Độ |
Lê Đức Thịnh | TS | Toán | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Toán tại Mỹ | ||||
27 | INS7035 | Mô hình và thuật toán tối ưu Optimization Models and Algorithms | 2 | Trần Đức Quỳnh | TS | Tin học | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Tin học tại Pháp |
Nguyễn Quang Thuận | TS | Tin học | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Tin học tại Pháp | ||||
28 | INS7036 | Thông tin lượng tử Quantum Information | 2 | Lê Trung Thành | PGS.TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ ĐTVT tại Australia |
Đỗ Ngọc Diệp | GS.TS | Toán | Viện Toán | Giáo sư Toán tại Mỹ | ||||
29 | INS7037 | Seminar | 2 | Hồ Tú Bảo | GS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Giáo sư CNTT tại Nhật Bản |
Rachel Chung | PGS | CNTT | Đại học Pittsburg – Mỹ | Tiến sĩ CNTT tại Mỹ | ||||
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN | ||||||||
30 | INS8034 | Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao Advanced research methodology | 3 | Hồ Tú Bảo | GS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Giáo sư CNTT tại Nhật Bản |
Lê Đức Thịnh |
TS
| CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Toán tại Mỹ | ||||
31 | INS8037 | Seminar 2 | 2 | Phạm Thị Việt Hương | TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ ĐTVT tại Mỹ |
Lê Trung Thành | PGS.TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ ĐTVT tại Australia | ||||
32 | INS8024 | Chủ đề về trí tuệ nhân tạo Topics on Artificial Intelligent | 3 | Trần Đức Quỳnh | TS | Tin học | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Tin học tại Pháp |
Nguyễn Doãn Đông | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Rumani | ||||
33 | INS8023 | Chủ đề về khai phá dữ liệu và phân tích dự đoán Topics on Data mining and Predictive Analytics | 3 | Ngô Xuân Bách | PGS.TS | CNTT | Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông | Tiến sĩ CNTT tại Nhật |
Trần Thị Oanh | TS | CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Nhật Bản | ||||
34 | INS8032 | Chủ đề về IoT Topics on IoT | 3 | Nguyễn Thanh Tùng | PGS.TS
| CNTT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ CNTT tại Australia |
Nguyễn Đăng Khoa | TS | CNTT | Đại học Phenikaa | Tiến sĩ CNTT tại Hàn Quốc | ||||
35 | INS8031 | Chủ đề về Kỹ thuật điện tử Topics on Electrical engineering | 3 | Lê Trung Thành | PGS.TS | ĐTVT | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ ĐTVT tại Australia |
Trần Anh Vũ | TS | ĐTVT | Đại học Bách Khoa – HN | Tiến sĩ ĐTVT tại Mỹ | ||||
36 | INS8035 | Chủ đề về tính toán thông minh Topics on Intelligent computing | 3 | Nguyễn Hải Thanh | PGS. TS | Toán | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Toán tại Ấn Độ |
Nguyễn Quang Thuận | TS | Tin học | Trường Quốc tế – ĐHQGHN | Tiến sĩ Tin học tại Pháp |
Phòng Sau đại học, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: (024) 367 20 999
Hotline:
086 658 7468
Website: https://www.is.vnu.edu.vn/tuyen-sinh-sau-dai-hoc/chuyen-trang-tuyen-sinh-tien-si/
Email: tuyensinhtiensi@vnuis.edu.vn